Thiếu cam kết từ các ông lớn trong hợp tác nghiên cứu vaccine toàn cầu

VOV.VN - Trong hội nghị trực tuyến mới đây do EU và Na Uy tổ chức, các nước lớn vẫn chưa cam kết nhiều về nghiên cứu vaccine chống Covid-19.

Nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế hôm 4/5 cam kết đóng góp 8 tỉ USD để hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu sản xuất và phân phối vaccine phòng chống virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, hội nghị trực tuyến này thiếu vắng cam kết của những nước lớn như Mỹ, Trung Quốc hay Nga, bất chấp đang diễn ra cuộc đua hàng tỉ đôla đổ vào hoạt động nghiên cứu vaccine trong nước. Điều này đặt ra câu hỏi về vấn đề trách nhiệm hay cuộc đua cơ hội để kiếm tiền của các nước giữa đại dịch.

covid_19_corona_wgno_imqx.jpg
(Ảnh minh họa của Wgno)

Trong số những quốc gia đóng góp lớn tại hội nghị lần này có Na Uy là 1 tỷ USD, Nhật Bản đóng góp 800 triệu USD, Đức 525 triệu euro, Italy và Tây Ban Nha cho biết sẽ đóng góp hơn 1 triệu euro… Cam kết tại hội nghị trực tuyến do Liên minh châu Âu và Na Uy đồng tổ chức thiếu 100 triệu USD so với kêu gọi ban đầu, nhưng dự kiến có thêm các cam kết được đưa ra trong những ngày sắp tới.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyeus hối thúc các nước tiếp tục cùng chung tay đối phó với Đại dịch: “Chúng ta phải đi cùng nhau và chúng ta sẽ chiến thắng. Cuộc chiến tìm kiếm vaccine là kết quả của sự đoàn kết quốc gia, đoàn kết toàn cầu và là chiến thắng của tinh thần nhân loại”.

Điều đáng nói là trong nỗ lực chung toàn cầu này đang thiếu vắng những ông lớn là Mỹ, Trung Quốc và Nga - các quốc gia vốn đã đối mặt với hậu quả nghiêm trọng do dịch Covid-19 gây ra.  Trung Quốc cũng tham dự Hội nghị trực tuyến nhưng chỉ cử đại diện ở cấp Đại sứ. Không nêu cụ thể lý do không tham gia hội nghị trực tuyến, một quan chức Mỹ cho biết nước này đang trong quá trình cung cấp 2,4 tỷ USD hỗ trợ nhân đạo, kinh tế và y tế toàn cầu đối phó với dịch Covid-19. Mỹ sẽ tiếp tục duy trì khoản đóng góp đáng kể cho cuộc chiến của thế giới chống Covid-19.

Tổng thống Pháp Emanuel Macron hôm 4/5 bày tỏ tin tưởng vào việc Mỹ sẽ tham gia nỗ lực toàn cầu nghiên cứu vaccine: “Hôm nay nước Mỹ có thể đứng bên lề. Tuy nhiên sẽ không có cách nào có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và làm chậm lại sáng kiến của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận với phía Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ và Pháp đã thảo luận và tôi cũng đã thảo luận với nhà lãnh đạo Mỹ. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục đối thoại, thậm chí cả ở cấp doanh nghiệp”.

Không tham gia hội nghị lần này nhưng Mỹ hay Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia khác đang đổ hàng tỷ USD chạy đua phát triển vaccine cho quốc gia thay vì đóng góp cùng cộng đồng quốc tế. Điều này đặt ra câu hỏi về vấn đề trách nhiệm hay cuộc đua để kiểm tiền trước đại dịch. Với quốc gia hay Hãng dược phẩm nào tìm ra vaccine hiệu quả chống Covid-19 sẽ giúp mang lại danh tiếng cũng như lợi nhuận khổng lồ trong bối cảnh đại dịch hiện nay. Tuy vậy, Covid-19 là một mối đe dọa chung. Do đó việc sản xuất vaccine vì lợi ích chung cho toàn cầu và sau đó là nên được chia sẻ ra toàn thế giới. Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng tìm kiếm vaccine là "nỗ lực chung khẩn cấp nhất”.

