Thủ tướng Australia gặp Phó Chủ tịch Trung Quốc tại Indonesia

VOV.VN - Cuộc gặp kéo dài gần 1 giờ giữa 2 nhà lãnh đạo “là cuộc trò chuyện trên tinh thần của mối quan hệ đối tác đang có giữa hai nước”.

Cùng có mặt tại Indonesia để dự lễ nhậm chức của Tổng thống Joko Widodo, ngày 21/10, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn nhằm tìm cách cải thiện quan hệ song phương vốn đang bị nguội lạnh.

Thủ tướng Australia Scott Morrison và Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn. Ảnh: ABC

Trao đổi với báo chí sau cuộc gặp với Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn tại Jakarta, Indonesia ngày 21/10, Thủ tướng Australia Scott Morrison đánh giá đây là cuộc gặp “tích cực” và “mang tính xây dựng”. Mặc dù nội dung chưa được tiết lộ song Thủ tướng Scott Morrison cho biết cuộc gặp kéo dài gần 1 giờ với Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn “là cuộc trò chuyện trên tinh thần của mối quan hệ đối tác đang có giữa hai nước”.

Cuộc gặp này thể hiện “cam kết” của Australia trong việc “duy trì quan hệ” với Trung Quốc và Thủ tướng Australia tin rằng Trung Quốc “hiểu và đánh giá cao” điều này. Cuộc gặp này cũng là cơ hội để Thủ tướng Scott Morrison nhắc lại quan điểm về việc Australia không đứng về phía bên nào trong cuộc chiến thương mại giữa đồng minh là Mỹ với đối tác kinh tế lớn nhất là Trung Quốc.

“Việc bình luận về mối quan hệ song phương và chọn đứng về phía Mỹ hay Trung Quốc không phù hợp với lợi ích của Australia. Tôi tin tưởng là những bình luận của tôi, đặc biệt là những bình luận gần đây về quan điểm độc lập trong việc từ chối việc chọn bên đã được đón nhận”, ông Morrison nói.

Về phía Trung Quốc, Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn cho biết, cuộc gặp được diễn ra theo đề nghị của phía Australia và ông tới tham dự cuộc gặp này sau khi được sự phê chuẩn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Australia với Trung Quốc đang nguội lạnh do Australia cho rằng Trung Quốc can thiệp vào công việc nội bộ của nước này cũng như những nghi ngại về việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng để cạnh tranh vị thế với Australia tại Thái Bình Dương.

Quan hệ chính trị không thuận lợi khiến cho giao lưu kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước cũng sụt giảm mạnh, ảnh hưởng tới tốc độ phát triển kinh tế của Australia. Trong bối cảnh này, Thủ tướng Scott Morrison mong muốn gặp mặt các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để trao đổi quan điểm, tháo gỡ khúc mắc nhằm cải thiện quan hệ song phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia sẽ thúc đẩy hình thành trật tự thế giới mới
Australia sẽ thúc đẩy hình thành trật tự thế giới mới

VOV.VN - Australia sẽ đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc thúc đẩy hình thành trật tự thế giới mới về kinh tế và chiến lược nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia.

Australia sẽ thúc đẩy hình thành trật tự thế giới mới

Australia sẽ thúc đẩy hình thành trật tự thế giới mới

VOV.VN - Australia sẽ đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc thúc đẩy hình thành trật tự thế giới mới về kinh tế và chiến lược nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia.

Australia và Mỹ cắt giảm phụ thuộc nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc
Australia và Mỹ cắt giảm phụ thuộc nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc

VOV.VN - Chính phủ Australia và Mỹ đang tích cực hợp tác xây dựng chiến lược chung về đất hiếm và các khoáng sản quan trọng.

Australia và Mỹ cắt giảm phụ thuộc nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc

Australia và Mỹ cắt giảm phụ thuộc nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc

VOV.VN - Chính phủ Australia và Mỹ đang tích cực hợp tác xây dựng chiến lược chung về đất hiếm và các khoáng sản quan trọng.

Nam Cực - Mục tiêu cạnh tranh không chỉ giữa Australia và Trung Quốc
Nam Cực - Mục tiêu cạnh tranh không chỉ giữa Australia và Trung Quốc

VOV.VN - Chính phủ Australia mới đây khẳng định sẽ không nhượng bộ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Nam Cực.

Nam Cực - Mục tiêu cạnh tranh không chỉ giữa Australia và Trung Quốc

Nam Cực - Mục tiêu cạnh tranh không chỉ giữa Australia và Trung Quốc

VOV.VN - Chính phủ Australia mới đây khẳng định sẽ không nhượng bộ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Nam Cực.