Thế giới trước nguy cơ khủng hoảng lương thực do xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Liên Hợp Quốc và giới chuyên gia cảnh báo, thế giới đang đến bên bờ một cuộc khủng hoảng lương thực có thể ảnh hưởng đến hàng triệu người.

Sau hai năm gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, an ninh lương thực toàn cầu lại đối mặt thêm thách thức do cuộc xung đột Nga- Ukraine. Giá một loạt mặt hàng thiết yếu như ngũ cốc, xăng dầu hay phân bón đồng loạt tăng giá và  liên tiếp phá vỡ các kỷ lục. Liên Hợp Quốc và giới chuyên gia cảnh báo, thế giới đang đến bên bờ một cuộc khủng hoảng lương thực có thể ảnh hưởng đến hàng triệu người.

Giá khí đốt tự nhiên tăng cao kỷ lục đã buộc Yara International một trong những công ty sản xuất và kinh doanh phân bón hàng đầu thế giới phải cắt giảm sản xuất amoniac và ure ở châu Âu xuống còn 45% công suất. Việc cắt giảm hai thành phầm thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp này dự báo sẽ tác động mạnh đến nguồn cung lương thực toàn cầu.

Theo Giám đốc điều hành Svein Tore Holsether, vấn đề không phải là liệu chúng ta có sắp hứng chịu một cuộc khủng hoảng lương thực hay không, mà đó là cuộc khủng hoảng sẽ lớn như thế nào.

Hai tuần sau khi xung đột Nga- Ukraine nổ ra, giá các sản phẩm nông nghiệp chủ chốt được sản xuất ở khu vực này đã tăng chóng mặt, đặc biệt là lúa mì, vốn không thể thiếu trong mỗi hộ gia đình.  Nguồn cung từ Nga và Ucraina, chiếm tới gần 30% thương mại lúa mì toàn cầu, đang đứng trước rủi ro lớn do chiến sự leo thang. Giá lúa mì đã tăng cao nhất mọi thời đại vào đầu tuần này.

Trong khi đó, phân bón, mặt hàng thiết yếu để người nông dân đạt được mục tiêu năng suất, lại chưa bao giờ đắt đỏ như lúc này do nguồn cung từ Nga đang bị ngưng lại. Theo Chuyên gia Maximo Torero của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), thực trạng trên đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về an ninh lương thực toàn cầu. Không chỉ lúa mì hay phân bón, khí đốt tự nhiên, giá ngô, đậu nành và dầu thực vật cũng leo thang.

“Vấn đề lớn mà chúng ta phải đối mặt đó là giá phân bón đã tăng cao đáng kể trong tháng trước và có thể trở nên trầm trọng hơn do giá năng lượng không ngừng leo thang và ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Đó là vấn đề trong ngắn hạn nhưng cũng là nguy cơ dài hạn vì có thể ảnh hưởng đến nguồn cung trong năm tới. Điều này thực sự tạo ra vấn đề đối với nguồn cung ngũ cốc và tất cả những loại thực phẩm cho thế giới trong năm tới", ông Torero nói.

Ngay cả các nước phương Tây có điều kiện tiếp cận nguồn cung nông sản tốt hơn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Người tiêu dùng ở những quốc gia này đã phải chi hơn cho lương thực và thực phẩm vì giá cả tăng cao. Bất chấp cam kết của G7 làm những gì cần thiết để ngăn chặn và ứng phó với một cuộc khủng hoảng lương thực, nhiều quốc gia đang co cụm cho thị trường nội địa do lo ngại tình trạng thiếu lương thực. Mới đây nhất, Ai Cập đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, bột mì, đậu lăng và đậu nành trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về dự trữ lương thực ở quốc gia đông dân nhất thế giới Ả Rập.

Ngay cả trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, hệ thống lương thực toàn cầu đã trở nên căng thẳng. Chuỗi cung ứng không ổn định, cùng với thời tiết bất thường đã đẩy giá lương thực lên cao nhất trong một thập kỷ. Khả năng chi trả của người tiêu dùng cũng là một vấn đề lớn vì đại dịch COVID-19 đã khiến hàng triệu người mất việc làm.

Theo ước tính của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc, cuộc xung đột ở Ukraine có thể khiến giá lương thực và thực phẩm quốc tế tăng từ 8% đến 20%. Và bất kỳ sự gián đoạn nghiêm trọng nào đối với sản xuất và xuất khẩu từ Nga và Ukraine chắc chắn sẽ còn khiến giá cả leo thang và nghiêm trọng hơn là làm xói mòn an ninh lương thực cho hàng triệu người./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc xung đột Nga - Ukraine: Cơ hội nào cho ngoại giao?
Cuộc xung đột Nga - Ukraine: Cơ hội nào cho ngoại giao?

VOV.VN - Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước sang tuần thứ 3 liên tiếp và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong khi đó mọi nỗ lực ngoại giao tới nay đều không đạt tiến triển rõ rệt.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine: Cơ hội nào cho ngoại giao?

Cuộc xung đột Nga - Ukraine: Cơ hội nào cho ngoại giao?

VOV.VN - Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước sang tuần thứ 3 liên tiếp và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong khi đó mọi nỗ lực ngoại giao tới nay đều không đạt tiến triển rõ rệt.

Doanh nghiệp Việt cần nâng cao khả năng tự chủ trước tác động từ xung đột Nga-Ukraine
Doanh nghiệp Việt cần nâng cao khả năng tự chủ trước tác động từ xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Trước tác động của chiến sự Nga-Ukraine, để khắc phục những khó khăn trong ngắn hạn, cũng như nắm bắt được cơ hội trong dài hạn, DN cần nâng cao khả năng chống chịu trước tác động của cuộc khủng hoảng.

Doanh nghiệp Việt cần nâng cao khả năng tự chủ trước tác động từ xung đột Nga-Ukraine

Doanh nghiệp Việt cần nâng cao khả năng tự chủ trước tác động từ xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Trước tác động của chiến sự Nga-Ukraine, để khắc phục những khó khăn trong ngắn hạn, cũng như nắm bắt được cơ hội trong dài hạn, DN cần nâng cao khả năng chống chịu trước tác động của cuộc khủng hoảng.

Nga và Belarus tuyên bố xung đột Ukraine có thể “được giải quyết bất cứ lúc nào”
Nga và Belarus tuyên bố xung đột Ukraine có thể “được giải quyết bất cứ lúc nào”

VOV.VN - Trong cuộc gặp tại Moscow ngày 11/3, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận về tiến trình đàm phán nhằm giải quyết xung đột giữa Nga và Ukraine hiện nay.

Nga và Belarus tuyên bố xung đột Ukraine có thể “được giải quyết bất cứ lúc nào”

Nga và Belarus tuyên bố xung đột Ukraine có thể “được giải quyết bất cứ lúc nào”

VOV.VN - Trong cuộc gặp tại Moscow ngày 11/3, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận về tiến trình đàm phán nhằm giải quyết xung đột giữa Nga và Ukraine hiện nay.

“Mỹ không thể để xung đột Nga-Ukraine leo thang thành chiến tranh hạt nhân”
“Mỹ không thể để xung đột Nga-Ukraine leo thang thành chiến tranh hạt nhân”

VOV.VN - Cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cho rằng, Washington cần hết sức cẩn trọng tránh để xảy ra xung đột trực tiếp với Nga – một cường quốc hạt nhân và không thể cho phép điều này leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân.

“Mỹ không thể để xung đột Nga-Ukraine leo thang thành chiến tranh hạt nhân”

“Mỹ không thể để xung đột Nga-Ukraine leo thang thành chiến tranh hạt nhân”

VOV.VN - Cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cho rằng, Washington cần hết sức cẩn trọng tránh để xảy ra xung đột trực tiếp với Nga – một cường quốc hạt nhân và không thể cho phép điều này leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Xung đột Nga-Ukraine vẽ lại bản đồ địa chính trị châu Âu
Xung đột Nga-Ukraine vẽ lại bản đồ địa chính trị châu Âu

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng cần phải suy nghĩ về cách thức vẽ lại bản đồ địa chính trị của châu Âu trong tương lai sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.

Xung đột Nga-Ukraine vẽ lại bản đồ địa chính trị châu Âu

Xung đột Nga-Ukraine vẽ lại bản đồ địa chính trị châu Âu

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng cần phải suy nghĩ về cách thức vẽ lại bản đồ địa chính trị của châu Âu trong tương lai sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.