Thổ Nhĩ Kỳ quyết đưa quân đến Libya: Bước đi đầy rủi ro

VOV.VN - Tổng thống Erdogan nhấn mạnh, nước này đang điều quân tới Libya nhằm đảm bảo sự tồn vong và ổn định của chính phủ hợp pháp của Libya.

Hôm qua (16/1), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố quốc gia này đang điều quân tới Libya để hỗ trợ Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) ở Tripoli, được Liên Hợp Quốc công nhận tại Libya. Động thái này của Thổ Nhĩ Kỳ có thể khiến tình hình tại Libya thêm căng thẳng trong bối cảnh quốc tế đang nỗ lực thúc đẩy các kênh đối thoại nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng tại Libya.

Xung đột ở Libya. Ảnh: BBC.

Phát biểu tại hội nghị tổng kết thường niên năm 2019, Tổng thống Erdogan nhấn mạnh, nước này đang điều quân tới Libya nhằm đảm bảo sự tồn vong và ổn định của chính phủ hợp pháp của quốc gia này. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục điều động mọi phương tiện và năng lực chính trị, thương mại, nhân đạo, ngoại giao và quân đội để đảm bảo an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ.

"Phe quân đội miền Đông Libya đã không ký thỏa thuận ngừng bắn mà rời khỏi Moscow. Chúng ta sẽ theo dõi các diễn biến giữa lực lượng của ông Háp-ta và chính phủ hợp pháp Libya. Nếu ông Haftar tấn công thì chúng ta sẽ dạy cho ông ta một bài học xứng đáng”, ông Erdogan nói.

Cũng trong bài phát biểu này, Tổng thống Erdogan khẳng định, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu hoạt động khoan và khai thác dầu khí ở các giếng dầu ở Đông Địa Trung Hải, nằm trong khu vực đã được Thổ Nhĩ Kỳ và Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA) ký kết thỏa thuận về phân định quyền tài phán trên biển giữa hai nước hồi tháng 11/2019.

Đây được cho là phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ sau khi cuộc đàm phán tại Moscow của hai bên đối địch ở Libya nhằm cố gắng đi đến một thỏa thuận ngừng bắn với vai trò trung gian của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thất bại. Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Tướng Haftar đã rời khỏi thủ đô Moscow của Nga mà không ký kết thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt 9 tháng xung đột tại thủ đô Tripoli sau khi lực lượng Quân đội miền Đông Libya phát động tấn công vùng lãnh thổ đang nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya.

Hồi đầu tháng 1/2020, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua kế hoạch đưa quân tới Libya để hỗ trợ Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya chống lại các vụ tấn công của Quân đội miền Đông Libya (LNA) do Tướng Khalifa Haftar đứng đầu, ủng hộ chính quyền ở miền Đông.

Trước tình hình xung đột tại Libya, cộng đồng quốc tế hiện đang nỗ lực thúc đẩy các kênh đối thoại để tìm cách tháo gỡ cuộc khủng hoảng tại nước này. Ngày 14/1 vừa qua, Chính phủ Đức thông báo tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh về cuộc xung đột tại Libya vào cuối tuần này. Nước chủ nhà đã mời đại diện 11 quốc gia, trong đó có Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, tới tham dự hội nghị. Đức cũng mời đại diện của các bên đối lập tại Libya, gồm Tướng Haftar và người đứng đầu Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya Fayez al-Sarraj, nhưng chưa nhận được phản hồi từ hai bên. Cho tới nay, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chấp nhận lời mời tham dự hội nghị tại Berlin.

Libya hiện đang trong tình trạng chia rẽ chính trị và bạo lực leo thang kể từ sau cuộc chính biến năm 2011 lật đổ nhà lãnh đạo Moamer Gadhafi. Tại nước này đang tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng. Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya  được quốc tế công nhận hoạt động ở thủ đô Tripoli và được các nhóm dân quân hậu thuẫn. Trong khi đó, lực lượng Quân đội miền Đông Libya do Tướng Haftar đứng đầu ủng hộ chính quyền ở miền Đông. Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya được Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar ủng hộ, trong khi Tướng Haftar được Ai Cập và UAE hỗ trợ và nhận được sự ủng hộ chính trị từ Mỹ, Nga và Pháp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đàm phán tại Moscow liệu có đem lại cơ hội hòa bình cho Libya?
Đàm phán tại Moscow liệu có đem lại cơ hội hòa bình cho Libya?

VOV.VN - Cuộc đàm phán hòa bình do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian là bước đi quan trọng trong nỗ lực chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu tại Libya.

Đàm phán tại Moscow liệu có đem lại cơ hội hòa bình cho Libya?

Đàm phán tại Moscow liệu có đem lại cơ hội hòa bình cho Libya?

VOV.VN - Cuộc đàm phán hòa bình do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian là bước đi quan trọng trong nỗ lực chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu tại Libya.

Đàm phán tiến triển nhưng chưa đạt được ngừng bắn vô điều kiện ở Libya
Đàm phán tiến triển nhưng chưa đạt được ngừng bắn vô điều kiện ở Libya

VOV.VN - Chưa có đột phá trong đạt được thỏa thuận ngừng bắn vô điều kiện ở Libya dù có những tiến triển tốt.

Đàm phán tiến triển nhưng chưa đạt được ngừng bắn vô điều kiện ở Libya

Đàm phán tiến triển nhưng chưa đạt được ngừng bắn vô điều kiện ở Libya

VOV.VN - Chưa có đột phá trong đạt được thỏa thuận ngừng bắn vô điều kiện ở Libya dù có những tiến triển tốt.

Nga tổ chức đàm phán hòa bình giữa các lãnh đạo đối lập Libya
Nga tổ chức đàm phán hòa bình giữa các lãnh đạo đối lập Libya

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này tổ chức đàm phán hòa bình giữa các nhà lãnh đạo đối lập Libya tại Moscow vào ngày 13/1.

Nga tổ chức đàm phán hòa bình giữa các lãnh đạo đối lập Libya

Nga tổ chức đàm phán hòa bình giữa các lãnh đạo đối lập Libya

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này tổ chức đàm phán hòa bình giữa các nhà lãnh đạo đối lập Libya tại Moscow vào ngày 13/1.