Thêm một bước tiến lớn cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên

VOV.VN - Phá hủy bãi thử Sohae, Triều Tiên đã tiến thêm một bước để xây dựng lòng tin về phi hạt nhân hóa và hòa bình cho Bán đảo Triều Tiên.

Chỉ trong 2 ngày qua, Bán đảo Triều Tiên đã liên tiếp chứng kiến những diễn biến tích cực, cho thấy thiện chí của cả Triều Tiên và Hàn Quốc tiến tới giảm căng thẳng, cùng nhau đi đến một Bán đảo Triều Tiên hòa bình, ổn định và phi hạt nhân hóa.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Getty

Ngay sau những thông tin về việc Triều Tiên bắt đầu tháo dỡ bãi thử tên lửa Sohae, thì phía Hàn Quốc ngày 24/7 cũng thông báo sẽ cắt giảm sự hiện diện quân sự dọc biên giới liên Triều.

Trang mạng 38 độ Bắc vừa công bố những hình ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên đã bắt đầu phá hủy các cơ sở hạ tầng quan trọng tại bãi thử tên lửa Sohae, một dấu hiệu dường như cho thấy nước này đã tiến thêm một bước hướng tới việc từ bỏ các chương trình tên lửa và hạt nhân. Đây cũng là một trong những động thái quan trọng nhất của Triều Tiên kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử tháng trước tại Singapore giữa Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo báo cáo của nhóm giám sát Triều Tiên 38 độ Bắc, có trụ sở tại Washington, Mỹ, bãi thử Sohae đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các công nghệ nhằm phục vụ cho chương trình tên lửa của Triều Tiên. Chính vì thế, những nỗ lực này của Bình Nhưỡng là một biện pháp quan trọng nhằm gây dựng lòng tin.

Trong một phản ứng mới nhất, Giám đốc Văn phòng An ninh quốc gia thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc, ông Nam Gwan-pyo ngày 24/7 cho biết, Tổng thống Moon Jae-in đã được các cơ quan tình báo thông tin về việc phá hủy căn cứ Sohae, song không nêu chi tiết. Theo ông Nam Gwan-pyo, dường như Triều Tiên đang dần hướng tới phi hạt nhân hóa.

Như một câu trả lời cho những bước đi tích cực của phía Triều Tiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cùng ngày cho biết đang thúc đẩy kế hoạch “thử nghiệm” cắt giảm sự hiện diện quân sự dọc biên giới liên Triều, bao gồm việc giảm bớt số binh sĩ và các thiết bị tại các đồn canh gác. Đây cũng là một phần kết quả đạt được tại Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 4, nhằm chấm dứt các hành động thù địch và giảm căng thẳng.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng một lần nữa khẳng định sẽ thúc đẩy kế hoạch biến khu vực Đường giới hạn phía Bắc, ranh giới trên biển giữa hai nước thành “một vùng biển hòa bình”, cũng như thiết lập khu vực đánh bắt cá chung cho người dân hai nước. Mục đích của kế hoạch này là nhằm ngăn chặn xung đột hải quân và đảm bảo an toàn cho hoạt động đánh bắt, chế biến hải sản.

Báo cáo của Nhóm 38 độ Bắc đưa ra trong bối cảnh những dấu hỏi ngày một lớn dần về thiện chí thực sự của Triều Tiên từ bỏ các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân, cũng như hướng tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên như đã cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh tại Singapore tháng trước. Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ Dan Coates mới đây nhận định, nếu xét về góc độ kỹ thuật, Triều Tiên có thể phá hủy kho vũ khí và các chương trình hạt nhân, tên lửa của mình trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, ông Dan Coates cũng nói rằng, ông không tin Triều Tiên sẽ giữ đúng cam kết của mình trong vấn đề phi hạt nhân hóa.

