Tổng thống Putin: Nga quyết không để bị cô lập và sẽ thích ứng với tình hình kinh tế mới

VOV.VN - Hôm 12/4, Tổng thống Putin tuyên bố nước Nga sẽ không đóng cửa với phần còn lại của thế giới và Nga sẵn sàng hợp tác với tất cả các đối tác muốn hợp tác. Ông cũng cho biết, kinh tế Nga sẽ chủ động thích ứng với tình hình mới.

Ông Putin phát biểu trong cuộc gặp với nhân sự ngành công nghiệp vũ trụ Nga tại sân bay vũ trụ Vostochny: “Chúng ta sẽ không tự phong tỏa bản thân. Trong thế giới ngày nay, hoàn toàn không thể cô lập hoàn toàn một ai đó, và càng không thể cô lập hoàn toàn một nước khổng lồ như nước Nga. Do vậy, chúng ta sẽ làm việc với các đối tác thực sự muốn hợp tác”.

Nhà lãnh đạo Nga lưu ý rằng vào năm 1961, xét từ quan điểm công nghệ, Liên Xô hoàn toàn bị cô lập. Nhưng “bất chấp tất cả, Liên Xô vẫn là quốc gia đầu tiên phóng vệ tinh nhân tạo Sputnik vào vũ trụ, du hành gia vũ trụ đầu tiên cũng thuộc về chúng ta, chuyến bay đầu tiên của một trạm vũ trụ tới Mặt Trăng cũng thuộc về chúng ta”.

Theo ông Putin, nước Nga thời Xô viết đã đạt được những thành tựu rực rỡ dù bị cô lập hoàn toàn về mặt công nghệ và do đó, nước Nga ngày nay với các công nghệ hiện đại sẽ tiếp tục gặt hái thành công trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.

Người đứng đầu nhà nước Nga cũng ghi nhận Nga đã đạt nhiều bước tiến trong cả lĩnh vực kinh tế và nông nghiệp kể từ khi vấp phải các trừng phạt của phương Tây vào năm 2014 để đáp trả việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình.

Ông Putin giải thích thêm: “Nông nghiệp Nga đã trở thành một lĩnh vực sản xuất công nghệ cao. Sản lượng nông nghiệp xuất khẩu đã vượt mức xuất khẩu vũ khí, ở mức 10 tỷ USD”.

Trước các lệnh trừng phạt từ phương Tây sau khi Nga bắt đầu tấn công vào Ukraine vào  tháng 2/2022, ông Putin tuyên bố, nền kinh tế Nga “nhất định sẽ phải thích ứng với tình hình mới, và điều này là tất yếu”.

Tổng thống Putin cho hay, Nga và Belarus đã hoàn thành hơn 1/3 các kế hoạch tích hợp nền kinh tế giữa 2 nước, như trong lĩnh vực ngân hàng. Theo ông, hai bên đã xác định các “bước tiếp cận nhằm hình thành chính sách tiền tệ chung, quản lý tiền tệ, và tích hợp các hệ thống thanh toán quốc gia”.

Vẫn theo nhà lãnh đạo Nga, hai nước đã ký thỏa thuận về phối hợp hài hòa hoạt động hải quan của hai phía, đồng thời đang tạo ra hệ thống tích hợp phục vụ quản lý thuế gián tiếp…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Putin: “Mỹ sẵn sàng chống Nga đến người Ukraine cuối cùng”
Tổng thống Putin: “Mỹ sẵn sàng chống Nga đến người Ukraine cuối cùng”

VOV.VN - Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS hôm 12/4 cho hay, Tổng thống Putin tán đồng ý kiến cho rằng “Mỹ đang chống lại Nga đến người Ukraine cuối cùng”.

Tổng thống Putin: “Mỹ sẵn sàng chống Nga đến người Ukraine cuối cùng”

Tổng thống Putin: “Mỹ sẵn sàng chống Nga đến người Ukraine cuối cùng”

VOV.VN - Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS hôm 12/4 cho hay, Tổng thống Putin tán đồng ý kiến cho rằng “Mỹ đang chống lại Nga đến người Ukraine cuối cùng”.

Tổng thống Putin: Nga không có sự lựa chọn nào khác ngoài tấn công Ukraine
Tổng thống Putin: Nga không có sự lựa chọn nào khác ngoài tấn công Ukraine

VOV.VN - Hôm 12/4/2022, Tổng thống Putin tái khẳng định rằng Nga không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng vũ lực quân sự tấn công Ukraine để bảo vệ người gốc Nga sống tại vùng Donbass...

Tổng thống Putin: Nga không có sự lựa chọn nào khác ngoài tấn công Ukraine

Tổng thống Putin: Nga không có sự lựa chọn nào khác ngoài tấn công Ukraine

VOV.VN - Hôm 12/4/2022, Tổng thống Putin tái khẳng định rằng Nga không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng vũ lực quân sự tấn công Ukraine để bảo vệ người gốc Nga sống tại vùng Donbass...

Lý do khiến Mỹ lo ngại trước việc Ấn Độ mua dầu của Nga trong khủng hoảng Ukraine
Lý do khiến Mỹ lo ngại trước việc Ấn Độ mua dầu của Nga trong khủng hoảng Ukraine

VOV.VN - Vừa qua bất chấp các cảnh báo từ phía Mỹ, Ấn Độ vẫn mua dầu của Nga và áp dụng chế độ thanh toán bằng đồng rúp. Trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine hiện nay, động thái đó của Ấn Độ khiến Mỹ lo ngại cả về ngắn hạn và dài hạn.

