Thủ tướng mới của Nhật và "bài toán tranh chấp lãnh thổ"

(VOV)- Hiện có nhiều dấu hiệu cho thấy căng thẳng giữa hai nước không những không hạ nhiệt mà ngược lại sẽ tiếp tục có chiều hướng tăng lên. 

Cuối cùng, chính trường Nhật Bản đã chấm dứt giai đoạn thử nghiệm 3 năm 3 tháng có tên gọi Đảng Dân chủ (DPJ) để quay lại với kỷ nguyên của Đảng Dân chủ Tự do (LDP).

Đúng như dự đoán, tại cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản, LDP đã giành được 294 ghế trong tổng số 480 ghế, qua đó trở thành đảng chiếm đa số tại Hạ viện. Đảng Công Minh, đối tác thân thiết của LDP giành được 31 ghế. Như vậy, nếu liên minh cầm quyền giữa hai đảng được thành lập, liên minh cầm quyền sẽ chiếm 2 phần 3 số ghế tại Hạ viện, nhờ đó có thể thông qua các dự luật cho dù Thượng viện có bỏ phiếu chống.

Trong khi đó, Đảng Dân chủ (DPJ) cầm quyền chỉ giành được 57 ghế. Đây là kết quả quá thấp so với 308 ghế mà đảng này giành được trong cuộc bầu cử cách đây 3 năm.

Người dân Tokyo bỏ phiếu bầu cử Hạ viện (Ảnh: AFP)

Thủ tướng Yoshihiko Noda, Chủ tịch DPJ, đã tuyên bố từ chức ngay trong rạng sáng 17/12, sau khi kết quả sơ bộ được công bố. Cuộc bầu cử cũng cho thấy sự lớn mạnh nhanh chóng của một đảng mới thành lập là Đảng Hội Duy Tân Nhật Bản.

Với 54 ghế tại Hạ viện tới, Đảng Hội Duy Tân Nhật Bản hứa hẹn trở thành lực lượng chính trị thứ 3 trên chính trường Nhật Bản bên cạnh hai ông lớn là Đảng Dân chủ và Đảng Dân chủ Tự do. Thậm chí, Chủ tịch Đảng Hội Duy Tân Nhật Bản Shintaro Ishihara còn khẳng định đảng này sẽ sớm vượt qua DPJ để trở thành lực lượng chính trị thứ 2.

Vì sao LDP thắng lớn?

Có thể nói lý do lớn nhất dẫn đến chiến thắng vượt cả dự tính của chính LDP là sự suy yếu của DPJ chứ không phải là sự hồi sinh của bản thân LDP. Khi DPJ giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử Hạ viện năm 2009, người dân Nhật Bản đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào đảng này sẽ đem lại một bộ mặt mới cho Nhật Bản. Tuy nhiên, trên thực tế Nhật Bản trong 3 năm qua không có sự thay đổi đáng kể.

Nền kinh tế vẫn tiếp tục trì trệ với khoản nợ công khổng lồ gấp hơn 2 lần GDP, các vấn đề xã hội như lão hóa dân số, trẻ em sinh ra ít đi, số vụ tự tử tăng lên vẫn chưa có hướng giải quyết. Nền ngoại giao nước này cũng đang đối mặt với thử thách rất lớn trong quan hệ với 2 nước láng giềng là Trung Quốc và Hàn Quốc.

Ngoài ra, cách thức xử lý của chính quyền của Đảng Dân chủ trong thảm họa động đất sóng thần và sự cố hạt nhân cũng chịu nhiều chỉ trích. Bản thân nội bộ DPJ cũng có nhiều mâu thuẫn nghiêm trọng, đặc biệt xung quanh đạo luật tăng thuế tiêu thụ. Sự ra đi của hơn 50 nghị sĩ của DPJ để phản đối đạo luật này chỉ vài tháng trước cuộc tổng tuyển cử đã giáng tiếp một đòn chí tử vào nỗ lực giữ chính quyền của đảng này.

Một yếu tố khác dẫn đến sự sụt giảm uy tín của Đảng Dân chủ là việc không thực hiện được các cam kết của mình. Trong chiến dịch tranh cử cách đây 3 năm, Đảng Dân chủ đã đưa ra rất nhiều cam kết nhưng hầu hết đều không thực hiện được. Nguyên nhân là do các cam kết này quá xa vời so với thực tế. Bên cạnh đó cũng phải kể đến chiến lược tranh cử khôn ngoan của LDP. Ngoài việc khai thác thành tích cầm quyền yếu kém của DPJ, các cam kết của LDP đều mang tính trung hòa lợi ích của các tầng lớp, hay nói cách khác là mang tính nước đôi.

