Kiệt sức bơi trong nước lũ vẫn không cứu nổi đàn gà cả vạn con

VOV.VN - Lũ dâng lên, đàn gà 13.000 con sắp bị nhấn chìm, anh Điệp bơi đến kiệt sức nhưng chỉ giải cứu được vài ngàn con, số còn lại đã chết sạch.

Một đêm cả vạn con gà chết sạch

Những ngày qua, mưa lũ đã khiến nhiều địa phương tại Nghệ An chịu thiệt hại nặng nề. Không ít gia đình trắng tay sau mưa lũ.

Thẫn thờ nhìn số gà ít ỏi còn sót lại, anh Nguyễn Duy Điệp (trú tại xã Thanh Phong, huyện Thanh Chương, Nghệ An) ứa nước mắt. Chỉ sau 1 đêm, trang trại gà của anh với tổng số 13.000 con sắp đến ngày xuất chuồng đã chết sạch. Bao nhiêu tâm huyết, tiền bạc đổ vào đàn gà, giờ anh lại trắng tay chỉ sau 1 đêm.

Cách đây 4 năm, anh Điệp quyết định học hỏi rồi vay vốn ngân hàng đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà. Bắt đầu với vài trăm con, số lượng nuôi tăng dần lên 1.000 con. Có được những thành công đầu tiên, đầu năm 2020, anh quyết định gom góp toàn bộ vốn liếng, vay mượn thêm để mua 15.000 gà giống về nuôi, tận dụng đất trống trong trang trại anh đào ao nuôi thêm 5.000 cá chim.

Đến cuối tháng 10/2020, gà đã đạt trọng lượng 2,5kg/1 con, cả đàn còn lại khoảng 13.000 con, dự kiến ít tuần nữa là sẽ xuất bán. Biết bao công sức chăm sóc, nghĩ rằng sau khi xuất bán không chỉ thu hồi vốn mà anh sẽ có thêm một khoản tiền lời khá lớn. Chưa kịp vui mừng thì trận lũ kinh hoàng kéo đến.

Tối 29/10, anh Điệp ra chuồng gà kiểm tra một vòng như thường lệ, ngoài trời vẫn mưa xối xả không ngớt, lo lắng nên anh ngủ lại trang trại để phòng trường hợp bất trắc. Gần 12h khuya, nước lũ ập về bao phủ trại gà. Nước dâng nhanh tràn vào chuồng gà, anh Điệp vội gọi điện cho anh trai, bạn bè ra giúp sức để giải cứu đàn gà khỏi nước lũ. Tuy nhiên, lũ lên nhanh  ai cũng đang vội vã sơ tán người, kê cao tài sản tránh lũ. 

Lúc này gà nháo nhác dẫm đạp lên nhau. Anh Điệp vội mang đồ đạc bỏ vào trong trong chuồng cho gà đứng lên tránh nước. Nỗ lực trên của anh Điệp chẳng thu được kết quả bởi không lâu sau thì nước ngập sâu nửa chuồng gà. Nước vẫn tiếp tục dâng lên.

Lúc này, anh dầm mình trong nước mỗi lần bắt được khoảng 5 con gà rồi mang lên khu đất đang ráo nước cạnh chuồng gà. Cứ như vậy, trong đêm anh như một con thoi, lội từ chuồng gà đến khu đất không ngừng nghỉ để cứu gà. Gần 3h sáng, anh trai cùng một số bạn bè của anh Điệp có mặt tiếp sức cứu gà.

Anh Điệp nhớ lại: “Nước ngập quá sâu nên chỉ có cách bắt từng con đem đi, mỗi lần như vậy gắng lắm cũng chỉ xách được chừng 5 con. Khi cứu được vài ngàn con ra ngoài thì ai cũng kiệt sức, bỏ cuộc. Gà cũng đã chết nổi trắng chuồng”. 

Sáng 30/10, một số người khác vào hỗ trợ anh Điệp cứu gà. Trước khi chuồng gà bị nước lũ nhấn chìm, đoàn đã cứu được chừng 5.000 con gà và hỗ trợ anh Điệp đưa đến một số nhà dân chưa bị ngập nước gửi tạm. “Mưa ướt, lạnh nữa nên số gà cứu được cũng đã chết gần 1 nửa. Giờ mất trắng, mất sạch cả rồi” - anh Điệp xót xa nói.

Còn người là còn của

Nước lũ đã rút, anh Nguyễn Đình Nhàn (trú tại xã Nghi Hưng, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) tranh thủ dọn dẹp chuồng trại. Tại đây số gà chết vẫn còn nằm ngổn ngang quanh chuồng trại.

