Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Phải làm đến cùng Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018

VOV.VN - Tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 đến năm học 2022-2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hôm nay (13/12) tại TP.HCM, lãnh đạo các đơn vị giáo dục của 63 địa phương trên cả nước đã chỉ ra những hạn chế, bất cập trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Qua 3 năm triển khai, Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 đã để lộ nhiều bất cập như: Thiếu giáo viên giảng dạy chương trình mới, giáo viên Tiếng Anh, Tin học, vướng mắc trong cơ chế mua sắm trang thiết bị, cơ chế tuyển dụng, vấn đề liên quan đến tài liệu giáo dục địa phương đến nay vẫn chưa được thẩm định, có hoặc sử dụng tài liệu photo…

Là địa phương có rất đông học sinh, nên khi triển khai chương trình, TP.HCM gặp nhiều khó khăn như: Việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày. Hiện, bậc tiểu học của TP mới có 74% học 2 buổi/ngày, trong đó có những quận huyện chỉ đạt trên 20% học 2 buổi/ngày.

Ngoài ra, các quy chế, quy định về số tiết giảng dạy còn bất cập, quy định giáo viên bộ môn khiến cho việc tuyển dụng gặp khó khăn, còn nếu tuyển dụng được cũng khó giữ chân được giáo viên.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM kiến nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên, nhất là giáo viên vùng sâu vùng xa và giáo viên mầm non. Trong đó, có thể tăng 100% phụ cấp ưu đãi cho mầm non; giáo viên tiểu học tăng 50%, giáo viên THCS-THPT tăng 40% để khuyến khích và giữ chân nguồn nhân lực này.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 đưa vào thực hiện từ năm 2020. Qua đánh giá bước đầu, chương trình đã đạt đúng tiến độ, đúng kế hoạch, đồng bộ trên phạm vi cả nước và đạt được những mục tiêu rất căn bản. Những vấn đề vướng mắc ngành giáo dục sẽ tiếp tục rà soát, từng bước khắc phục.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì việc triển khai Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 là một quyết tâm chính trị của toàn Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ, của đất nước chứ không phải chuyện thích thì làm và phải làm đến cùng.

“Chúng ta tiếp tục phải có thêm sự thuyết phục đối với chính quyền, với địa phương với các sở ngành ở địa phương, với phụ huynh, tiếp tục chia sẻ, tạo sự đồng thuận, đặc biệt có người đồng hành là phụ huynh, phải có sự đồng thuận, đây là công tác tư tưởng lớn, phải xem đây là một việc lớn, có can hệ đến sự thành bại của chúng ta”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Linh hoạt triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp tiểu học
Linh hoạt triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp tiểu học

VOV.VN - Năm học 2022-2023 là năm thứ 3 toàn ngành GD-ĐT thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, theo lộ trình sẽ thực hiện với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Ở bậc tiểu học, với khối lớp 3, Tiếng Anh và Tin học trở thành môn học bắt buộc

Linh hoạt triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp tiểu học

Linh hoạt triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp tiểu học

VOV.VN - Năm học 2022-2023 là năm thứ 3 toàn ngành GD-ĐT thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, theo lộ trình sẽ thực hiện với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Ở bậc tiểu học, với khối lớp 3, Tiếng Anh và Tin học trở thành môn học bắt buộc

Lai Châu thiếu  giáo viên trầm trọng cho chương trình giáo dục phổ thông mới
Lai Châu thiếu giáo viên trầm trọng cho chương trình giáo dục phổ thông mới

VOV.VN - Năm học mới 2022-2023 đang đến gần, các nhà trường trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang nỗ lực chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới. Tuy nhiên, việc thiếu giáo viên trầm trọng, đặc biệt là giáo viên Tiếng Anh và Tin học đang khiến các trường gặp nhiều khó khăn.

Lai Châu thiếu  giáo viên trầm trọng cho chương trình giáo dục phổ thông mới

Lai Châu thiếu giáo viên trầm trọng cho chương trình giáo dục phổ thông mới

VOV.VN - Năm học mới 2022-2023 đang đến gần, các nhà trường trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang nỗ lực chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới. Tuy nhiên, việc thiếu giáo viên trầm trọng, đặc biệt là giáo viên Tiếng Anh và Tin học đang khiến các trường gặp nhiều khó khăn.

Các trường học ở tỉnh Lai Châu chủ động với chương trình giáo dục phổ thông mới
Các trường học ở tỉnh Lai Châu chủ động với chương trình giáo dục phổ thông mới

VOV.VN - Các nhà trường trong khu vực Tây Bắc đang tích cực chuẩn bị các điều kiện để đảm bảo triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 3 và lớp 7 trong năm học mới 2022 - 2023.

Các trường học ở tỉnh Lai Châu chủ động với chương trình giáo dục phổ thông mới

Các trường học ở tỉnh Lai Châu chủ động với chương trình giáo dục phổ thông mới

VOV.VN - Các nhà trường trong khu vực Tây Bắc đang tích cực chuẩn bị các điều kiện để đảm bảo triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 3 và lớp 7 trong năm học mới 2022 - 2023.