Thượng đỉnh G7 siết chặt trừng phạt Nga, kiềm chế Trung Quốc

VOV.VN - Lãnh đạo G7 đang lên kế hoạch thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và xuất khẩu có liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Các vấn đề liên quan đến Trung Quốc cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự của thượng đỉnh G7.

Các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7)  sẽ nhóm họp tại Hiroshima, Nhật Bản trong tuần này, trong đó tập trung thảo luận các biện pháp trừng phạt tăng cường đối với nền kinh tế Nga.

Theo các nguồn tin, các biện pháp mới sẽ được các nhà lãnh đạo G7 công bố trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh diễn ra từ ngày 19-21/5 tới, trong đó sẽ có các giải pháp đối phó với việc né tránh các lệnh trừng phạt Nga liên quan đến nước thứ ba.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản – quốc gia chủ tịch G7 cho biết: “Chúng tôi tái khẳng định sự ủng hộ vững chắc của chúng tôi đối với Ukraine và đã đạt được tiến bộ trong việc tăng cường hỗ trợ tài chính. Chúng tôi xác nhận rằng chúng tôi sẽ tăng cường nỗ lực chia sẻ thông tin như một phần của các biện pháp đối phó với sự né tránh trừng phạt của Nga”.

G7 cũng đang tìm cách làm suy yếu hoạt động sản xuất năng lượng trong tương lai của Nga như cấm nhập khẩu khí đốt của Nga trên các tuyến đường mà Nga đã cắt nguồn cung trước đây, như qua Đức và Ba Lan, nhằm ngăn khí đốt giá rẻ Nga có thể quay trở lại châu Âu.

Phía Mỹ cũng đang hy vọng các nước thành viên G7 sẽ nhất trí điều chỉnh cách tiếp cận với các biện pháp trừng phạt, để tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Nga sẽ tự động bị cấm, trừ các loại hàng hóa nằm trong danh sách được phê duyệt. Điều này ngược lại với cách thức trừng phạt từ trước đến nay, là chỉ trừng phạt các mặt hàng trong danh sách cấm.

Mỹ cho rằng sự thay đổi này có thể gây khó khăn hơn cho Nga trong việc tìm ra những lỗ hổng trong cơ chế trừng phạt. Tuy nhiên, các thành viên G7 khác vẫn chưa nhất trí với cách tiếp cận này và quyết định cuối cùng dự kiến sẽ được đưa ra trong tuyên bố chung tại Hội nghị thượng đỉnh.

Hiện tại các trường hợp đặc biệt không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm vẫn chưa được công bố. Song các chuyên gia nhận định, nếu các lệnh trừng phạt mới được áp dụng thì Nga sẽ gặp nhiều khó khăn tìm kiếm các kẽ hở.

Ngoài vấn đề Nga - Ukraine, thượng đỉnh G7 sẽ đề cập đến nhiều vấn đề quốc tế nóng hiện nay. Theo truyền thông, trước cuộc gặp thượng đỉnh, các Bộ trưởng G7 cũng đã nhắc nhiều đến các cách thức ứng xử với Trung Quốc. Cụ thể, Mỹ và Anh mong muốn ngăn chặn sức ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc đối với các quốc gia đang phát triển. Trong khi, các Bộ trưởng G7 khác nêu ra ý tưởng kiểm soát có mục tiêu đối với các khoản đầu tư vào Trung Quốc.

Dẫu vậy, Nhật Bản rất thận trọng về ý tưởng này, do tác động của nó lên kinh tế của Nhật Bản và thương mại toàn cầu sẽ rất lớn. Hơn nữa, việc áp các lệnh trừng phạt mới nhắm vào Trung Quốc sẽ cần được G7 cân nhắc kỹ lưỡng vì nó có thể đẩy Trung Quốc và Nga sát lại gần nhau hơn. Điều này chắc chắn sẽ tác động trực tiếp đến cuộc xung đột Nga - Ukraine mà phương Tây đang muốn giành được lợi thế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nội dung chính thức của Hội nghị G7 là gì?
Nội dung chính thức của Hội nghị G7 là gì?

VOV.VN - Chỉ còn 10 ngày nữa, Hội nghị thượng định các nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ khai mạc tại Hiroshima. Với tư cách là nước chủ nhà, Nhật Bản vẫn đang tích cực điều chỉnh những nội dung quan trọng sẽ được thảo luận tại Hội nghị.

Nội dung chính thức của Hội nghị G7 là gì?

Nội dung chính thức của Hội nghị G7 là gì?

VOV.VN - Chỉ còn 10 ngày nữa, Hội nghị thượng định các nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ khai mạc tại Hiroshima. Với tư cách là nước chủ nhà, Nhật Bản vẫn đang tích cực điều chỉnh những nội dung quan trọng sẽ được thảo luận tại Hội nghị.

Hội nghị Ngoại trưởng G7 tiếp tục thảo luận những vấn đề thế giới quan trọng
Hội nghị Ngoại trưởng G7 tiếp tục thảo luận những vấn đề thế giới quan trọng

VOV.VN - Hôm nay (17/4), tại Nagano, Nhật Bản, Hội nghị Ngoại trưởng các nước G7 tiếp tục các phiên thảo luận những nội dung quan trọng liên quan đến tình hình thế giới. 

