Trung Quốc bước đầu thiết lập hệ thống “thay nhựa bằng tre” vào năm 2025

VOV.VN - ​Mới đây, các bộ ngành của Trung Quốc đã xây dựng một kế hoạch hành động đẩy nhanh việc phát triển “thay nhựa bằng tre” trong vòng 3 năm. Theo đó, nước này sẽ phấn đấu bước đầu thiết lập hệ thống công nghiệp “thay nhựa bằng tre” vào năm 2025.

Kế hoạch trên được Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia cùng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, Bộ Tài chính, Cục Lâm nghiệp và Thảo nguyên quốc gia Trung Quốc phối hợp xây dựng, nhằm đi sâu thúc đẩy việc xử lý toàn diện ô nhiễm nhựa và đẩy nhanh quá trình phát triển “thay nhựa bằng tre”.

Theo kế hoạch, đến năm 2025, chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm, quy mô công nghiệp và hiệu quả tổng hợp của việc “thay nhựa bằng tre” sẽ được nâng cao hơn, thị phần của các sản phẩm chủ lực sẽ tăng đáng kể. So với năm 2022, giá trị gia tăng tổng hợp của các sản phẩm chính “thay nhựa bằng tre” sẽ tăng hơn 20% và tỷ lệ sử dụng tổng hợp của tre cũng tăng 20 điểm phần trăm.

Kế hoạch hành động tập trung xử lý các vấn đề hiện nay như việc “thay nhựa bằng tre” vẫn ở quy mô nhỏ, sản lượng thấp, giá thành cao, công nghệ và trang thiết bị lạc hậu, với việc đưa ra 7 hành động lớn có mục tiêu cụ thể, gồm cải tiến đổi mới khoa học công nghệ, bồi dưỡng hệ sinh thái công nghiệp, thúc đẩy kết nối sản xuất và tiêu thụ, thiết lập kịch bản thay thế trọng điểm, xây dựng các vùng đặc trưng, hướng dẫn tuyên truyền trong xã hội và hợp tác giao lưu quốc tế. Kế hoạch hành động cũng công bố danh mục các sản phẩm chính “thay nhựa bằng tre” (phiên bản 2023).

Kế hoạch nêu rõ, chính quyền địa phương có thể đưa việc trồng rừng tre đạt tiêu chuẩn vào phạm vi hỗ trợ chính sách tài chính trung ương về trồng rừng và cải thiện chất lượng rừng. Hướng dẫn các tổ chức tài chính phát triển các sản phẩm tài chính dành riêng cho “thay nhựa bằng tre”. Đưa các sản phẩm “thay nhựa bằng tre” vào phạm vi hỗ trợ mua sắm chính phủ và tăng cường mua sắm đối với các sản phẩm này. Khuyến khích các tổ chức công tích cực mua các sản phẩm “thay nhựa bằng tre”.

Số liệu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) công bố cho thấy, mỗi năm con người sản xuất ra hơn 400 triệu tấn nhựa, trong đó có tới cả chục triệu tấn rác thải nhựa đổ ra đại dương. Để thúc đẩy các nước giảm ô nhiễm nhựa, ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy nhanh thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc, tháng 11/2022, Chính phủ Trung Quốc và Tổ chức Mây tre đan Quốc tế đã phát động sáng kiến ​​“thay nhựa bằng tre”​.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Lan cấm nhập khẩu toàn bộ rác thải nhựa từ năm 2025
Thái Lan cấm nhập khẩu toàn bộ rác thải nhựa từ năm 2025

VOV.VN - Nội các Thái Lan hôm qua (21/02) đã quyết định cấm nhập khẩu tất cả rác thải nhựa, bắt đầu từ ngày 1/1/2025.

Thái Lan cấm nhập khẩu toàn bộ rác thải nhựa từ năm 2025

Thái Lan cấm nhập khẩu toàn bộ rác thải nhựa từ năm 2025

VOV.VN - Nội các Thái Lan hôm qua (21/02) đã quyết định cấm nhập khẩu tất cả rác thải nhựa, bắt đầu từ ngày 1/1/2025.

Thái Lan tuyên chiến với rác thải nhựa
Thái Lan tuyên chiến với rác thải nhựa

VOV.VN - Bắt đầu từ ngày 1/1, khoảng 25.000 nhà bán lẻ tại Thái Lan bắt đầu ngừng cung cấp miễn phí túi nilon.

Thái Lan tuyên chiến với rác thải nhựa

Thái Lan tuyên chiến với rác thải nhựa

VOV.VN - Bắt đầu từ ngày 1/1, khoảng 25.000 nhà bán lẻ tại Thái Lan bắt đầu ngừng cung cấp miễn phí túi nilon.

Bắc Kinh cảnh báo màu cam về tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Bắc Kinh cảnh báo màu cam về tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng

VOV.VN - Ngày 30/10, Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo màu cam về tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng và tình trạng này sẽ kéo dài đến ngày 2/11. 

Bắc Kinh cảnh báo màu cam về tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Bắc Kinh cảnh báo màu cam về tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng

VOV.VN - Ngày 30/10, Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo màu cam về tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng và tình trạng này sẽ kéo dài đến ngày 2/11. 

World Cup 2022 gây ô nhiễm thế nào - đã đến lúc thể thao phải xanh hơn?
World Cup 2022 gây ô nhiễm thế nào - đã đến lúc thể thao phải xanh hơn?

VOV.VN - Giải bóng đá World Cup 2022 bị coi là vẫn tạo ra nhiều ô nhiễm môi trường dù nước chủ nhà Qatar đã cam kết về một kỳ World Cup trung hòa carbon đầu tiên.

World Cup 2022 gây ô nhiễm thế nào - đã đến lúc thể thao phải xanh hơn?

World Cup 2022 gây ô nhiễm thế nào - đã đến lúc thể thao phải xanh hơn?

VOV.VN - Giải bóng đá World Cup 2022 bị coi là vẫn tạo ra nhiều ô nhiễm môi trường dù nước chủ nhà Qatar đã cam kết về một kỳ World Cup trung hòa carbon đầu tiên.