Trump tin cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc sẽ giúp ông tái cử

VOV.VN - Ông Trump nói với các cố vấn và đồng minh rằng ông không có ý định lùi bước trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và tin nó sẽ giúp ông tái cử.

Ông Trump cho rằng đụng độ thương mại với Bắc Kinh được những người ủng hộ rất hoan nghênh và sẽ giúp ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống 2020, dù tình hình kinh tế gặp khó khăn, theo Washington Post.

Các cố vấn và quan chức chính quyền không nghĩ Tổng thống Trump sẽ thay đổi quan điểm đáng kể trong những ngày tới. Dường như ông đã quyết tâm chịu đựng một "cuộc đấu" tăng cường với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bất chấp nguy cơ làm hỗn loạn thị trường toàn cầu và sự lo lắng trong đảng của ông.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố "chúng ta luôn luôn chiến thắng" khi nói về chiến tranh thương mại với Trung Quốc. (Ảnh: AP)

Lập trường của ông Trump bắt nguồn từ truyền thống nhiều thập niên trước Mỹ luôn coi Trung Quốc là nước đóng vai phản diện trong kinh tế, theo Washington Post. Bên cạnh đó, mong muốn thực hiện lời hứa cốt lõi từ chiến dịch tranh cử năm 2016 về việc "chấn chỉnh" triệt để mối quan hệ Mỹ-Trung cũng thúc đẩy ông Trump thực hiện cuộc chiến thương mại này.

Vị Tổng thống đảng Cộng hòa còn sẵn sàng phá vỡ thông lệ, như gợi ý Cục Dự trữ Liên bang trợ giúp các nỗ lực thương mại của ông bằng cách giảm lãi suất. Tất cả những điều này giống như "nhiên liệu" cho đối đầu thương mại Mỹ - Trung.

"Tôi không nghĩ ông ấy sẽ đầu hàng sớm. Đây là một chiến lược có rủi ro cao, nhưng lùi lại không phải là cá tính của ông ấy", Stephen Moore, một nhà kinh tế bảo thủ kết luận. Ông là ứng viên của Ủy ban Dự trữ Liên bang được ông Trump đề cử. 

Nói chuyện với các phóng viên hôm 14/5 trước khi lên tàu Marine One tới Louisiana, ông Trump nhấn mạnh rằng ông đang ở một vị trí rất, rất mạnh và gọi các cuộc đàm phán bị đình trệ chỉ là chuyện vặt vãnh. Ông nói, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ là đòn bẩy, "chúng tôi có tất cả lợi thế".

Một số cố vấn không yên tâm với chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ của Tổng thống và niềm tin vững chắc của ông cho thuế quan là vũ khí kinh tế.

Cựu giám đốc truyền thông Nhà Trắng Anthony Scaramucci, một nhà đầu tư nổi tiếng nói: "Nền kinh tế vẫn còn rất mạnh. Điều này có làm hỏng hoàn toàn câu chuyện kinh tế hay không còn chưa rõ. Nhưng nó có thể gây ảnh hưởng đến thị trường cổ phiếu và trái phiếu".

Cựu thư ký Nhà Trắng Rob Porter, người tham gia vào các cuộc thảo luận sôi nổi trong Phòng Bầu dục về thương mại nói: "Thuế quan là những công cụ cùn. Chúng có thể gây tổn hại cho các đối thủ cạnh tranh và là đòn bẩy cho các cuộc đàm phán, nhưng cũng có thể gây hậu quả đáng kể đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và các nhà sản xuất, người tiêu dùng trong nước. Bất cứ quyết định nào về thuế quan cần được xem xét kỹ lưỡng về những hậu quả đó".

Những thành viên đảng Cộng hòa thân cận cho biết, họ, cuối cùng, chấp nhận đường lối cứng rắn của ông Trump dù không thực sự đồng tình. "Tổng thống tin rằng thuế quan là chính sách kinh tế tốt. Chúng là một công cụ hữu dụng trong thương mại. Ông Trump đã kiên định về thương mại trong suốt 30 năm", Thượng nghị sĩ Lindsey O. Graham nói.

Trong cuộc gặp với các thành viên đảng Cộng hòa, cựu cố vấn Gary Cohn, người từ lâu đã chỉ trích chính sách thuế quan, cũng lo lắng rằng, cuộc đụng độ có thể gây thiệt hại lâu dài cho ngành nông nghiệp Mỹ. Ông nói rằng nỗ lực của chính quyền hỗ trợ nông dân không phải là một cách tiếp cận đầy đủ nếu họ bị mất thị trường. Ông Cohn đã so sánh chiến lược của ông Trump với việc "điều trị ung thư bằng băng cá nhân".

Hàng chục công ty Mỹ phàn nàn rằng thuế thép và nhôm trước đó của ông Trump làm tăng chi phí doanh nghiệp và làm tổn thương nhiều công nhân Mỹ. Nhưng ông Trump không thấy như vậy và nghi ngờ các công ty đang cố đổ lỗi cho ông về những rắc rối bắt đầu trước khi ông thực hiện tăng thuế quan.

"Ngay bây giờ, đó được xem là những gì sẽ giúp ông ấy tái đắc cử, bởi vì chúng tôi có tỷ lệ thất nghiệp thấp và tiền lương ngày càng tăng", Tom Bossert, cựu cố vấn an ninh nội địa của chính quyền Trump nói. "Ông Trump coi đó là đứng lên cho công nhân Mỹ".

