Thượng đỉnh G20 thúc đẩy an ninh lương thực, y tế và phát triển bền vững

VOV.VN - An ninh lượng thực, y tế và phát triển bền vững là những nội dung hàng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu (G20) diễn ra hôm qua dưới sự chủ trì của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Đây cũng là hội nghị thượng đỉnh khép lại vai trò Chủ tịch G20 của Ấn Độ.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng nước chủ nhà Narendra Modi đã nêu bật những thành tựu đáng kể trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Ấn Độ, nhấn mạnh tính toàn diện và hợp tác trong giải quyết các thách thức.

Nhà lãnh đạo Ấn Độ đồng thời hoan nghênh lệnh ngừng bắn ở Gaza, kêu gọi lãnh đạo các quốc gia phát triển và mới nổi hàng đầu hợp tác nhằm đảm bảo xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas không lan rộng. Ông cho rằng, cần phải có các giải pháp chung, đồng thời lên án chủ nghĩa khủng bố và nhấn mạnh tầm quan trọng của viện trợ nhân đạo, cũng như nỗ lực vì hoà bình.

"Điều rất quan trọng là viện trợ nhân đạo đến kịp thời và liên tục,  đảm bảo xung đột Israel- Hamas không trở thành xung đột khu vực. Chúng tôi tin rằng khủng bố với bất kỳ lý do nào cũng đều không thể chấp nhận được. Những cái chết của dân thường xảy ra ở bất cứ đầu cần bị lên án. Chúng tôi hoan nghênh động thái thả con tin và hi vọng tất cả các con tin sẽ sớm được thả.” - ông Mondi nói.

Trong bối cảnh Trí tuệ nhân tạo mang đến nhiều cơ hội, song cũng đặt ra những thách thức đối với an ninh toàn cầu, các nhà lãnh đạo G20 ủng hộ việc sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm và đề xuất thành lập quy định toàn cầu về AI. Ấn Độ dự kiến sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đối tác AI toàn cầu vào tháng 12 tới.

Thúc đẩy triển khai Cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số tại các quốc gia Nam Bán cầu và hành động khí hậu cũng là trọng tâm các cuộc thảo luận. Các nhà lãnh đạo G20 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hydro sạch và tăng cường tài chính cho khí hậu, với các bước đi cụ thể được mong chờ tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu vào cuối tháng này tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.

Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến G20 hôm qua được đánh giá là một thành công khi chứng kiến sự tham gia của tất cả 21 quốc gia thành viên, trong đó có Liên minh châu Phi vừa được trao tư cách thành viên thường trực hồi tháng 9 vừa qua. Đây cũng là điểm nhấn trong năm Chủ tịch G20 của Ấn Độ, với mục tiêu gia tăng tiếng nói của các nước Nam Bán cầu tại các tổ chức đa phương.

Trong phát biểu đầu tiên trước các nhà lãnh đạo G20 kể từ khi cuộc xung đột với Ukraine nổ ra hồi tháng 2 năm ngoái, Tổng thống Vladimir Putin một lần nữa khẳng định Nga chưa bao giờ từ chối các cuộc đàm phán hoà bình. Ông đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần hợp tác kinh tế quốc tế cởi mở và cùng có lợi:

“Sự hỗn loạn trên thị trường đang gia tăng , các vấn đề kinh niên trong lĩnh vực tài chính quốc tế, an ninh năng lượng và lương thực đang trở nên tồi tệ hơn. Điều quan trọng là đạt được sự tối ưu hóa hiệu quả của hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu, tăng cường vai trò của các nền kinh tế đang phát triển trong các tổ chức tài chính quốc tế, bao gồm IMF và Ngân hàng Thế giới Chúng tôi sẵn sàng hợp tác để giải quyết những vấn đề cấp bách này trong khuôn khổ G20 cũng như các tổ chức quốc tế khác, trong đó có BRICS.” - ông Putin cho biết.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không tham dự hội nghị, song đã cử Thủ tướng Lý Cường thay mặt phát biểu. Theo Thủ tướng Lý Cường, trước tình hình quốc tế đầy biến động và sự phục hồi kinh tế chậm chạp, điều quan trọng hơn cả là G20 phải củng cố quan hệ đối tác, giải quyết các thách thức toàn cầu thông qua hợp tác và đóng góp tích cực vào sự phục hồi kinh tế thế giới và sự phát triển chung toàn cầu.

Brazil sẽ chính thức tiếp nhận vai trò Chủ tịch G20 của Ấn Độ từ ngày 1/12 tới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

G20 nhất trí lên án khủng bố và xung đột tại Trung Đông
G20 nhất trí lên án khủng bố và xung đột tại Trung Đông

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 22/11 đã cùng thống nhất lên án chủ nghĩa khủng bố và xung đột đang diễn ra tại Trung Đông. Đây là một trong những điểm chính tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Ấn Độ.

G20 nhất trí lên án khủng bố và xung đột tại Trung Đông

G20 nhất trí lên án khủng bố và xung đột tại Trung Đông

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 22/11 đã cùng thống nhất lên án chủ nghĩa khủng bố và xung đột đang diễn ra tại Trung Đông. Đây là một trong những điểm chính tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Ấn Độ.

Việt Nam đề xuất 4 trọng tâm đối với hợp tác của nhóm 3G và G20
Việt Nam đề xuất 4 trọng tâm đối với hợp tác của nhóm 3G và G20

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt ngày 20/9 đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng nhóm 3G năm 2023 được tổ chức bên lề Tuần lễ cấp cao Khoá họp thứ 78 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Việt Nam đề xuất 4 trọng tâm đối với hợp tác của nhóm 3G và G20

Việt Nam đề xuất 4 trọng tâm đối với hợp tác của nhóm 3G và G20

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt ngày 20/9 đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng nhóm 3G năm 2023 được tổ chức bên lề Tuần lễ cấp cao Khoá họp thứ 78 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh G20 với một loạt kết quả quan trọng
Bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh G20 với một loạt kết quả quan trọng

VOV.VN - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 10/9 đã tuyên bố kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20, đồng thời đề xuất tổ chức phiên họp trực tuyến của khối vào tháng 11 tới, để đánh giá về các vấn đề đã được đưa ra tại hội nghị.

Bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh G20 với một loạt kết quả quan trọng

Bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh G20 với một loạt kết quả quan trọng

VOV.VN - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 10/9 đã tuyên bố kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20, đồng thời đề xuất tổ chức phiên họp trực tuyến của khối vào tháng 11 tới, để đánh giá về các vấn đề đã được đưa ra tại hội nghị.