Vụ rải truyền đơn:

Triều Tiên dọa xem xét lại các cuộc đàm phán cấp cao với Hàn Quốc

VOV.VN - Trả lời thư của Triều Tiên, Hàn Quốc tái khẳng định họ không thể kiểm soát các hoạt động dân sự bởi hiện chưa có căn cứ pháp lý.

Ủy ban Quốc phòng của Triều Tiên vừa cho biết nước này buộc phải xem xét lại một thỏa thuận với phía Hàn Quốc về việc nối lại các cuộc đàm phán cấp cao giữa 2 bên.

Khí cầu mang truyền đơn sang Triều Tiên (ảnh: Ibtimes)
Nguyên nhân của việc này là do các nhà hoạt động Hàn Quốc vẫn tiếp tục rải truyền đơn bôi nhọ chế độ của Triều Tiên và các truyền đơn này đã lan sang biên giới Triều Tiên. 

Theo thông báo được Bộ Thống nhất Hàn Quốc đưa ra sáng 27/10, phía Triều Tiên đã gửi thư tới văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông qua đường dây nóng quân sự giữa 2 nước, trong đó cáo buộc chính phủ Hàn Quốc đã để cho các nhà hoạt động tự do rải truyền đơn bôi xấu Triều Tiên. Phía Triều Tiên cho rằng hành động này của chính phủ Hàn Quốc cho thấy nước này đang thờ ơ trước lời kêu gọi của Triều Tiên về việc cải thiện mối quan hệ song phương.

Do đó, theo Uỷ ban Quốc phòng Triều Tiên, 2 bên cần phải suy nghĩ lại xem liệu có nên tổ chức cuộc đàm phán cấp cao trong bối cảnh này hay không. Trả lời thư của Triều Tiên, Hàn Quốc tái khẳng định rằng, chính phủ nước này không thể kiểm soát các hoạt động dân sự bởi hiện chưa có căn cứ pháp lý để giải quyết vấn đề này.

Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên sớm đáp ứng đề xuất về việc tổ chức các cuộc đàm phán cấp Thứ trưởng giữa 2 bên vào ngày 30/10 tới.

Hồi đầu tháng này, một phái đoàn cấp cao Triều Tiên đã bất ngờ tới Hàn Quốc dự lễ bế mạc Đại hội thể thao châu Á Incheon. Tại đây, các quan chức an ninh cấp cao của Triều Tiên và Hàn Quốc đã nhất trí tổ chức một vòng đàm phán cấp cao vào cuối tháng này hoặc đầu tháng sau. Hồi đầu tuần này, Seoul đã đề xuất tổ chức cuộc gặp vào ngày 30 tháng 10. Tuy nhiên, phía Bình Nhưỡng hiện vẫn im lặng trước đề xuất này. Thêm vào đó, vụ đấu súng gần đây giữa 2 bên tại khu vực biên giới căng thẳng, liên quan đến việc các nhà hoạt động Hàn Quốc rải truyền đơn chống Triều Tiên, đã làm gia tăng những lo ngại rằng liệu Triều Tiên và Hàn Quốc có tổ chức đàm phán cấp cao như đã nhất trí trước đó tại Inchơn hay không./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triều Tiên e ngại ‘cây gậy’ đằng sau ‘củ cà rốt’ của Mỹ
Triều Tiên e ngại ‘cây gậy’ đằng sau ‘củ cà rốt’ của Mỹ

(VOV) - Tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên vừa có bài viết khẳng định nước này sẽ không bị mắc lừa bởi chiến thuật ‘củ cà rốt’ của Mỹ.

Triều Tiên e ngại ‘cây gậy’ đằng sau ‘củ cà rốt’ của Mỹ

Triều Tiên e ngại ‘cây gậy’ đằng sau ‘củ cà rốt’ của Mỹ

(VOV) - Tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên vừa có bài viết khẳng định nước này sẽ không bị mắc lừa bởi chiến thuật ‘củ cà rốt’ của Mỹ.

Triều Tiên đóng cửa biên giới do lo sợ virus Ebola
Triều Tiên đóng cửa biên giới do lo sợ virus Ebola

VOV.VN -Một công ty du lịch Trung Quốc đã nhận được thông báo từ Triều Tiên về việc nước này sẽ ngừng tiếp nhận khách du lịch kể từ ngày 24/10.

