Thỏa thuận hạt nhân Iran mở đầu cuộc chiến cam go tại Quốc hội Mỹ

VOV.VN - Thỏa thuận khung đạt được hôm 2/4 về chương trình hạt nhân Iran được xem là thắng lợi ngoại giao và là dấu ấn quan trọng của ông Obama.

Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng đặt chính quyền của ông Obama trước nhiều thách thức, đó là sự phản đối mạnh mẽ của Israel, một đồng minh quan trọng của Mỹ tại Trung Đông và sự phản đối mạnh mẽ ngay trong chính nước Mỹ, từ các nghị sĩ đảng Cộng hòa, vốn lâu nay vẫn kêu gọi một hành động cứng rắn với Iran. 

Sau nhiều ngày đàm phán căng thẳng  Iran và nhóm P5+1 đã đạt được thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân (ảnh: AFP)

Sau nhiều ngày đàm phán căng thẳng, cuối cùng ngày 2/4 vừa qua, Iran và nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc) đã đạt được thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, mở ra cơ hội về một thỏa thuận toàn diện cuối cùng chấm dứt hàng thập kỷ căng thẳng liên quan tới vấn đề này.

Theo các nhà phân tích, thỏa thuận đã tạo dấu ấn rõ nét nhất trong 2 nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, bởi đây là phép thử quan trọng nhất cho học thuyết ngoại giao của ông Obama, đó là liệu ngoại giao và đối thoại có phải là cách thức tốt nhất để giải quyết những bất đồng với các nước được coi là thù địch với Mỹ hay không?

Dù Iran không phải là nước đầu tiên Mỹ áp dụng chính sách này, song việc ngăn cản một Iran tiến đến sở hữu vũ khí hạt nhân, đưa Iran trở lại cộng đồng thế giới chỉ bằng biện pháp ngoại giao lại có ý nghĩa to lớn. Bằng cách lựa chọn đàm phán với quốc gia được xem là một trong những kẻ thù lớn nhất của Mỹ, Tổng thống Obama đã theo đuổi một ván cờ lớn, chứa đựng nhiều rủi ro.

Ông Jon B.Alterman, một chuyên gia về Trung Đông ở Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Mỹ nói: “Một câu hỏi chiến lược đặt ra lúc này là, liệu điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả các nước P5+1 đều nhất trí với một loạt vấn đề, trong khi Quốc hội Mỹ lại không. Và sau đó các đồng minh của Mỹ sẽ nghiêng về bên nào, P5+1 hay Quốc hội Mỹ. Và nước Mỹ, một quốc gia luôn dẫn đầu các liên minh quốc tế, hoàn toàn có thể rơi vào tình huống bị cô lập bởi một liên minh quốc tế khác. Chính vì thế, diễn biến tiếp theo của tiến trình đàm phán vẫn là khó đoán định. Dù một thỏa thuận khung đã đạt được, song không gì là chắc chắn chừng nào mọi vấn đề chưa được giải quyết”.

Ngay sau khi thỏa thuận đạt được, chính phủ Israel và các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ đã ngay lập tức có phản ứng. Trong đó, một số ý kiến tỏ ra hoài nghi và thậm chí còn tuyên bố thỏa thuận đạt được sẽ mở đường cho một Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Chính vì thế, theo các nhà phân tích, vào thời điểm mà Iran và phương Tây đạt được thỏa thuận khung thì cũng là lúc Tổng thống Obama bắt đầu bước vào một cuộc chiến không kém phần cam go tại Quốc hội Mỹ.

Ngay ngày 3/4, ông Obama đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với 4 nhà lãnh đạo tại Quốc hội Mỹ, gồm Chủ tịch Hạ viện John Boehner, lãnh đạo phe thiểu số Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi, lãnh đạo phe đa số Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell và Chủ tịch Thượng viện Harry Reid liên quan đến thỏa thuận vừa đạt được tại Lodan (Thụy Sĩ).

Dù đã hoãn trình dự luật kêu gọi gia tăng trừng phạt với Iran tới ngày 30/6, song theo giới phân tích, các nghị sĩ Cộng hòa chắc chắn sẽ không từ bỏ quyền được đưa ra quyết định liên quan tới thỏa thuận cuối cùng đang được các bên đàm phán.  

Chủ tịch Ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ Bob Corker mới đây khẳng định luôn có ý định thúc đẩy một dự luật cho phép Quốc hội có 60 ngày để xem xét và thông qua thỏa thuận. Cuộc bỏ phiếu đầu tiên có thể diễn ra ngày từ ngày 14/4 tới tại Ủy ban này.

Theo ông Bob Corker, nếu một thỏa thuận cuối cùng có thể đạt được, nhân dân Mỹ phải có quyền thông qua các nghị sĩ của mình quyết định liệu văn kiện có thực sự xóa bỏ được mối đe dọa từ chương trình hạt nhân Iran hay không.

