Thủ tướng Trung Quốc nói về hậu quả việc “chính trị hóa” thương mại thế giới

VOV.VN - Ông Lý Cường, Thủ tướng Trung Quốc, đã gặp Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo, trong đó nhà lãnh đạo Trung Quốc đề cập điều mà ông gọi là chính trị hóa nền thương mại, với hậu quả tiêu cực cho thế giới.

Tại cuộc gặp Bộ trưởng Thương mại Raimondo hôm 29/8, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã cảnh báo Mỹ về “tác động thảm khốc” của việc chính trị hóa và an ninh hóa vấn đề kinh tế thương mại, song ông cũng khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng đối thoại và hợp tác với Washington trong lĩnh vực này. 

Cuộc gặp giữa Thủ tướng Lý Cường và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo diễn ra vào chiều 29/8. Theo thông tin trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát biểu tại cuộc gặp, ông Lý Cường tái khẳng định, mối quan hệ Trung-Mỹ lành mạnh và ổn định không chỉ có lợi cho hai nước, mà còn đối với thế giới. Ông hoan nghênh việc Washington gần đây nhiều lần cam kết quay trở lại chương trình nghị sự do nguyên thủ hai nước đưa ra tại Bali, Indonesia.

Ông nhấn mạnh, ​bản chất của quan hệ kinh tế thương mại Trung-Mỹ là cùng có lợi cùng thắng. “Việc lạm dụng chính trị hóa và an ninh hóa các vấn đề kinh tế, thương mại không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ và sự tin cậy giữa hai nước, mà còn gây tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp và người dân hai nước, gây tác động thảm khốc đối với nền kinh tế toàn cầu”.

Theo ông, Trung Quốc là quốc gia đang phát triển lớn nhất và Mỹ là quốc gia phát triển lớn nhất thế giới, hai bên cần tăng cường hợp tác cùng có lợi, giảm va chạm và đối đầu, cùng thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và ứng phó với các thách thức toàn cầu. Ông khẳng định, Trung Quốc sẵn sàng tăng cường đối thoại và hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực kinh tế thương mại, thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại song phương phát triển lành mạnh, đồng thời hy vọng Washington sẽ “gặp nhau ở điểm giữa” với Bắc Kinh.

Tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc được đưa ra sau hàng loạt các cuộc gặp được Bắc Kinh đánh giá là “thẳng thắn và mang tính xây dựng” giữa bà Raimondo và các quan chức hàng đầu Trung Quốc, như Phó Thủ tướng Hà Lập Phong và Bộ trưởng Thương mại Vương Văn Đào.

Tại cuộc gặp với Phó Thủ tướng Hà Lập Phong, hai bên nhất trí duy trì liên lạc và hỗ trợ hợp tác thiết thực giữa doanh nghiệp hai nước. Trong khi sau cuộc hội đàm kéo dài khoảng 4 tiếng rưỡi giữa Bộ trưởng Thương mại hai nước, hai bên đã công bố kế hoạch thiết lập các kênh liên lạc mới, trong đó có một nhóm công tác gồm các quan chức Trung - Mỹ cùng đại diện doanh nghiệp hai bên nhằm tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề thương mại cụ thể.

Quan hệ Trung - Mỹ đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên do tồn tại hàng loạt bất đồng, trong đó có các biện pháp hạn chế thương mại mà Washington áp đặt với Bắc Kinh. Hồi đầu tháng, Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ký sắc lệnh hạn chế đầu tư mới vào các lĩnh vực công nghệ cao nhạy cảm ở Trung Quốc, động thái mà Bắc Kinh chỉ trích là “đi ngược toàn cầu hóa”.

Việc Trung Quốc và Mỹ thiết lập cơ chế liên lạc mới được nhận định là cho thấy cả hai bên đang thực hiện các biện pháp cần thiết để tăng cường đàm phán giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế thương mại, nhằm giúp xoa dịu bầu không khí căng thẳng giữa hai nước.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ - Trung tăng cường liên lạc, thúc đẩy hợp tác đa lĩnh vực
Mỹ - Trung tăng cường liên lạc, thúc đẩy hợp tác đa lĩnh vực

VOV.VN - Mỹ cam kết duy trì liên lạc với Trung Quốc nhằm thúc đẩy hợp tác trong ứng phó với các thách thức chung toàn cầu.