Có thể lấy ví dụ về vấn đề tham gia đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP), một chủ đề nóng bỏng tại Nhật Bản hiện nay. Trong khi DPJ cam kết thúc đẩy tiến trình tham gia TPP thì LDP nói nước đôi là chỉ tham gia TPP khi lợi ích của Nhật Bản được đảm bảo.

Theo giới phân tích, việc Nhật Bản tham gia TPP là tiến trình khó đảo ngược nhưng với cách nói này LDP đã tránh làm mất lòng cả giới doanh nghiệp vốn ủng hộ việc tham gia TPP và những người nông dân vốn phản đối mạnh mẽ hiệp định này.

Cũng tương tự với vấn đề điện hạt nhân, trong khi DPJ cam kết đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân vào thập kỷ 30 của thế kỷ này thì LDP đặt ra các mốc thời gian 3 năm để xem xét có tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân không và 10 năm để xem xét chính sách năng lượng. Theo giới phân tích, nhiều khả năng chính quyền của LDP sẽ tiếp tục duy trì các nhà máy điện hạt nhân. Với cách tiếp cận nhẹ nhàng vấn đề này trong chiến dịch tranh cử, LDP đã không đánh mất sự ủng hộ của những người phản đối điện hạt nhân.

Những thách thức chờ đón LDP

Bài toán nan giải nhất của LDP sẽ là vấn đề kinh tế. Nền kinh tế Nhật Bản trong suốt gần 3 thập kỷ qua, tức là ngay trong thời kỳ LDP cầm quyền trước đó đã rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài. Cả LDP và DPJ trong giai đoạn cầm quyền đã cố gắng đưa ra nhiều chính sách kích thích kinh tế nhưng đều không đạt kết quả khả quan.

Trong chiến dịch vận động tranh cử vừa qua, LDP cam kết đưa ra những chiến lược tăng trưởng và chính tài chính tiền tệ đầy sức mạnh để kích thích kinh tế. Cụ thể, chính phủ mới của LDP sẽ buộc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) phải có những biện pháp nới lỏng tiền tệ nhằm đối phó với tình trạng giảm phát hiện nay, đồng thời sẽ sớm thiết lập khoản ngân sách bổ sung khổng lồ tới 10.000 tỷ yên cho tài khoá 2012. Tuy nhiên, những chính sách này hiệu quả đến đâu thì cần có thời gian mới trả lời được.

Trên thực tế, rất nhiều chính phủ cả dưới thời LDP và DPJ đều có những cam kết như vậy nhưng thực tế không được như mong muốn.

Một bài toán nan giải khác của chính quyền của LDP là vấn đề đối ngoại, đặc biệt trong quan hệ với Trung Quốc. Hiện có nhiều dấu hiệu cho thấy căng thẳng giữa hai nước không những không hạ nhiệt mà ngược lại sẽ tiếp tục có chiều hướng tăng lên.

Trong khi Trung Quốc ngày càng quyết đoán trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với việc gia tăng sự hiện diện thường xuyên của mình bằng tàu thuyền và máy bay tại khu vực quần đảo tranh chấp thì Chủ tịch LDP Shinzo Abe, người sẽ trở thành Thủ tướng mới của Nhật Bản được biết đến như một người có đường lối khá cứng rắn trong chính sách đối ngoại, an ninh quốc phòng.

Ông Abe kêu gọi sửa đổi Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản, đổi tên lực lượng phòng vệ thành quân đội, tăng ngân sách cho Bộ Quốc phòng và Lực lượng tuần duyên Nhật Bản. Mặc dù ông Abe cũng thể hiện mong muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc nhưng khi cả hai bên đều không có dấu hiệu nhượng bộ, những ý kiến bi quan về quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới không phải không có cơ sở.

Tuy nhiên, với sự ràng buộc rất chặt chẽ về kinh tế, thương mại, cả Nhật Bản và Trung Quốc sẽ phải tìm cách không để tranh chấp lãnh thổ ảnh hưởng đến mối quan hệ này. Giới doanh nghiệp Nhật Bản, vốn có tiếng nói khá mạnh tại Nhật, sẽ can thiệp để các quyền lợi to lớn của mình tại Trung Quốc ít bị ảnh hưởng bởi căng thẳng giữa hai nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản tìm cách đưa hạt nhân thành năng lượng an toàn
Nhật Bản tìm cách đưa hạt nhân thành năng lượng an toàn

(VOV) - Nhật Bản và IAEA đồng chủ trì Hội nghị quốc tế về an toàn hạt nhân tại thành phố Fukushima.

Nhật Bản tìm cách đưa hạt nhân thành năng lượng an toàn

Nhật Bản tìm cách đưa hạt nhân thành năng lượng an toàn

(VOV) - Nhật Bản và IAEA đồng chủ trì Hội nghị quốc tế về an toàn hạt nhân tại thành phố Fukushima.

Những nỗ lực cuối cùng của các chính đảng Nhật Bản
Những nỗ lực cuối cùng của các chính đảng Nhật Bản

(VOV) - Kể từ khi cuộc vận động tranh cử bắt đầu, ước tính, chủ tịch các chính đảng đã di chuyển gần 80.000 km để kêu gọi ủng hộ.

Những nỗ lực cuối cùng của các chính đảng Nhật Bản

Những nỗ lực cuối cùng của các chính đảng Nhật Bản

(VOV) - Kể từ khi cuộc vận động tranh cử bắt đầu, ước tính, chủ tịch các chính đảng đã di chuyển gần 80.000 km để kêu gọi ủng hộ.

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản giành chiến thắng áp đảo
Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản giành chiến thắng áp đảo

(VOV) - Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) Shinzo Abe nói rằng ông sẽ xem xét để thay đổi Hiến pháp.

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản giành chiến thắng áp đảo

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản giành chiến thắng áp đảo

(VOV) - Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) Shinzo Abe nói rằng ông sẽ xem xét để thay đổi Hiến pháp.

Trung, Hàn bày tỏ lo ngại về Thủ tướng mới của Nhật Bản
Trung, Hàn bày tỏ lo ngại về Thủ tướng mới của Nhật Bản

(VOV) -Theo dự kiến, Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Shinzo Abe sẽ được bầu làm Thủ tướng mới của Nhật Bản.

Trung, Hàn bày tỏ lo ngại về Thủ tướng mới của Nhật Bản

Trung, Hàn bày tỏ lo ngại về Thủ tướng mới của Nhật Bản

(VOV) -Theo dự kiến, Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Shinzo Abe sẽ được bầu làm Thủ tướng mới của Nhật Bản.

Hai ưu tiên lớn trong tổng tuyển cử tại Nhật Bản
Hai ưu tiên lớn trong tổng tuyển cử tại Nhật Bản

(VOV) - Kinh tế-tài chính và sử dụng hạt nhân là những vấn đề lớn thu hút sự quan tâm của cử tri Nhật Bản.

Hai ưu tiên lớn trong tổng tuyển cử tại Nhật Bản

Hai ưu tiên lớn trong tổng tuyển cử tại Nhật Bản

(VOV) - Kinh tế-tài chính và sử dụng hạt nhân là những vấn đề lớn thu hút sự quan tâm của cử tri Nhật Bản.

Tỷ lệ cử tri đi bầu cử Hạ viện Nhật Bản thấp
Tỷ lệ cử tri đi bầu cử Hạ viện Nhật Bản thấp

(VOV) - Tính đến 16h chiều 16/12, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu tại cuộc bầu cử Hạ viện nước này mới đạt 34,87%.

Tỷ lệ cử tri đi bầu cử Hạ viện Nhật Bản thấp

Tỷ lệ cử tri đi bầu cử Hạ viện Nhật Bản thấp

(VOV) - Tính đến 16h chiều 16/12, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu tại cuộc bầu cử Hạ viện nước này mới đạt 34,87%.

Nhật Bản-Trung Quốc sẽ khôi phục mối quan hệ thân thiện?
Nhật Bản-Trung Quốc sẽ khôi phục mối quan hệ thân thiện?

(VOV) - Căng thẳng giữa hai nước bùng phát khi Nhật Bản mua ba hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư vào tháng 9 vừa qua.

Nhật Bản-Trung Quốc sẽ khôi phục mối quan hệ thân thiện?

Nhật Bản-Trung Quốc sẽ khôi phục mối quan hệ thân thiện?

(VOV) - Căng thẳng giữa hai nước bùng phát khi Nhật Bản mua ba hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư vào tháng 9 vừa qua.