“Thuốc xác sống” giữa cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ

VOV.VN - Trong các sản phẩm bị áp thuế trong thương chiến Trung-Mỹ, fentanyl hay còn được gọi “thuốc xác sống” khiến Mỹ và Trung Quốc đặc biệt quan tâm.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua (28/8) cho biết, việc Mỹ chỉ trích nước này là nguồn chủ yếu cung cấp fentanyl cho thị trường Mỹ là không có căn cứ và sai sự thật. Các nhà sản xuất hợp pháp của Trung Quốc chưa bao giờ xuất fentanyl cho Mỹ. Khủng hoảng fentanyl ở Mỹ là do thói quen lạm dụng thuốc giảm đau của người dân nước này. Về phần mình, Trung Quốc đã làm tốt việc phân loại và kiểm soát fentanyl cũng như các dược chất liên quan.

Trong các sản phẩm bị áp thuế trong thương chiến Trung-Mỹ, fentanyl hay còn được gọi “thuốc xác sống” khiến Mỹ và Trung Quốc đặc biệt quan tâm. Ảnh: Reuters

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói:

“Sản xuất, lạm dụng fentanyl là vấn đề nhức nhối của quốc tế, cần sự cố gắng của tất cả các nước. Mỹ nên tôn trọng sự thực, đánh giá khách quan những việc Trung Quốc đã làm, ngừng ngay chỉ trích Trung Quốc, đồng thời tăng cường quản lý giám sát trong nước”.

Trước đó, Mỹ nhiều lần chỉ trích Trung Quốc không kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất fentanyl là nguồn cơn gây ra cuộc khủng hoảng fentanyl tại Mỹ. Tại cuộc gặp giữa nguyên thủ hai nước bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Argentina vào tháng 12/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng yêu cầu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn nữa đối với fentanyl.

Trong một động thái được cho là phản hồi tích cực của Trung Quốc, hôm 1/5 vừa qua, Trung Quốc cũng đã chính thức đưa 25 loại fentanyl và 2 tiền chất liên quan vào danh sách các chất cần kiểm soát. Ông Lưu Dược Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban phòng chống ma túy quốc gia Trung Quốc đánh giá:

“Trong bối cảnh tình hình ma túy trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, mà điển hình là sự hoành hoành của fentanyl – được coi là chất gây nghiện mới thì việc đưa fentanyl vào danh sách các chất cần kiểm soát là biện pháp quan trọng trong công tác phòng chống, kiểm soát ma túy của Trung Quốc”.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cho dù các nỗ lực của Trung Quốc có thành công thì những quốc gia có năng lực sản xuất khác là Nga hoặc Ấn Độ vẫn có thể thế chân thành nhà cung cấp mới. Do đó, Mỹ cũng cần có các biện pháp chủ động hơn trong việc kiểm soát loại chất gây nghiện này.

Fentanyl thuộc nhóm thuốc giảm đau có chất gây nghiện, được cho là mạnh hơn heroine tới 50 lần và 100 lần so với morphine, nên còn được gọi là “thuốc xác sống”. Với hàm lượng cao, loại thuốc này có khả năng tạo ra cảm giác hưng phấn, giảm đau tuy nhiên kèm theo đó là những hệ lụy khó lường về sức khỏe. Mỹ là một trong những quốc gia sử dụng nhiều fentanyl nhất trên thế giới. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, năm 2017 đã có hơn 30.000 người Mỹ tử vong vì sử dụng fentanyl và những dược chất liên quan./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thương chiến Mỹ-Trung: Ông Trump kiên quyết buộc Trung Quốc nhượng bộ
Thương chiến Mỹ-Trung: Ông Trump kiên quyết buộc Trung Quốc nhượng bộ

VOV.VN -Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin nói rằng Tổng thống Trump và ông Tập mặc dù họ có mối quan hệ tốt về các mặt khác nhưng lại là “kẻ thù” trong thương mại.

Thương chiến Mỹ-Trung: Ông Trump kiên quyết buộc Trung Quốc nhượng bộ

Thương chiến Mỹ-Trung: Ông Trump kiên quyết buộc Trung Quốc nhượng bộ

VOV.VN -Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin nói rằng Tổng thống Trump và ông Tập mặc dù họ có mối quan hệ tốt về các mặt khác nhưng lại là “kẻ thù” trong thương mại.