“Về mặt kỹ thuật, Triều Tiên có thể phá hủy các chương trình hạt nhân và tên lửa của mình trong vòng 1 năm. Tôi nghĩ Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng đã từng nói rõ rằng, đây là một tiến trình khó khăn và sẽ mất một thời gian. Ông Pompeo cũng dự kiến một khung thời gian dài hơn, song điều này còn phụ thuộc vào các bước đi của Triều Tiên nhằm tạo cho chúng ta sự tin tưởng, cũng như cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, đây là một tiến trình phức tạp hơn so với suy nghĩ của hầu hết mọi người”, ông Dan Coates nói.

Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 23/7 nhấn mạnh, bất cứ cơ chế hòa bình nào với Triều Tiên sẽ chỉ có được sau khi Triều Tiên đã bãi bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Người phát ngôn này khẳng định, Mỹ cam kết xây dựng một cơ chế hòa bình với mục tiêu thay thế Hiệp định đình chiến bằng một Hiệp ước hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng đã phi hạt nhân hóa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triều Tiên muốn Mỹ hành động cụ thể trước khi tiến hành phi hạt nhân hóa
Triều Tiên muốn Mỹ hành động cụ thể trước khi tiến hành phi hạt nhân hóa

VOV.VN - Tiếp tục đàm phán Mỹ-Triều sẽ là điểm mấu chốt khi Washington sẵn sàng có hành động cụ thể và muốn tiến tới một Hiệp ước hòa bình với Triều Tiên.

Triều Tiên muốn Mỹ hành động cụ thể trước khi tiến hành phi hạt nhân hóa

Triều Tiên muốn Mỹ hành động cụ thể trước khi tiến hành phi hạt nhân hóa

VOV.VN - Tiếp tục đàm phán Mỹ-Triều sẽ là điểm mấu chốt khi Washington sẵn sàng có hành động cụ thể và muốn tiến tới một Hiệp ước hòa bình với Triều Tiên.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: “Tiền đề” để chấm dứt chiến tranh Triều Tiên
Thượng đỉnh Mỹ-Triều: “Tiền đề” để chấm dứt chiến tranh Triều Tiên

VOV.VN - Cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều là thời khắc lịch sử, có thể chấm dứt tình trạng đối đầu quân sự giữa các bên kể từ sau chiến tranh Triều Tiên.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: “Tiền đề” để chấm dứt chiến tranh Triều Tiên

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: “Tiền đề” để chấm dứt chiến tranh Triều Tiên

VOV.VN - Cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều là thời khắc lịch sử, có thể chấm dứt tình trạng đối đầu quân sự giữa các bên kể từ sau chiến tranh Triều Tiên.

Truyền thông Triều Tiên: Mỹ nhất trí bãi bỏ trừng phạt Triều Tiên
Truyền thông Triều Tiên: Mỹ nhất trí bãi bỏ trừng phạt Triều Tiên

VOV.VN - Truyền thông Triều Tiên cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí bãi bỏ lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.

Truyền thông Triều Tiên: Mỹ nhất trí bãi bỏ trừng phạt Triều Tiên

Truyền thông Triều Tiên: Mỹ nhất trí bãi bỏ trừng phạt Triều Tiên

VOV.VN - Truyền thông Triều Tiên cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí bãi bỏ lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.

Mỹ đe dọa trừng phạt công ty nước ngoài tuyển dụng lao động Triều Tiên
Mỹ đe dọa trừng phạt công ty nước ngoài tuyển dụng lao động Triều Tiên

VOV.VN - Hiện có 42 quốc gia và vùng lãnh thổ chấp nhận lao động Triều Tiên, trong đó, Trung Quốc và Nga có số lao động Triều Tiên nhiều nhất.

Mỹ đe dọa trừng phạt công ty nước ngoài tuyển dụng lao động Triều Tiên

Mỹ đe dọa trừng phạt công ty nước ngoài tuyển dụng lao động Triều Tiên

VOV.VN - Hiện có 42 quốc gia và vùng lãnh thổ chấp nhận lao động Triều Tiên, trong đó, Trung Quốc và Nga có số lao động Triều Tiên nhiều nhất.