Một số nhà phê bình băn khoăn liệu chiến lược của Tổng thống Trump có thực sự hiệu quả hay chỉ là hành động bột phát không có kết thúc rõ ràng. Thượng nghị sĩ Angus King nói: "Trung Quốc là một mục tiêu phải đối đầu. Câu hỏi đặt ra là liệu chiến lược gây sốc này có phải là một chiến lược thực sự hay không. Thuế quan mạnh hơn sẽ dẫn đến kết quả? Tôi không chắc"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các trường đại học Mỹ “ly khai” hãng Huawei do sức ép lớn từ ông Trump
Các trường đại học Mỹ “ly khai” hãng Huawei do sức ép lớn từ ông Trump

VOV.VN - Đòn công kích của chính quyền Mỹ vào hãng viễn thông Huawei (Trung Quốc) đã lan rộng sang nhiều trường đại học Mỹ, khiến họ ghẻ lạnh Huawei.

Các trường đại học Mỹ “ly khai” hãng Huawei do sức ép lớn từ ông Trump

Các trường đại học Mỹ “ly khai” hãng Huawei do sức ép lớn từ ông Trump

VOV.VN - Đòn công kích của chính quyền Mỹ vào hãng viễn thông Huawei (Trung Quốc) đã lan rộng sang nhiều trường đại học Mỹ, khiến họ ghẻ lạnh Huawei.

Trung Quốc có thể dùng những “vũ khí” gì ngoài thuế quan để đáp trả Mỹ
Trung Quốc có thể dùng những “vũ khí” gì ngoài thuế quan để đáp trả Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc gặp bất lợi hơn khi đánh thuế ngược kiểu “ăn miếng trả miếng” với Mỹ nhưng nước này vẫn còn những “vũ khí” khác để đối phó với Washington.

Trung Quốc có thể dùng những “vũ khí” gì ngoài thuế quan để đáp trả Mỹ

Trung Quốc có thể dùng những “vũ khí” gì ngoài thuế quan để đáp trả Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc gặp bất lợi hơn khi đánh thuế ngược kiểu “ăn miếng trả miếng” với Mỹ nhưng nước này vẫn còn những “vũ khí” khác để đối phó với Washington.

Iran phản ứng cứng rắn trước Mỹ, chiến tranh liệu có bùng nổ?
Iran phản ứng cứng rắn trước Mỹ, chiến tranh liệu có bùng nổ?

VOV.VN - Iran phản ứng cứng rắn trước các động thái quân sự của Mỹ gần đây, thậm chí khẳng định sẽ tấn công phủ đầu một khi Mỹ khơi mào cuộc chiến.

Iran phản ứng cứng rắn trước Mỹ, chiến tranh liệu có bùng nổ?

Iran phản ứng cứng rắn trước Mỹ, chiến tranh liệu có bùng nổ?

VOV.VN - Iran phản ứng cứng rắn trước các động thái quân sự của Mỹ gần đây, thậm chí khẳng định sẽ tấn công phủ đầu một khi Mỹ khơi mào cuộc chiến.

Giải mã “bẫy nợ” trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc
Giải mã “bẫy nợ” trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc

VOV.VN - Trước các chỉ trích về bẫy nợ trong dự án “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, chúng ta hãy xem xét toàn diện khía cạnh cho vay của sáng kiến này.

Giải mã “bẫy nợ” trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc

Giải mã “bẫy nợ” trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc

VOV.VN - Trước các chỉ trích về bẫy nợ trong dự án “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, chúng ta hãy xem xét toàn diện khía cạnh cho vay của sáng kiến này.

Cứng rắn với Trung Quốc, Trump “đánh cược” trong cuộc đua Tổng thống 2020?
Cứng rắn với Trung Quốc, Trump “đánh cược” trong cuộc đua Tổng thống 2020?

VOV.VN - Lập trường cứng rắn của Tổng thống Trump với Trung Quốc liệu có khiến ông gặp bất lợi trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 sắp đến gần?

Cứng rắn với Trung Quốc, Trump “đánh cược” trong cuộc đua Tổng thống 2020?

Cứng rắn với Trung Quốc, Trump “đánh cược” trong cuộc đua Tổng thống 2020?

VOV.VN - Lập trường cứng rắn của Tổng thống Trump với Trung Quốc liệu có khiến ông gặp bất lợi trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 sắp đến gần?

Thế khó kinh tế của Trung Quốc thực tế lớn hơn nhiều, không chỉ do Mỹ
Thế khó kinh tế của Trung Quốc thực tế lớn hơn nhiều, không chỉ do Mỹ

VOV.VN - Thời gian qua dù đã vươn lên vị trí lớn số 2 thế giới chỉ sau Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang gặp nhiều vấn đề khó khăn từ bên trong.

Thế khó kinh tế của Trung Quốc thực tế lớn hơn nhiều, không chỉ do Mỹ

Thế khó kinh tế của Trung Quốc thực tế lớn hơn nhiều, không chỉ do Mỹ

VOV.VN - Thời gian qua dù đã vươn lên vị trí lớn số 2 thế giới chỉ sau Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang gặp nhiều vấn đề khó khăn từ bên trong.