Thủ tướng Anh lần đầu thảo luận với lãnh đạo EU về Brexit

VOV.VN - Thủ tướng Anh Theresa May ngày 26/4, đã tổ chức các cuộc thảo luận đầu tiên với giới đàm phán chủ chốt của Liên minh châu Âu (EU) về Brexit.

Cuộc gặp trên diễn ra trong bối cảnh EU đã bày tỏ lập trường cứng rắn hơn về chiến lược đàm phán với Anh, đưa ra các yêu cầu mới về dịch vụ tài chính, nhập cư và các khoản chi phí Anh phải thanh toán trước khi kết thúc tư cách thành viên trong EU.

Ảnh minh họa: Reuters

Tại Phố Downing, Thủ tướng May đã có cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker và trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier kể từ khi Chính phủ Anh khởi động tiến trình đám phán kéo dài 2 năm đưa nước này rời khỏi "mái nhà chung". Người phát ngôn của Thủ tướng May cho biết cuộc gặp đã thảo luận về việc "xây dựng mối quan hệ đặc biệt và có chiều sâu trong tương lai".

Trước đó, nhà đàm phán Barnier và các nhà ngoại giao EU đã thống nhất về kế hoạch đàm phán sơ bộ mới nhất, hứa hẹn sẽ có các cuộc đàm phán khó khăn dự kiến kéo dài nhiều tháng với London sau khi EU cam kết không để Anh có được một thỏa thuận tốt hơn khi đã "dứt áo ra đi".

Theo tài liệu trên, 27 nước thành viên khác của EU sẽ tìm cách buộc Anh tuân thủ nghĩa vụ thanh toán các khoản chi phí bồi thường cho EU ít nhất là trong 1 năm sau khi nước này rời đi vào năm 2019, dài hơn so với đề xuất trước đó.

Ngoài ra, EU cũng sẽ yêu cầu Anh cung cấp cơ chế cư trú lâu dài cho công dân EU đối với những người đã có khoảng thời gian cư trú 5 năm tại nước này, vốn được coi là một thách thức đối với Chính phủ bảo thủ của bà May đang kiên quyết theo đuổi chính sách giới hạn nhập cư.

Bản kế hoạch đàm phán của EU cũng khuyến nghị ngành công nghiệp tài chính có ảnh hưởng của Anh không còn phải ràng buộc với bất kỳ thỏa thuận thương mại tương lai nào với EU, theo đó buộc phải tuân thủ nghiêm túc các quy định của khối này nếu muốn dễ dàng tiếp cận các thị trường của EU.

Phát biểu tại Berlin, Đức, ngày 27/4 Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh, các cuộc đàm phán về Brexit chắc chắn sẽ đòi hỏi một thỏa thuận lớn từ EU cũng như bản thân nước Anh trong hai năm tới. Chính vì vậy mà EU sẽ chỉ giải quyết vấn đề này với Anh khi nước này đáp ứng các yêu cầu từ EU.

“Thứ tự yêu cầu trong việc tiếp cận của EU là rõ ràng, và nó sẽ không dễ dàng để tiến hành. Chúng tôi chỉ có thể đạt được thỏa thuận về mối quan hệ tương lai với nước Anh, sau khi tất cả mọi vấn đề về rời khỏi EU được giải quyết một cách thỏa đáng.

Điều này có nghĩa là nếu Chính phủ Anh đẩy nhanh việc sẵn sàng đưa ra các giải pháp mang tính xây dựng, thì chúng tôi có thể giải quyết sớm hơn những mong muốn của nước Anh, để sẵn sàng nói về mối quan hệ tương lai giữa EU và nước Anh trong các cuộc đàm phán về Brexit. Nhưng trước tiên, chúng ta cần phải biết nước Anh xem xét thế nào về mối quan hệ với EU”, bà Merkel nói.

Về phần mình, bà May vẫn giữ vững lập trường sớm đưa Anh ra khỏi thị trường chung châu Âu để chấm dứt tình trạng công dân EU di cư tự do vào nước này, song lại khẳng định mong muốn thiết lập một quan hệ đối tác mới với EU.

Trong khi đó, phát biểu tại London ngày 26/4, Bộ trưởng Anh phụ trách Brexit David Davis thừa nhận, Anh và EU sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn sắp tới, theo đó gợi ý cùng thỏa hiệp là điều cần thiết cho cả hai bên.

“Hiện, có một vài yêu cầu rằng, Anh cần phải tìm kiếm sự chia rẽ và nguyên tắc riêng trong các cuộc đàm phán sắp tới với Liên minh châu Âu (EU). Nhưng ngược lại điều này, chúng tôi muốn một EU thống nhất. Điều này không chỉ tốt cho châu lục của chúng tôi mà còn bởi vì nó có ý nghĩa trong các cuộc đàm phán mà chúng tôi đang bắt đầu.