Lý do khiến Mỹ lo ngại trước việc Ấn Độ mua dầu của Nga trong khủng hoảng Ukraine

Lý do khiến Mỹ lo ngại trước việc Ấn Độ mua dầu của Nga trong khủng hoảng Ukraine

VOV.VN - Vừa qua bất chấp các cảnh báo từ phía Mỹ, Ấn Độ vẫn mua dầu của Nga và áp dụng chế độ thanh toán bằng đồng rúp. Trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine hiện nay, động thái đó của Ấn Độ khiến Mỹ lo ngại cả về ngắn hạn và dài hạn.

Phản đòn của Nga đối với đồng USD thiên về “nổi dậy” hơn là “chiến tranh”?
Phản đòn của Nga đối với đồng USD thiên về “nổi dậy” hơn là “chiến tranh”?

VOV.VN - Vừa qua, Nga tung ra liên tiếp các phản đòn vào phương Tây, gây khó khăn nhất định cho đối phương khi ép họ phải thanh toán bằng đồng rúp. Tuy nhiên, việc thoát hẳn khỏi hệ thống thanh toán quốc tế lấy USD làm trung tâm để xây dựng các hệ thống mới có tính bền vững là điều không đơn giản.

Phản đòn của Nga đối với đồng USD thiên về “nổi dậy” hơn là “chiến tranh”?

Phản đòn của Nga đối với đồng USD thiên về “nổi dậy” hơn là “chiến tranh”?

VOV.VN - Vừa qua, Nga tung ra liên tiếp các phản đòn vào phương Tây, gây khó khăn nhất định cho đối phương khi ép họ phải thanh toán bằng đồng rúp. Tuy nhiên, việc thoát hẳn khỏi hệ thống thanh toán quốc tế lấy USD làm trung tâm để xây dựng các hệ thống mới có tính bền vững là điều không đơn giản.

Nga liên thủ với Ấn Độ về tiền tệ để phản công trừng phạt của Mỹ
Nga liên thủ với Ấn Độ về tiền tệ để phản công trừng phạt của Mỹ

VOV.VN - Các đòn trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga đang phản lại chính đồng USD và đặt ra hoài nghi về tính hợp lý của hệ thống tài chính hiện nay. Nga đang tích cực liên thủ tài chính với các nước thân thiện với mình (như Ấn Độ...) để ứng phó với Mỹ.

Nga liên thủ với Ấn Độ về tiền tệ để phản công trừng phạt của Mỹ

Nga liên thủ với Ấn Độ về tiền tệ để phản công trừng phạt của Mỹ

VOV.VN - Các đòn trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga đang phản lại chính đồng USD và đặt ra hoài nghi về tính hợp lý của hệ thống tài chính hiện nay. Nga đang tích cực liên thủ tài chính với các nước thân thiện với mình (như Ấn Độ...) để ứng phó với Mỹ.

Công nghệ vũ khí thông minh tạo lợi thế cho phe phòng ngự trong cuộc chiến Ukraine
Công nghệ vũ khí thông minh tạo lợi thế cho phe phòng ngự trong cuộc chiến Ukraine

VOV.VN - Các loại đạn thông minh được tạo ra bằng công nghệ quân sự hiện đại đang mang lại lợi thế lớn cho phe phòng ngự trong các cuộc chiến thời nay, bao gồm cả xung đột quân sự ở Ukraine.

Công nghệ vũ khí thông minh tạo lợi thế cho phe phòng ngự trong cuộc chiến Ukraine

Công nghệ vũ khí thông minh tạo lợi thế cho phe phòng ngự trong cuộc chiến Ukraine

VOV.VN - Các loại đạn thông minh được tạo ra bằng công nghệ quân sự hiện đại đang mang lại lợi thế lớn cho phe phòng ngự trong các cuộc chiến thời nay, bao gồm cả xung đột quân sự ở Ukraine.

Trung Quốc định vị lại “Vành đai và Con đường” trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine
Trung Quốc định vị lại “Vành đai và Con đường” trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Việc Nga tấn công Ukraine trong tháng 2 và tháng 3/2022 tuy là một sự kiện thiên về địa chính trị nhưng lại có tác động sâu đến địa kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng mạnh đến các sáng kiến liên kết như Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc…

Trung Quốc định vị lại “Vành đai và Con đường” trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine

Trung Quốc định vị lại “Vành đai và Con đường” trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Việc Nga tấn công Ukraine trong tháng 2 và tháng 3/2022 tuy là một sự kiện thiên về địa chính trị nhưng lại có tác động sâu đến địa kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng mạnh đến các sáng kiến liên kết như Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc…

Chiến sự Nga - Ukraine đe dọa nguồn cung lương thực cho nhiều nước trên thế giới
Chiến sự Nga - Ukraine đe dọa nguồn cung lương thực cho nhiều nước trên thế giới

VOV.VN - Cuộc chiến đang diễn ra giữa Nga và Ukraine đồng thời đe dọa nguồn cung lương thực và sinh kế của nhiều người ở châu Âu, châu Phi, và châu Á – những người phụ thuộc vào các dải đất rộng lớn và màu mỡ của khu vực Biển Đen – nơi được coi là vựa lương thực hay “rổ bánh mì” của thế giới.

Chiến sự Nga - Ukraine đe dọa nguồn cung lương thực cho nhiều nước trên thế giới

Chiến sự Nga - Ukraine đe dọa nguồn cung lương thực cho nhiều nước trên thế giới

VOV.VN - Cuộc chiến đang diễn ra giữa Nga và Ukraine đồng thời đe dọa nguồn cung lương thực và sinh kế của nhiều người ở châu Âu, châu Phi, và châu Á – những người phụ thuộc vào các dải đất rộng lớn và màu mỡ của khu vực Biển Đen – nơi được coi là vựa lương thực hay “rổ bánh mì” của thế giới.