Thương chiến Mỹ-Trung: Cuộc đối đầu chưa có hồi kết
Thương chiến Mỹ-Trung: Cuộc đối đầu chưa có hồi kết

VOV.VN - Không những không giảm nhiệt, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều dấu hiệu suy thoái.

Thương chiến Mỹ-Trung: Cuộc đối đầu chưa có hồi kết

Thương chiến Mỹ-Trung: Cuộc đối đầu chưa có hồi kết

VOV.VN - Không những không giảm nhiệt, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều dấu hiệu suy thoái.

Thương chiến Mỹ-Trung: Càng kéo dài càng làm ảm đạm kinh tế toàn cầu
Thương chiến Mỹ-Trung: Càng kéo dài càng làm ảm đạm kinh tế toàn cầu

VOV.VN -Thương chiến càng kéo dài sẽ càng làm ảm đạm thêm bối cảnh kinh tế toàn cầu. Nó khiến bất ổn mới chồng chất lên những bất ổn hiện hữu

Thương chiến Mỹ-Trung: Càng kéo dài càng làm ảm đạm kinh tế toàn cầu

Thương chiến Mỹ-Trung: Càng kéo dài càng làm ảm đạm kinh tế toàn cầu

VOV.VN -Thương chiến càng kéo dài sẽ càng làm ảm đạm thêm bối cảnh kinh tế toàn cầu. Nó khiến bất ổn mới chồng chất lên những bất ổn hiện hữu

Căng thẳng thương mại Trung – Mỹ: Trung Quốc “vừa đấm vừa xoa”
Căng thẳng thương mại Trung – Mỹ: Trung Quốc “vừa đấm vừa xoa”

VOV.VN -Trung Quốc kiên quyết phản đối mọi hành vi của chủ nghĩa thương mại bá quyền và các biện pháp gây sức ép của Mỹ.

Căng thẳng thương mại Trung – Mỹ: Trung Quốc “vừa đấm vừa xoa”

Căng thẳng thương mại Trung – Mỹ: Trung Quốc “vừa đấm vừa xoa”

VOV.VN -Trung Quốc kiên quyết phản đối mọi hành vi của chủ nghĩa thương mại bá quyền và các biện pháp gây sức ép của Mỹ.

Mỹ-Trung áp thuế lẫn nhau: Cú giáng mạnh với nền kinh tế toàn cầu
Mỹ-Trung áp thuế lẫn nhau: Cú giáng mạnh với nền kinh tế toàn cầu

VOV.VN - Theo các nhà phân tích, các bước đi "ăn miếng trả miếng" của Mỹ và Trung Quốc là một "cú giáng mạnh" đối với nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

Mỹ-Trung áp thuế lẫn nhau: Cú giáng mạnh với nền kinh tế toàn cầu

Mỹ-Trung áp thuế lẫn nhau: Cú giáng mạnh với nền kinh tế toàn cầu

VOV.VN - Theo các nhà phân tích, các bước đi "ăn miếng trả miếng" của Mỹ và Trung Quốc là một "cú giáng mạnh" đối với nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

Ông Trump đặt cược "tất tay” vào thương chiến Mỹ-Trung để tái đắc cử?
Ông Trump đặt cược "tất tay” vào thương chiến Mỹ-Trung để tái đắc cử?

VOV.VN - Để suy đoán thương chiến Mỹ Trung có thể đi tới đâu, thì phải xem những ưu tiên của ông Trump nhằm tái đắc cử trong cuộc bầu cử 2020 là gì.

Ông Trump đặt cược "tất tay” vào thương chiến Mỹ-Trung để tái đắc cử?

Ông Trump đặt cược "tất tay” vào thương chiến Mỹ-Trung để tái đắc cử?

VOV.VN - Để suy đoán thương chiến Mỹ Trung có thể đi tới đâu, thì phải xem những ưu tiên của ông Trump nhằm tái đắc cử trong cuộc bầu cử 2020 là gì.