Hội nghị Ngoại trưởng G7 tiếp tục thảo luận những vấn đề thế giới quan trọng

Hội nghị Ngoại trưởng G7 tiếp tục thảo luận những vấn đề thế giới quan trọng

VOV.VN - Hôm nay (17/4), tại Nagano, Nhật Bản, Hội nghị Ngoại trưởng các nước G7 tiếp tục các phiên thảo luận những nội dung quan trọng liên quan đến tình hình thế giới. 

Medvedev: Nga đối mặt cuộc chiến tổng hợp, phá hoại ngầm và ám sát chính trị
Medvedev: Nga đối mặt cuộc chiến tổng hợp, phá hoại ngầm và ám sát chính trị

VOV.VN - Chính trị gia Medevev cho biết, Nga đang đương đầu với một cuộc chiến toàn diện, trong đó đối phương còn tiến hành "phá hoại ngầm" và "ám sát chính trị".

Medvedev: Nga đối mặt cuộc chiến tổng hợp, phá hoại ngầm và ám sát chính trị

Medvedev: Nga đối mặt cuộc chiến tổng hợp, phá hoại ngầm và ám sát chính trị

VOV.VN - Chính trị gia Medevev cho biết, Nga đang đương đầu với một cuộc chiến toàn diện, trong đó đối phương còn tiến hành "phá hoại ngầm" và "ám sát chính trị".

Áo: Tất cả tham gia lệnh trừng phạt chống Nga của EU là không thực tế
Áo: Tất cả tham gia lệnh trừng phạt chống Nga của EU là không thực tế

VOV.VN - Trong cuộc họp không chính thức của các ngoại trưởng EU vào hôm 12/5, Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg phát biểu: EU hiểu rằng không phải nước nào cũng sẵn sàng tham gia lệnh trừng phạt chống Nga.

Áo: Tất cả tham gia lệnh trừng phạt chống Nga của EU là không thực tế

Áo: Tất cả tham gia lệnh trừng phạt chống Nga của EU là không thực tế

VOV.VN - Trong cuộc họp không chính thức của các ngoại trưởng EU vào hôm 12/5, Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg phát biểu: EU hiểu rằng không phải nước nào cũng sẵn sàng tham gia lệnh trừng phạt chống Nga.

Lý do cuộc phản công của Ukraine khó đánh bại quân Nga
Lý do cuộc phản công của Ukraine khó đánh bại quân Nga

VOV.VN - Phương Tây bắt đầu trở nên thực tế hơn đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine. Nhiều quan chức và học giả phương Tây nhận ra rằng xác suất Ukraine đánh bại Nga trong cuộc phản công là rất thấp và cái giá mà Ukraine phải trả khi đó có thể rất đắt.

Lý do cuộc phản công của Ukraine khó đánh bại quân Nga

Lý do cuộc phản công của Ukraine khó đánh bại quân Nga

VOV.VN - Phương Tây bắt đầu trở nên thực tế hơn đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine. Nhiều quan chức và học giả phương Tây nhận ra rằng xác suất Ukraine đánh bại Nga trong cuộc phản công là rất thấp và cái giá mà Ukraine phải trả khi đó có thể rất đắt.

Lính Ukraine chọc thủng sườn quân Nga gần Bakhmut?
Lính Ukraine chọc thủng sườn quân Nga gần Bakhmut?

VOV.VN - Quân đội Ukraine cho hay, họ đã chọc thủng sườn quân Nga và lấy lại khoảng 14,4km2 ở ngoại ô thành phố Bakhmut (Artemovsk). Điều này nếu đúng thì sẽ là chiến tích đáng kể đầu tiên của phía Ukraine trong các tuần vừa qua.

Lính Ukraine chọc thủng sườn quân Nga gần Bakhmut?

Lính Ukraine chọc thủng sườn quân Nga gần Bakhmut?

VOV.VN - Quân đội Ukraine cho hay, họ đã chọc thủng sườn quân Nga và lấy lại khoảng 14,4km2 ở ngoại ô thành phố Bakhmut (Artemovsk). Điều này nếu đúng thì sẽ là chiến tích đáng kể đầu tiên của phía Ukraine trong các tuần vừa qua.

Phản ứng của Mỹ trước Luật Phản gián của Trung Quốc
Phản ứng của Mỹ trước Luật Phản gián của Trung Quốc

VOV.VN - Mới đây Trung Quốc tiến hành sửa đổi Luật Phản gián. Trước động thái này, Mỹ bày tỏ băn khoăn hoạt động kinh doanh và nghiên cứu của mình tại Trung Quốc sẽ gặp khó khăn.

Phản ứng của Mỹ trước Luật Phản gián của Trung Quốc

Phản ứng của Mỹ trước Luật Phản gián của Trung Quốc

VOV.VN - Mới đây Trung Quốc tiến hành sửa đổi Luật Phản gián. Trước động thái này, Mỹ bày tỏ băn khoăn hoạt động kinh doanh và nghiên cứu của mình tại Trung Quốc sẽ gặp khó khăn.

Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?
Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?

VOV.VN - Tương tự quan điểm của Mỹ về Đài Loan, quan điểm của Trung Quốc về việc Nga tấn công Ukraine cũng được giới quan sát đánh giá là “mập mờ chiến lược”. Chính sách lấp lửng này có thể làm EU thêm chia rẽ trước các vấn đề như cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga.

Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?

Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?

VOV.VN - Tương tự quan điểm của Mỹ về Đài Loan, quan điểm của Trung Quốc về việc Nga tấn công Ukraine cũng được giới quan sát đánh giá là “mập mờ chiến lược”. Chính sách lấp lửng này có thể làm EU thêm chia rẽ trước các vấn đề như cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga.