Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo có thể lại chặn Thụy Điển, Phần Lan gia nhập NATO

VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhấn mạnh Phần Lan và Thụy Điển phải đáp ứng yêu cầu của Ankara về việc dẫn độ các nghi phạm khủng bố.

Hai ngày sau khi tuyên bố ngừng phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể chặn quá trình này nếu hai nước Bắc Âu không đáp ứng đầy đủ kỳ vọng của Ankara.

Phát biểu tại hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha ngày 30/6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói rằng thỏa thuận 10 điều khoản với Thụy Điển và Phần Lan là một chiến thắng đối với Thổ Nhĩ Kỳ và giải quyết tất cả những vấn đề “nhạy cảm” giữa họ.

Ông Erdogan cảnh báo rằng nếu hai nước Bắc Âu không thực hiện cam kết, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ có thể từ chối phê chuẩn thỏa thuận ba bên đã đạt được hôm 28/6.

“Thỏa thuận này sẽ không có hiệu lực nếu chúng tôi không thông qua tại quốc hội. Đầu tiên, Thụy Điển và Phần Lan phải hoàn thành nhiệm vụ của họ và những nhiệm vụ đó đã được ghi trong văn bản thỏa thuận. Nhưng nếu họ không thực hiện những điều này, tất nhiên chúng tôi cũng sẽ không trình lên quốc hội”, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói.

Ông Erdogan đặc biệt nhấn mạnh việc Thụy Điển và Phần Lan phải đáp ứng yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về việc dẫn độ các nghi phạm khủng bố có liên kết với đảng Công nhân người Kurd (PKK) hoặc mạng lưới của giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen.

NATO đã chính thức mời Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ rút lại việc phản đối hai nước Bắc Âu gia nhập.

“Hôm nay, chúng tôi quyết định mời Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của NATO và đồng ý ký kết các nghị định thư gia nhập”, các lãnh đạo NATO ra tuyên bố chung từ hội nghị Thượng đỉnh ở Madrid, Tây Ban Nha hôm 29/6.

Thụy Điển và Phần Lan cần được 30 thành viên NATO chấp thuận trước khi trở thành thành viên của liên minh.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, đất nước của ông sẽ khởi động việc phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển và Phần Lan trong tuần này và quá trình này sẽ diễn ra nhanh chóng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bốn điểm trong chiến lược mới của NATO
Bốn điểm trong chiến lược mới của NATO

VOV.VN - Trong tài liệu "Khái niệm chiến lược mới" vừa được NATO công bố hôm 29/6 gồm 4 điểm, trong đó coi Nga là mối đe dọa trực tiếp còn Trung Quốc là đối thủ.

Bốn điểm trong chiến lược mới của NATO

Bốn điểm trong chiến lược mới của NATO

VOV.VN - Trong tài liệu "Khái niệm chiến lược mới" vừa được NATO công bố hôm 29/6 gồm 4 điểm, trong đó coi Nga là mối đe dọa trực tiếp còn Trung Quốc là đối thủ.

Thổ Nhĩ Kỳ trở lại là thành viên tin cậy của NATO hay vẫn chỉ tìm lợi ích riêng?
Thổ Nhĩ Kỳ trở lại là thành viên tin cậy của NATO hay vẫn chỉ tìm lợi ích riêng?

VOV.VN - NATO ngày 29/6 đã chính thức mời Phần Lan và Thụy Điển gia nhập khối. Quyết định được đưa ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ rút lại phản đối hai nước Bắc Âu này gia nhập. Những gì diễn ra đã phơi bày rạn nứt vẫn luôn âm ỉ trong nội bộ liên minh.

Thổ Nhĩ Kỳ trở lại là thành viên tin cậy của NATO hay vẫn chỉ tìm lợi ích riêng?

Thổ Nhĩ Kỳ trở lại là thành viên tin cậy của NATO hay vẫn chỉ tìm lợi ích riêng?

VOV.VN - NATO ngày 29/6 đã chính thức mời Phần Lan và Thụy Điển gia nhập khối. Quyết định được đưa ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ rút lại phản đối hai nước Bắc Âu này gia nhập. Những gì diễn ra đã phơi bày rạn nứt vẫn luôn âm ỉ trong nội bộ liên minh.

Phần Lan và Thụy Điển có thể gia nhập NATO: Bước ngoặt cho an ninh châu Âu
Phần Lan và Thụy Điển có thể gia nhập NATO: Bước ngoặt cho an ninh châu Âu

VOV.VN - Sau nhiều tuần căng thẳng và bế tắc, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý bật đèn xanh để hai nước còn lại gia nhập NATO. Bước tiến này đã giúp giới chức NATO “thở phào” và cũng là bước ngoặt cho cục diện an ninh châu Âu.

Phần Lan và Thụy Điển có thể gia nhập NATO: Bước ngoặt cho an ninh châu Âu

Phần Lan và Thụy Điển có thể gia nhập NATO: Bước ngoặt cho an ninh châu Âu

VOV.VN - Sau nhiều tuần căng thẳng và bế tắc, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý bật đèn xanh để hai nước còn lại gia nhập NATO. Bước tiến này đã giúp giới chức NATO “thở phào” và cũng là bước ngoặt cho cục diện an ninh châu Âu.