Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng để giải ngân đầu tư công

VOV.VN - 6 tháng đầu năm nay, dự kiến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Khánh Hòa đạt gần 40% so với tổng vốn được giao. Tháo gỡ các vướng mắc, điểm nghẽn về mặt bằng, thủ tục hành chính là giải pháp giúp địa phương này đẩy mạnh tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công.

Năm 2023, tỉnh Khánh Hòa được phân bổ số vốn đầu tư công hơn 7.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến đầu tháng 6 này, tỉnh mới chỉ phân bổ được 70% số vốn. Tính đến ngày 20/6, tỉnh Khánh Hòa mới giải ngân gần 40% số vốn mà UBND tỉnh đã phân bổ trước đó.

Hiện, vẫn còn 18 đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung toàn tỉnh, một số đơn vị chưa giải ngân được đồng nào. Nhiều dự án ở thành phố Nha Trang đã chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm như các dự án: đường D30, đường Vành đai 2, nút giao Ngọc Hội, Khu tái định cư Vĩnh Thái…

Nguyên nhân chính vẫn là không có mặt bằng để tổ chức thi công. Ông Quách Thanh Sơn, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa cho biết, năm nay, đơn vị được bố trí gần 360 tỷ đồng vốn đầu tư công nhưng đến nay mới giải ngân khoảng 15%, khó khăn nhất vẫn là trong giải phóng mặt bằng để triển khai thi công.

“Đường D30 trong mấy năm vừa qua, chúng tôi rất khó khăn trong giải phóng mặt bằng. Đầu tháng 6, thành phố Nha Trang đã ký một loạt quyết định cưỡng chế các hộ ở trên 2 dự án này, các hộ đã giao mặt bằng cho chúng tôi để triển khai thi công. Song song việc này, thành phố Nha Trang đang khẩn trương để bảo vệ thi công, đối với các hộ chưa đồng thuận tại Khu tái định cư Vĩnh Thái. Hy vọng trong tháng 7, chúng tôi sẽ có được mặt bằng để triển khai đẩy nhanh tiến độ dự án này” - ông Quách Thanh Sơn nói.

Hiện tỉnh Khánh Hòa đang đồng loạt triển khai nhiều dự án trọng điểm quốc gia như: Cao tốc Bắc - Nam, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, đường dây 500kv, các công trình cảng cá, bệnh viện… Việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng được các chủ đầu tư, phối hợp địa phương rà soát các thủ tục, vận động người dân đồng thuận.

Trong đó, dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột vừa được khởi công ngày 18/6, dự án thành phần 1 đoạn qua tỉnh Khánh Hòa dài hơn 31km do UBND tỉnh làm cơ quan chủ quản. Ông Đặng Hữu Tài, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Khánh Hòa, chủ đầu tư dự án cho biết.

“Dự án thành phần 1 đã hoàn thành thủ tục gói thầu số 1, hiện nay, công tác đền bù cũng đang xét họp. Tình hình giải phóng mặt bằng mặc dù chưa phê duyệt nhưng thị xã Ninh Hòa cũng đã vận động nhân dân, bàn giao được 70% diện tích, ban đã nhận phần diện tích này và bắt đầu đang triển khai. Cố gắng các thủ tục hoàn chỉnh, tháng 7 sẽ giải ngân trên 50%” - ông Đặng Hữu Tài nói.

Để hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 đạt từ 95% trở lên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đề nghị các chủ đầu tư phải có cam kết về tỷ lệ giải ngân theo mốc thời gian cụ thể. Các trường hợp chậm giải ngân theo thời gian cam kết từ 2 tháng trở lên cần có hình thức xử lý kịp thời.

Ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu điều chỉnh vốn đối với các dự án không thực hiện được nhiệm vụ đầu tư, không có khả năng giải ngân hết vốn, điều chuyển, bố trí vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt và có nhu cầu bổ sung vốn trong năm 2023. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc giải ngân nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia để sớm đưa 2 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025. Ông Lê Hữu Hoàng yêu cầu các địa phương, chủ đầu tư khẩn trương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, đền bù, tái định cư.

“Họp 2 tuần 1 lần, kiến nghị, báo cáo thì hàng tuần, xem tiến triển như thế nào? Còn 0% hay không? Và cả những đơn vị dưới của mức bình quân. Có được những giải pháp quyết liệt để hoàn thành trong đầu tư công trong năm nay. Chúng ta thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị, có rất nhiều dự án trọng điểm mà không giải ngân, điều này là rất đáng tiếc” - ông Lê Hữu Hoàng nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM tăng cường giám sát việc giải ngân đầu tư công
TP.HCM tăng cường giám sát việc giải ngân đầu tư công

VOV.VN - Chiều nay (15/6), HĐND TP.HCM giám sát việc thực hiện công tác đầu tư công giai đoạn 2021-2025 đối với UBND TP.HCM. 

TP.HCM tăng cường giám sát việc giải ngân đầu tư công

TP.HCM tăng cường giám sát việc giải ngân đầu tư công

VOV.VN - Chiều nay (15/6), HĐND TP.HCM giám sát việc thực hiện công tác đầu tư công giai đoạn 2021-2025 đối với UBND TP.HCM. 

Bồi thường, giải phóng mặt bằng là “điểm nghẽn” giải ngân đầu tư công tại TP.HCM
Bồi thường, giải phóng mặt bằng là “điểm nghẽn” giải ngân đầu tư công tại TP.HCM

VOV.VN - Chiều 24/5, HĐND TP.HCM tổ chức buổi giám sát việc thực hiện công tác đầu tư công giai đoạn 2021-2025 đối với Sở Tài nguyên và Môi trường.

Bồi thường, giải phóng mặt bằng là “điểm nghẽn” giải ngân đầu tư công tại TP.HCM

Bồi thường, giải phóng mặt bằng là “điểm nghẽn” giải ngân đầu tư công tại TP.HCM

VOV.VN - Chiều 24/5, HĐND TP.HCM tổ chức buổi giám sát việc thực hiện công tác đầu tư công giai đoạn 2021-2025 đối với Sở Tài nguyên và Môi trường.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 184/TB-VPCP ngày 17/5/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Tổ trưởng tổ công tác số 1 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại Hội nghị trực tuyến với 5 địa phương.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 184/TB-VPCP ngày 17/5/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Tổ trưởng tổ công tác số 1 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại Hội nghị trực tuyến với 5 địa phương.