Mỹ - Trung tăng cường liên lạc, thúc đẩy hợp tác đa lĩnh vực

Mỹ - Trung tăng cường liên lạc, thúc đẩy hợp tác đa lĩnh vực

VOV.VN - Mỹ cam kết duy trì liên lạc với Trung Quốc nhằm thúc đẩy hợp tác trong ứng phó với các thách thức chung toàn cầu.

Mỹ - Trung nhất trí khởi động đối thoại kiểm soát xuất khẩu
Mỹ - Trung nhất trí khởi động đối thoại kiểm soát xuất khẩu

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí khởi động cuộc đối thoại nhằm trao đổi thông tin về kiểm soát xuất khẩu cũng như xây dựng nhóm công tác giải quyết các vấn đề thương mại.

Mỹ - Trung nhất trí khởi động đối thoại kiểm soát xuất khẩu

Mỹ - Trung nhất trí khởi động đối thoại kiểm soát xuất khẩu

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí khởi động cuộc đối thoại nhằm trao đổi thông tin về kiểm soát xuất khẩu cũng như xây dựng nhóm công tác giải quyết các vấn đề thương mại.

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?
Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

VOV.VN - Trong thời gian dài, đồng đô la Mỹ thống trị thị trường tài chính và thương mại thế giới. Nhưng đã xuất hiện nhiều tiếng nói phản đối vị thế của tiền tệ Mỹ. Xung đột Nga - Ukraine và đối đầu Mỹ - Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng đó, khiến một số người nghĩ kỷ nguyên đô la Mỹ sẽ sớm chấm dứt.

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

VOV.VN - Trong thời gian dài, đồng đô la Mỹ thống trị thị trường tài chính và thương mại thế giới. Nhưng đã xuất hiện nhiều tiếng nói phản đối vị thế của tiền tệ Mỹ. Xung đột Nga - Ukraine và đối đầu Mỹ - Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng đó, khiến một số người nghĩ kỷ nguyên đô la Mỹ sẽ sớm chấm dứt.

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn
Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

VOV.VN - Ngoài cuộc xung đột Nga - Ukraine, hội nghị thượng đỉnh NATO 2023 cũng chú ý nhiều đến Trung Quốc. Khối quân sự này xem Trung Quốc như một thách thức lớn mà họ phải ứng phó về dài hạn.

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

VOV.VN - Ngoài cuộc xung đột Nga - Ukraine, hội nghị thượng đỉnh NATO 2023 cũng chú ý nhiều đến Trung Quốc. Khối quân sự này xem Trung Quốc như một thách thức lớn mà họ phải ứng phó về dài hạn.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu
Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ
Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc chế tạo máy bay chở khách C919 để cạnh tranh với hãng lớn của phương Tây là Boeing và Airbus. Thế nhưng máy bay này được cho là có dựa vào các linh kiện và hệ thống của Mỹ khiến máy bay có thể gặp khó khi ra thị trường toàn cầu.

Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ

Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc chế tạo máy bay chở khách C919 để cạnh tranh với hãng lớn của phương Tây là Boeing và Airbus. Thế nhưng máy bay này được cho là có dựa vào các linh kiện và hệ thống của Mỹ khiến máy bay có thể gặp khó khi ra thị trường toàn cầu.

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?
Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga
Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

VOV.VN - Thay vì liên kết với Nga để ứng phó với Trung Quốc, Mỹ làm lại làm điều ngược lại, đó là đẩy Trung Quốc xích lại gần Nga. Cuộc xung đột Ukraine đã làm tổn hại sức mạnh của cả Mỹ lẫn Nga, trong khi Trung Quốc lại giành được nhiều lợi thế mới…

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

VOV.VN - Thay vì liên kết với Nga để ứng phó với Trung Quốc, Mỹ làm lại làm điều ngược lại, đó là đẩy Trung Quốc xích lại gần Nga. Cuộc xung đột Ukraine đã làm tổn hại sức mạnh của cả Mỹ lẫn Nga, trong khi Trung Quốc lại giành được nhiều lợi thế mới…