Triều Tiên đóng cửa biên giới do lo sợ virus Ebola

Triều Tiên đóng cửa biên giới do lo sợ virus Ebola

VOV.VN -Một công ty du lịch Trung Quốc đã nhận được thông báo từ Triều Tiên về việc nước này sẽ ngừng tiếp nhận khách du lịch kể từ ngày 24/10.

Đàm phán 6 bên về Triều Tiên: Nửa mừng nửa lo
Đàm phán 6 bên về Triều Tiên: Nửa mừng nửa lo

(VOV) - Hoạt động ngoại giao diễn ra dồn dập thời gian gần đây với hy vọng nối lại đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Đàm phán 6 bên về Triều Tiên: Nửa mừng nửa lo

Đàm phán 6 bên về Triều Tiên: Nửa mừng nửa lo

(VOV) - Hoạt động ngoại giao diễn ra dồn dập thời gian gần đây với hy vọng nối lại đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

“Triều Tiên đã chế được đầu đạn hạt nhân dùng để tấn công Mỹ”
“Triều Tiên đã chế được đầu đạn hạt nhân dùng để tấn công Mỹ”

VOV.VN - Mối quan hệ với Iran và Pakistan có thể giúp Triều Tiên tiếp cận được với những công nghệ cần thiết để thu nhỏ đầu đạn hạt nhân.

“Triều Tiên đã chế được đầu đạn hạt nhân dùng để tấn công Mỹ”

“Triều Tiên đã chế được đầu đạn hạt nhân dùng để tấn công Mỹ”

VOV.VN - Mối quan hệ với Iran và Pakistan có thể giúp Triều Tiên tiếp cận được với những công nghệ cần thiết để thu nhỏ đầu đạn hạt nhân.

Hàn Quốc ngăn chặn các nhóm rải truyền đơn chống Triều Tiên
Hàn Quốc ngăn chặn các nhóm rải truyền đơn chống Triều Tiên

VOV.VN - Trước đó, hôm 10/10, Triều Tiên đã phải dùng súng máy bắn vỡ các khinh khí cầu chứa truyền đơn do một nhóm dân sự của Hàn Quốc thả.

Hàn Quốc ngăn chặn các nhóm rải truyền đơn chống Triều Tiên

Hàn Quốc ngăn chặn các nhóm rải truyền đơn chống Triều Tiên

VOV.VN - Trước đó, hôm 10/10, Triều Tiên đã phải dùng súng máy bắn vỡ các khinh khí cầu chứa truyền đơn do một nhóm dân sự của Hàn Quốc thả.

Dữ dội chiến trường Triều Tiên 60 năm về trước
Dữ dội chiến trường Triều Tiên 60 năm về trước

(VOV) - Những trận đánh sống còn của 2 bên, bao gồm cả cận chiến và đổ bộ đường biển, đã được thể hiện sinh động qua những bức ảnh mầu.

Dữ dội chiến trường Triều Tiên 60 năm về trước

Dữ dội chiến trường Triều Tiên 60 năm về trước

(VOV) - Những trận đánh sống còn của 2 bên, bao gồm cả cận chiến và đổ bộ đường biển, đã được thể hiện sinh động qua những bức ảnh mầu.

Vụ xử tử làm đảo lộn đầu tư của Trung Quốc vào Triều Tiên
Vụ xử tử làm đảo lộn đầu tư của Trung Quốc vào Triều Tiên

VOV.VN - Việc Triều Tiên bất ngờ hành quyết ông Jang đã khiến cho chiến lược kinh tế của Trung Quốc với Triều Tiên có nhiều xáo trộn.

Vụ xử tử làm đảo lộn đầu tư của Trung Quốc vào Triều Tiên

Vụ xử tử làm đảo lộn đầu tư của Trung Quốc vào Triều Tiên

VOV.VN - Việc Triều Tiên bất ngờ hành quyết ông Jang đã khiến cho chiến lược kinh tế của Trung Quốc với Triều Tiên có nhiều xáo trộn.

Hai năm cầm quyền của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un
Hai năm cầm quyền của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un

VOV.VN - Ông Kim Jong-un kế nhiệm cha mình trong bối cảnh đặc biệt. Hai năm qua, bán đảo Triều Tiên cũng chứng kiến nhiều biến cố và căng thẳng.

Hai năm cầm quyền của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un

Hai năm cầm quyền của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un

VOV.VN - Ông Kim Jong-un kế nhiệm cha mình trong bối cảnh đặc biệt. Hai năm qua, bán đảo Triều Tiên cũng chứng kiến nhiều biến cố và căng thẳng.