Chúng tôi muốn các cuộc đàm phán nhanh và hiệu quả, vì thế mà sự thống nhất của 27 nước thành viên EU sẽ giúp chúng tôi. Các cuộc đàm phán sẽ phức tạp và thời gian sẽ thắt chặt, vì thế, sự thống nhất của EU sẽ quan trọng đối với cả hai bên”, ông Davis nhấn mạnh.

Bất chấp các cuộc thảo luận liên tiếp diễn ra gần đây giữa người đứng đầu nước Anh và các nhà đàm phán EU, giới phân tích chính trị cho rằng Anh khó có thể giành được những lợi thế trong đàm phán với EU về Brexit.

Dự kiến, lãnh đạo 27 nước thành viên EU khác sẽ nhóm họp vào ngày 29/4 tới để đặt ra các "giới hạn đỏ" của khối này trong đàm phán Brexit, trước khi các cuộc đàm phán bắt đầu ngay sau cuộc bầu cử sớm ở Anh vào ngày 8/6 tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trump ủng hộ Brexit - EU “dọa” ủng hộ các bang của Mỹ đòi độc lập
Trump ủng hộ Brexit - EU “dọa” ủng hộ các bang của Mỹ đòi độc lập

VOV.VN – Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker mới đây cho biết ông có thể khuyến khích hàng loạt bang của nước Mỹ li khai.

Trump ủng hộ Brexit - EU “dọa” ủng hộ các bang của Mỹ đòi độc lập

Trump ủng hộ Brexit - EU “dọa” ủng hộ các bang của Mỹ đòi độc lập

VOV.VN – Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker mới đây cho biết ông có thể khuyến khích hàng loạt bang của nước Mỹ li khai.

Brexit: những cảm xúc từ châu Âu khi chính thức “chia tay” Anh
Brexit: những cảm xúc từ châu Âu khi chính thức “chia tay” Anh

VOV.VN - Ngay sau khi Anh chính thức nói lời chia tay với Liên minh châu Âu, nhiều nước thành viên khối này đã có phản ứng về động thái của Anh.

Brexit: những cảm xúc từ châu Âu khi chính thức “chia tay” Anh

Brexit: những cảm xúc từ châu Âu khi chính thức “chia tay” Anh

VOV.VN - Ngay sau khi Anh chính thức nói lời chia tay với Liên minh châu Âu, nhiều nước thành viên khối này đã có phản ứng về động thái của Anh.

Số phận 4 triệu công dân Anh và châu Âu mở màn cuộc chiến Brexit
Số phận 4 triệu công dân Anh và châu Âu mở màn cuộc chiến Brexit

VOV.VN – Mở màn cho các cuộc đàm phán căng thẳng về Brexit sẽ là số phận của 1 triệu người Anh đang làm việc tại châu Âu và 3 triệu công dân châu Âu tại Anh.

Số phận 4 triệu công dân Anh và châu Âu mở màn cuộc chiến Brexit

Số phận 4 triệu công dân Anh và châu Âu mở màn cuộc chiến Brexit

VOV.VN – Mở màn cho các cuộc đàm phán căng thẳng về Brexit sẽ là số phận của 1 triệu người Anh đang làm việc tại châu Âu và 3 triệu công dân châu Âu tại Anh.

Hậu Brexit: Nam Âu muốn có tiếng nói trọng lượng hơn trong EU
Hậu Brexit: Nam Âu muốn có tiếng nói trọng lượng hơn trong EU

VOV.VN - Ngày 10/4, nguyên thủ 7 nước Nam Âu nhóm họp tại Madrid (Tây Ban Nha) để bàn về tương lai sau khi Anh rơi khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

Hậu Brexit: Nam Âu muốn có tiếng nói trọng lượng hơn trong EU

Hậu Brexit: Nam Âu muốn có tiếng nói trọng lượng hơn trong EU

VOV.VN - Ngày 10/4, nguyên thủ 7 nước Nam Âu nhóm họp tại Madrid (Tây Ban Nha) để bàn về tương lai sau khi Anh rơi khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

Quốc hội Anh ủng hộ bầu cử sớm: Cơ hội củng cố tiến trình Brexit
Quốc hội Anh ủng hộ bầu cử sớm: Cơ hội củng cố tiến trình Brexit

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng, bầu cử sớm sẽ giúp Thủ tướng Anh Theresa May có được sự hậu thuẫn vững chắc hơn trong quá trình đàm phán Brexit.

Quốc hội Anh ủng hộ bầu cử sớm: Cơ hội củng cố tiến trình Brexit

Quốc hội Anh ủng hộ bầu cử sớm: Cơ hội củng cố tiến trình Brexit

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng, bầu cử sớm sẽ giúp Thủ tướng Anh Theresa May có được sự hậu thuẫn vững chắc hơn trong quá trình đàm phán Brexit.