Vì thế các nhà phân tích đều có chung nhận định rằng, dù luôn khẳng định sẽ nỗ lực để bảo vệ những thành quả đạt được trong tiến trình đàm phán hạt nhân Iran, kể cả việc sử dụng quyền phủ quyết, song chắc chắn Tổng thống Mỹ Obama sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran trước sự đe dọa của Đảng Cộng hòa, nhất là trong bối cảnh một Trung Đông bất ổn như hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thỏa thuận hạt nhân Iran và P5+1 có thể khiến giá dầu giảm sâu
Thỏa thuận hạt nhân Iran và P5+1 có thể khiến giá dầu giảm sâu

VOV.VN -Thỏa thuận khung giữa Iran và nhóm P5+1 ngày 2/4 khơi thông “nút thắt” cho hoạt động khai thác dầu mỏ của Iran, khiến giá dầu bất ngờ lao dốc.

Thỏa thuận hạt nhân Iran và P5+1 có thể khiến giá dầu giảm sâu

Thỏa thuận hạt nhân Iran và P5+1 có thể khiến giá dầu giảm sâu

VOV.VN -Thỏa thuận khung giữa Iran và nhóm P5+1 ngày 2/4 khơi thông “nút thắt” cho hoạt động khai thác dầu mỏ của Iran, khiến giá dầu bất ngờ lao dốc.

Iran và P5+1 đã đạt thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân
Iran và P5+1 đã đạt thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân

VOV.VN- Sau 8 ngày thương lượng thâu đêm, ngày 2/4 nhóm P5+1 và Iran đã đạt được thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân của Tehran.

Iran và P5+1 đã đạt thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân

Iran và P5+1 đã đạt thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân

VOV.VN- Sau 8 ngày thương lượng thâu đêm, ngày 2/4 nhóm P5+1 và Iran đã đạt được thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân của Tehran.

Nga hài lòng với kết quả của thỏa thuận khung về hạt nhân Iran
Nga hài lòng với kết quả của thỏa thuận khung về hạt nhân Iran

VOV.VN -Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm nay (03/04) đã đánh giá cao về thỏa thuận khung giữa Iran và nhóm P5+1

Nga hài lòng với kết quả của thỏa thuận khung về hạt nhân Iran

Nga hài lòng với kết quả của thỏa thuận khung về hạt nhân Iran

VOV.VN -Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm nay (03/04) đã đánh giá cao về thỏa thuận khung giữa Iran và nhóm P5+1

Giá dầu giảm sau thỏa thuận đột phá về chương trình hạt nhân của Iran
Giá dầu giảm sau thỏa thuận đột phá về chương trình hạt nhân của Iran

VOV.VN -Giá dầu WTI tại Mỹ đang là 49,14 USD/thùng, giảm 1,93% so với phiên hôm qua; còn dầu Brent tại London có giá 54,95 USD/thùng, giảm 3,77%.

Giá dầu giảm sau thỏa thuận đột phá về chương trình hạt nhân của Iran

Giá dầu giảm sau thỏa thuận đột phá về chương trình hạt nhân của Iran

VOV.VN -Giá dầu WTI tại Mỹ đang là 49,14 USD/thùng, giảm 1,93% so với phiên hôm qua; còn dầu Brent tại London có giá 54,95 USD/thùng, giảm 3,77%.

Các nước nói gì về thỏa thuận khung giữa Iran và P5+1
Các nước nói gì về thỏa thuận khung giữa Iran và P5+1

VOV.VN- Trái với không khí lạc quan của phương Tây, Nga và Iran về thỏa thuận khung vừa đạt được, Israel lại không mấy vui mừng trước tin này.

Các nước nói gì về thỏa thuận khung giữa Iran và P5+1

Các nước nói gì về thỏa thuận khung giữa Iran và P5+1

VOV.VN- Trái với không khí lạc quan của phương Tây, Nga và Iran về thỏa thuận khung vừa đạt được, Israel lại không mấy vui mừng trước tin này.

Còn quá sớm để ăn mừng thỏa thuận hạt nhân Iran
Còn quá sớm để ăn mừng thỏa thuận hạt nhân Iran

VOV.VN -  Nhiều chuyên gia cũng có ý kiến rằng, một thỏa thuận khung là chưa đủ để yên tâm với vấn đề hạt nhân Iran.

Còn quá sớm để ăn mừng thỏa thuận hạt nhân Iran

Còn quá sớm để ăn mừng thỏa thuận hạt nhân Iran

VOV.VN -  Nhiều chuyên gia cũng có ý kiến rằng, một thỏa thuận khung là chưa đủ để yên tâm với vấn đề hạt nhân Iran.