Trang trại của anh Nhàn lớn nhất nhì trong vùng, chỉ sau một trận lũ, người đàn ông này lại rơi vào cảnh trắng tay. Hơn 10.000 con gà đến ngày xuất chuồng chết sạch chỉ sau khoảng 1 giờ.

Anh Nhàn chia sẻ: “Đáng lẽ hôm nay bắt đầu xuất bán rồi, nhưng giờ gà chết sạch, xót xa lắm. Nhưng thiên tai bất khả kháng mà, tránh sao được. Nhìn nhiều nơi nhà cửa tan hoang, người chết thì mình vẫn còn may mắn. Còn người là còn của, mong mọi chuyện nhanh qua để làm lại”.

Những ngày qua, hình ảnh người đàn ông trung tuổi một mình ngồi bệt bên đường, đăm chiêu nhìn vào biển nước mênh mông được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xót xa. Biển nước đục ngàu ấy vốn là trang trại nuôi tôm, vịt trị giá gần cả tỷ đồng sắp đến ngày thu hoạch của vợ chồng chị Nguyễn Thị Bình (43 tuổi, trú tại xã Thanh Lĩnh, huyện Thanh Chương). 

Chị Bình cho biết, năm nay, hai vợ chồng quyết định vay thêm 500 triệu đồng để đầu tư mua tôm giống, vịt đẻ để phát triển mô hình mới. Vịt và tôm đều đã đạt cân nặng, họ dự kiến sẽ bán đại trà trong nửa tháng tới.

Chiều 30/10, mưa lớn, hai vợ chồng vội chạy ra khu vực nuôi tôm và trang trại vịt để kiểm tra, nhưng không có hiện tượng bất thường. Khoảng 17h cùng ngày, nước lũ bất ngờ ập về, dâng nhanh đã cuối trôi hết tôm, đàn vịt 2.000 con cũng bị trôi gần hết giờ chỉ sót lại khoảng 500 con. Tất cả đã mất hết, trận lũ đã để lại cho gia đình chị một số nợ khổng lồ. Thấy tình cảnh khó khăn, nhiều bà con đã đến kêu gọi mua vịt ủng hộ khiến 2 vợ chồng rất xúc động./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lãnh đạo các nước gửi thư thăm hỏi tình hình thiệt hại bão lũ miền Trung
Lãnh đạo các nước gửi thư thăm hỏi tình hình thiệt hại bão lũ miền Trung

VOV.VN - Lãnh đạo nhiều quốc gia đã gửi thư thăm hỏi tình hình thiệt hại do mưa lũ tại miền Trung Việt Nam

Lãnh đạo các nước gửi thư thăm hỏi tình hình thiệt hại bão lũ miền Trung

Lãnh đạo các nước gửi thư thăm hỏi tình hình thiệt hại bão lũ miền Trung

VOV.VN - Lãnh đạo nhiều quốc gia đã gửi thư thăm hỏi tình hình thiệt hại do mưa lũ tại miền Trung Việt Nam

Mưa bão lịch sử tại miền Trung gây thiệt hại sơ bộ 2.700 tỷ đồng
Mưa bão lịch sử tại miền Trung gây thiệt hại sơ bộ 2.700 tỷ đồng

VOV.VN - Các thành viên Chính phủ đánh giá tình hình mưa lũ trong tháng 10 vừa qua tại các tỉnh miền Trung là lịch sử.

Mưa bão lịch sử tại miền Trung gây thiệt hại sơ bộ 2.700 tỷ đồng

Mưa bão lịch sử tại miền Trung gây thiệt hại sơ bộ 2.700 tỷ đồng

VOV.VN - Các thành viên Chính phủ đánh giá tình hình mưa lũ trong tháng 10 vừa qua tại các tỉnh miền Trung là lịch sử.

Hơn 1.100 ha mía ở Hậu Giang có nguy cơ thiệt hại do ngập úng
Hơn 1.100 ha mía ở Hậu Giang có nguy cơ thiệt hại do ngập úng

VOV.VN - Hiện có hơn 1.100 ha mía tại các vùng trũng trong huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang bị xiêu vẹo và ngập sâu trong nước, với độ sâu từ mặt liếp lên cây mía dao động từ 10-30cm.

Hơn 1.100 ha mía ở Hậu Giang có nguy cơ thiệt hại do ngập úng

Hơn 1.100 ha mía ở Hậu Giang có nguy cơ thiệt hại do ngập úng

VOV.VN - Hiện có hơn 1.100 ha mía tại các vùng trũng trong huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang bị xiêu vẹo và ngập sâu trong nước, với độ sâu từ mặt liếp lên cây mía dao động từ 10-30cm.