Thủ tướng Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc kiềm chế hành vi trên biển

VOV.VN - Trong buổi hội đàm với Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn, Thủ tướng Nhật Bản mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc kiềm chế các hành vi trên biển.

Hôm nay (23/10), Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo hội đàm với hàng loạt lãnh đạo các quốc gia, khu vực và tổ chức quốc tế nhân dịp tham dự lễ đăng quang Nhật Hoàng Naruhito. Thủ tướng Abe đã có các cuộc hội đàm với Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Vương Kỳ Sơn cùng với các Thủ tướng Đức, Singapore, Thái Lan…

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters

Trong buổi hội đàm với Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn, hai bên đã thống nhất các biện pháp nhằm phát triển hơn nữa quan hệ hai nước để thực hiện thành công chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến vào mùa Xuân năm 2020. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế, nghiệp vụ giữa hai bên.

Thủ tướng Abe mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc kiềm chế những hành vi gần đây tại khu vực biển Hoa Đông, gây ảnh hưởng tới an ninh biển của khu vực, trong đó bao gồm việc tàu Trung Quốc liên tục nhiều ngày đã xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp với Nhật Bản mà Nhật Bản khẳng định chủ quyền. Đồng thời, Thủ tướng Abe bày tỏ mong muốn vấn đề Hong Kong được giải quyết thông qua hòa bình.

Thủ tướng Abe cũng đề nghị Trung Quốc có những đối ứng hài hòa trong quy chế nhập khẩu đối với các mặt hàng của Nhật Bản.

Gần đây, quan hệ Nhật-Trung có những dấu hiệu cải thiện đáng kể khi hai bên cho rằng mối quan hệ đã hoàn toàn trở lại quỹ đạo bình thường. Tháng 5/2018 Thủ tướng Lý Khắc Cường thăm chính thức Nhật Bản và tháng 10 cùng năm Thủ tướng Nhật Bản thăm chính thức Trung Quốc.

Trong các cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức, Thái Lan, Singapore… Thủ tướng Abe đánh giá cao mối quan hệ tốt đẹp giữa Nhật Bản và các nước, cam kết sẽ nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ đó trên tất cả các lĩnh vực.

Trong ngày mai (24/10), Thủ tướng Nhật Bản tiếp tục có hàng loạt cuộc hội đàm. Cuộc gặp với Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yeon được dư luận tập trung chú ý.

Về cuộc hội đàm này, Thủ tướng Lee Nak-yeon cho rằng đây là cơ hội để hai bên có thể thúc đẩy các biện pháp cải thiện quan hệ.

Hiện tại hai nước đang căng thẳng về quy chế thương mại khi Hàn Quốc yêu cầu các công ty Nhật Bản bồi thường cho các lao động thời chiến của nước này.

Cho đến ngày 25/10, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo dự kiến sẽ hội đàm với hơn 50 nguyên thủ, lãnh đạo…các quốc gia, khu vực, tổ chức quốc tế nhân tham dự lễ đăng quang của Nhật Hoàng Naruhito./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Philippines tìm ra cách khắc chế tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông?
Philippines tìm ra cách khắc chế tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông?

VOV.VN - Việc sở hữu hệ thống HIMARS sẽ giúp Philippines kiềm chế hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông nhưng Manila vẫn cần phải tính toán kỹ về khả năng này.

Philippines tìm ra cách khắc chế tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông?

Philippines tìm ra cách khắc chế tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông?

VOV.VN - Việc sở hữu hệ thống HIMARS sẽ giúp Philippines kiềm chế hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông nhưng Manila vẫn cần phải tính toán kỹ về khả năng này.

Việt Nam không lùi bước trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông
Việt Nam không lùi bước trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông

VOV.VN - Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi hợp pháp ở Biển Đông bằng các biện pháp mà luật pháp quốc tế cho phép.

Việt Nam không lùi bước trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông

Việt Nam không lùi bước trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông

VOV.VN - Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi hợp pháp ở Biển Đông bằng các biện pháp mà luật pháp quốc tế cho phép.

Philippines đánh tiếng với Nga để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông
Philippines đánh tiếng với Nga để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Việc Philippines mời các công ty Nga hợp tác dầu khí ở Biển Đông được cho là tính toán khôn ngoan của Duterte nhưng còn nhiều yếu tố phải cân nhắc.

Philippines đánh tiếng với Nga để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông

Philippines đánh tiếng với Nga để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Việc Philippines mời các công ty Nga hợp tác dầu khí ở Biển Đông được cho là tính toán khôn ngoan của Duterte nhưng còn nhiều yếu tố phải cân nhắc.

Trung Quốc không thể "nuốt trọn" Biển Đông
Trung Quốc không thể "nuốt trọn" Biển Đông

VOV.VN - Trung Quốc không ngừng gây leo thang căng thẳng hòng độc chiếm Biển Đông nhưng giới quan sát cảnh báo đây không phải việc dễ dàng.

Trung Quốc không thể "nuốt trọn" Biển Đông

Trung Quốc không thể "nuốt trọn" Biển Đông

VOV.VN - Trung Quốc không ngừng gây leo thang căng thẳng hòng độc chiếm Biển Đông nhưng giới quan sát cảnh báo đây không phải việc dễ dàng.

Malaysia muốn tăng sức mạnh hải quân, sẵn sàng cho kịch bản xấu ở Biển Đông
Malaysia muốn tăng sức mạnh hải quân, sẵn sàng cho kịch bản xấu ở Biển Đông

VOV.VN - Ngoại trưởng Malaysia thừa nhận, việc hạn chế trong trang bị cho hải quân và lực lượng chấp pháp trên biển khiến nước này gặp bất lợi ở Biển Đông.

Malaysia muốn tăng sức mạnh hải quân, sẵn sàng cho kịch bản xấu ở Biển Đông

Malaysia muốn tăng sức mạnh hải quân, sẵn sàng cho kịch bản xấu ở Biển Đông

VOV.VN - Ngoại trưởng Malaysia thừa nhận, việc hạn chế trong trang bị cho hải quân và lực lượng chấp pháp trên biển khiến nước này gặp bất lợi ở Biển Đông.

Ngoại giao Mỹ dùng lời cực nặng tố cáo Trung Quốc bắt nạt ở Biển Đông
Ngoại giao Mỹ dùng lời cực nặng tố cáo Trung Quốc bắt nạt ở Biển Đông

Mới đây Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc ở Biển Đông bằng những lời lẽ nặng nề hiếm thấy.

Ngoại giao Mỹ dùng lời cực nặng tố cáo Trung Quốc bắt nạt ở Biển Đông

Ngoại giao Mỹ dùng lời cực nặng tố cáo Trung Quốc bắt nạt ở Biển Đông

Mới đây Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc ở Biển Đông bằng những lời lẽ nặng nề hiếm thấy.