Tuy nhiên điều quan trọng là tất cả người dân thế giới đều có quyền tiếp cận công bằng với những loại vaccine mới: “Khi chúng ta tìm ra vaccine, điều quan trọng là phải phân phát đến tất cả những người cần nó. Các cơ quan dược phẩm, các nước cần phải hợp tác cùng nhau. Cần một nỗ lực  toàn cầu chứ không đơn lẻ một quốc gia hay một hãng dược phẩm nào có thể thực hiện điều này một mình. Đây không phải là cuộc đua giữa các quốc gia và chúng ta phải hợp tác cùng nhau để giành chiến thắng”.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết có hơn 70 loại vaccine trong số 115 vaccine đã, đang được nghiên cứu và thử nghiệm, trong đó có nhiều loại được thử nghiệm trên người, tức thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1. Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây lạc quan khi tuyên bố rằng Mỹ sẽ có vaccine vào cuối năm nay. Tuy nhiên, Liên minh Vaccine toàn cầu cho rằng sẽ khó có vaccine chống Covid-19 sớm, thậm chí hiện cũng không có gì chắc chắn rằng có thể tìm ra loại vaccine này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khối Visegrad cam kết tài trợ 3 triệu Euro cho nghiên cứu vaccine Covid-19
Khối Visegrad cam kết tài trợ 3 triệu Euro cho nghiên cứu vaccine Covid-19

VOV.VN - Thủ tướng Ba Lan cho rằng đây sẽ là một bước đi có ý nghĩa lớn trong một mục tiêu chung của Liên minh châu Âu trước đại dịch Covid-19.

Khối Visegrad cam kết tài trợ 3 triệu Euro cho nghiên cứu vaccine Covid-19

Khối Visegrad cam kết tài trợ 3 triệu Euro cho nghiên cứu vaccine Covid-19

VOV.VN - Thủ tướng Ba Lan cho rằng đây sẽ là một bước đi có ý nghĩa lớn trong một mục tiêu chung của Liên minh châu Âu trước đại dịch Covid-19.

Châu Âu hy vọng Mỹ tham gia nghiên cứu vaccine ngừa Covid-19
Châu Âu hy vọng Mỹ tham gia nghiên cứu vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) đã kêu gọi và bày tỏ hy vọng Mỹ tham gia nỗ lực toàn cầu nhằm tài trợ cho nghiên cứu vaccine ngừa Covid-19.

Châu Âu hy vọng Mỹ tham gia nghiên cứu vaccine ngừa Covid-19

Châu Âu hy vọng Mỹ tham gia nghiên cứu vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) đã kêu gọi và bày tỏ hy vọng Mỹ tham gia nỗ lực toàn cầu nhằm tài trợ cho nghiên cứu vaccine ngừa Covid-19.

Na Uy đóng góp 1 tỷ USD cho quỹ nghiên cứu vaccine phòng dịch Covid-19
Na Uy đóng góp 1 tỷ USD cho quỹ nghiên cứu vaccine phòng dịch Covid-19

VOV.VN -Na Uy vừa góp 1 tỷ USD cho quỹ nghiên cứu vaccine phòng dịch Covid-19 cũng như các lọai vaccine chống các dịch bệnh khác.

Na Uy đóng góp 1 tỷ USD cho quỹ nghiên cứu vaccine phòng dịch Covid-19

Na Uy đóng góp 1 tỷ USD cho quỹ nghiên cứu vaccine phòng dịch Covid-19

VOV.VN -Na Uy vừa góp 1 tỷ USD cho quỹ nghiên cứu vaccine phòng dịch Covid-19 cũng như các lọai vaccine chống các dịch bệnh khác.