Thủ tướng Đức Merkel: “WHO là đối tác không thể thiếu”

VOV.VN - Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp tục nhắc lại sự ủng hộ của chính phủ Đức đối với Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Chính phủ Đức cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ tổ chức này trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 trên toàn cầu hiện nay.

Xuất hiện trong phiên thảo luận tại Nghị viện Liên bang Đức ngày 23/4, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng đối với cuộc chiến chống Covid-19 hiện nay trên toàn thế giới, vai trò của Tổ chức Y tế thế giới là không thể bỏ qua.

“Không chỉ là tại châu Phi, nhưng đặc biệt là tại châu lục này, các hoạt động của Tổ chức Y tế thế giới có nghĩa sống còn. Tôi muốn nhấn mạnh rằng đối với chính phủ Đức thì Tổ chức Y tế thế giới là một đối tác không thể thiếu và chúng tôi ủng hộ tổ chức này trong sứ mệnh của mình” - bà Angela Merkel nói.

thu_tuong_duc_angela_merkel_bria.jpg
Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Ảnh: Reuters)

Đây không phải là lần đầu tiên người đứng đầu chính phủ Đức đưa ra tuyên bố ủng hộ WHO. Hôm 14/4, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định tạm ngưng khoản đóng góp tài chính cho WHO, Đức cũng như nhiều nước châu Âu khác đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ và xem đây là một hành động bất hợp lý và tự làm hại chính mình.

Tiếp đến, trong cuộc họp trực tuyến các nguyên thủ G7 vào tuần trước, bà Angela Merkel cùng nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã phản đối đề xuất của Mỹ lên án WHO. Ngoài Đức, Liên minh châu Âu và nhiều nước khác cũng lên tiếng ủng hộ WHO. Nước Anh đã thông báo đóng góp thêm 200 triệu bảng cho các cuộc chiến chống Covid-19 thông qua sự điều phối của WHO.

Liên quan đến diễn biến dịch Covid-19 tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel cũng lên tiếng cảnh báo người dân Đức rằng bất chấp các kết quả khả quan đạt được cho đến nay trong cuộc chiến chống Covid-19 tại Đức, nước này vẫn chỉ mới ở trong giai đoạn đầu của cuộc chiến vì thế việc các bang của Đức sớm gỡ bỏ quá nhiều các biện pháp giãn cách xã hội là vô cùng rủi ro.

Tính đến hết ngày 23/4, nước Đức đã có trên 150.000 người nhiễm Covid-19 và trên 5.000 ca tử vong. Chính phủ Đức đã bật đèn xanh cho việc tiến hành thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 từ cuối tháng 4/2020.

Tuy nhiên, theo Viện Paul Ehrlich, nơi chịu trách nhiệm tiến hành thử nghiệm vaccine, gần như chắc chắn nước Đức sẽ không thể có được một loại vaccine hiệu quả và không có tác dụng phụ nguy hiểm trong năm 2020./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Merkel: Đức vẫn đang ở giai đoạn đầu của dịch Covid-19
Thủ tướng Merkel: Đức vẫn đang ở giai đoạn đầu của dịch Covid-19

VOV.VN - Thủ tướng Merkel nhận định, Đức mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của dịch Covid-19 và nước này sẽ phải sống chung với dịch bệnh trong 1 thời gian dài.

Thủ tướng Merkel: Đức vẫn đang ở giai đoạn đầu của dịch Covid-19

Thủ tướng Merkel: Đức vẫn đang ở giai đoạn đầu của dịch Covid-19

VOV.VN - Thủ tướng Merkel nhận định, Đức mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của dịch Covid-19 và nước này sẽ phải sống chung với dịch bệnh trong 1 thời gian dài.

Đức lần đầu cho thử nghiệm vaccine phòng Covid -19 trên người
Đức lần đầu cho thử nghiệm vaccine phòng Covid -19 trên người

Vaccine do Công ty công nghệ BioNTech phát triển được đánh giá là có tiềm năng ngừa Covid-19 và là vaccine đầu tiên tại Đức được cấp phép thử nghiệm trên người.

Đức lần đầu cho thử nghiệm vaccine phòng Covid -19 trên người

Đức lần đầu cho thử nghiệm vaccine phòng Covid -19 trên người

Vaccine do Công ty công nghệ BioNTech phát triển được đánh giá là có tiềm năng ngừa Covid-19 và là vaccine đầu tiên tại Đức được cấp phép thử nghiệm trên người.

Australia-Đức-Pháp bàn về khả năng điều tra độc lập nguồn gốc Covid-19
Australia-Đức-Pháp bàn về khả năng điều tra độc lập nguồn gốc Covid-19

VOV.VN - Thủ tướng Australia đã trao đổi với lãnh đạo Đức, Pháp về khả năng tổ chức cuộc điều tra độc lập toàn cầu làm rõ nguồn gốc của đại dịch Covid-19.

Australia-Đức-Pháp bàn về khả năng điều tra độc lập nguồn gốc Covid-19

Australia-Đức-Pháp bàn về khả năng điều tra độc lập nguồn gốc Covid-19

VOV.VN - Thủ tướng Australia đã trao đổi với lãnh đạo Đức, Pháp về khả năng tổ chức cuộc điều tra độc lập toàn cầu làm rõ nguồn gốc của đại dịch Covid-19.