Trong trường hợp Hy Lạp phải rời khỏi Eurozone, hậu quả không chỉ đối với riêng Khu vực đồng tiền chung châu Âu mà nó còn tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế thế giới.
![]() |
Sở dĩ cả châu Âu, hay nói rộng hơn ra là cả thế giới đang "nín thở" chờ kết quả bầu cử tại Hy Lạp bởi, nếu Đảng cánh tả Hy Lạp giành thắng lợi trong cuộc bầu cử này, đồng nghĩa với việc nước này sẽ chấm dứt thỏa thuận cứu trợ với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Điều này cũng đồng nghĩa là Hy Lạp buộc phải rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu. Giới phân tích đánh giá, việc Hy Lạp ra khỏi Eurozone sẽ khiến khu vực này ngay lập tức mất 350-400 tỷ euro, đồng thời gây chấn động cho thị trường tài chính quốc tế.
Chính bởi vậy, EU cũng như các thị trường trên thế giới dường như cũng đã sẵn sàng cho việc ứng phó với mọi kịch bản “hậu bầu cử Hy Lạp”. Trong ảnh: Người dân Hy Lạp đi bỏ phiếu bầu Quốc hội mới (Ảnh: Reuters).
![]() |
Giải thích cho quyết định này, Trưởng phái bộ quan sát viên Liên Hợp Quốc tại Syria, Thiếu tướng Robert Mood cho biết, có hai lý do để đưa ra quyết định trên. Thứ nhất là để đảm bảo an toàn cho các quan sát viên và thứ hai là để phản đối việc "các bên thiếu thiện chí trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình" cho cuộc khủng hoảng hiện nay tại quốc gia Trung Đông này.
Kế hoạch hòa bình “gần như sụp đổ” của Liên Hợp Quốc đang gây sức ép đối với cộng đồng quốc tế trong việc tìm ra một giải pháp khác cho tình hình tại Syria. Phía Mỹ cho biết, họ đang thảo luận với các đồng minh về kế hoạch “chuyển giao chính trị” tại Syria. Giới quan sát cho rằng, Mỹ cũng đang thúc đẩy một nghị quyết mới để tiến hành bỏ phiếu theo một kịch bản tương tự như đã diễn ra tại Libya. Tuy nhiên, kịch bản ấy khó có thể trở thành hiện thực khi không nhận được sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc. Trong ảnh: Các quan sát viên Liên Hợp Quốc chuẩn bị rời khỏi Syria (Ảnh: Reuters).
![]() |
Dự kiến tại Hội nghị Thượng đỉnh này, các bên sẽ thảo luận các giải pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ đang diễn ra tại châu Âu, đồng thời kỳ vọng sẽ đạt được một tiến bộ quan trọng nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đang tác động xấu tới các thị trường tài chính trong nhiều tháng qua. Trong ảnh: Tổng thống Mexico Felipe Calderon phát biểu tại lễ khánh thành Trung tâm tổ chức hội nghị G20 tại Los Cabos (Ảnh: Reuters).
![]() |
Trước những thông tin này, ngày 13/6, tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã lên tiếng bác bỏ. Ông Lưu Vi Dân nhấn mạnh, các doanh nghiệp Trung Quốc không hề xuất khẩu sang Triều Tiên những mặt hàng cấm xuất khẩu theo nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an LHQ cũng như quy định và pháp luật của Trung Quốc. Trong ảnh: Xe chở tên lửa của Triều Tiên bị nghi là được cung cấp bởi Trung Quốc (Ảnh: AP).
![]() |
Vòng đàm phán sắp tới diễn ra trong bối cảnh Israel và Mỹ đe doạ tấn công quân sự chống Iran, cũng như lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Iran của Liên minh châu Âu sắp có hiệu lực. Trong ảnh, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad dự một buổi lễ giới thiệu những dự án hạt nhân mới ở Tehran hôm 15/2 (Ảnh: Reuters).
![]() |
![]() |
Cuộc đối thoại lần này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng về lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc gia tăng, đặc biệt là sau khi một nhóm các nghị sĩ Nhật Bản đã tới thăm quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Đông và việc thành phố Tokyo đang có kế hoạch quyên góp tiền để mua lại quần đảo tranh chấp này. Trong ảnh: Một phần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc (Ảnh: Internet)
![]() |
Trước đó, khi biết vòng 2 của cuộc bầu cử sẽ diễn ra giữa ứng cử viên của Tổ chức anh em Hồi giáo, Mohamed Mursi và cựu Thủ tướng thời tổng thống Mubarak Ahmed Shafiq, nhiều người dân Ai Cập đã trở nên phân vân không biết nên chọn ai. Những người phản đối ứng cử viên Shafiq cho rằng, ông này là đại diện của chế độ cũ và nếu ông này thắng cử thì thành quả của cuộc nổi dậy năm ngoái lại trở về con số không. Trong khi đó những người phản đối ứng cử viên Mursi cho rằng, ông này cùng với Tổ chức anh em Hồi giáo sẽ biến Ai Cập thành một nhà nước Hồi giáo cứng rắn. Trong ảnh: Một người Ai Cập biểu tình bên ngoài Toà án hiến pháp tối cao tại Cairo nhằm phản đối quyết định của toà án cho phép một ứng viên thân chính quyền cũ được tranh cử tổng thống (Ảnh: AFP).
![]() |