Trung Quốc chưa xuất hiện trường hợp “siêu lây nhiễm” trong bệnh viện

VOV.VN - Các cơ quan chức năng của Trung Quốc khẳng định chưa có bằng chứng cho thấy tại các cơ sở y tế của nước này xuất hiện "người siêu lây nhiễm".

Một báo cáo vừa công bố hôm nay (19/2) của Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc khẳng định, chưa có bằng chứng cho thấy tại các cơ sở y tế của nước này xuất hiện "người siêu lây nhiễm".

"Báo cáo phân tích đặc trưng dịch tễ học của Covid-19" vừa được Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc công bố đã tiến hành nghiên cứu, phân tích trên gần 45.000 bệnh nhân và đưa ra những miêu tả đặc trưng dịch tễ học của căn bệnh này.

(Ảnh minh họa: AP)

Bên cạnh những kết luận đã biết, báo cáo còn cho biết, cao điểm bùng phát bệnh của các ca nhiễm ngoài Hồ Bắc tập trung trong khoảng từ 24/1-27/1. Có đến 71,9% trong số này từng sinh sống hoặc đến Vũ Hán, hay tiếp xúc gần với các bệnh nhân ở Vũ Hán trong vòng 14 ngày trước khi phát bệnh.

Báo cáo cũng cho rằng, có thể ngày cao điểm bùng phát bệnh của các nhân viên y tế là 28/1. Đã có 3.019 y bác sĩ nhiễm và nghi nhiễm tại 422 cơ sở y tế khám chữa bệnh cho các ca bệnh Covid-19. Tỷ lệ các ca bệnh nặng trong nhân viên y tế đã giảm từ mức đỉnh 38,9% xuống còn 12,7% của đầu tháng 2. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng đa phần ở thể viêm phổi nhẹ hoặc thông thường, chiếm 85.4%.

Theo báo cáo, hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy, có hiện tượng "người siêu lây nhiễm" xảy ra ở bất cứ cơ sở y tế khám chữa bệnh cho người nhiễm Covid-19 nào. Tuy nhiên, nguyên nhân của việc lây nhiễm sang nhân viên y tế ngay cả khi họ có hay không có các thiết bị bảo hộ vẫn cần được điều tra thêm.

Báo cáo đánh giá những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt trong dân và sự phối hợp liên ngành với những phản ứng tức thì của các cơ quan chức năng, đã giúp ngăn chặn hiệu quả việc lây lan dịch bệnh ra các địa phương của Trung Quốc cũng như các quốc gia khác trên thế giới.

Tuy nhiên, báo cáo cũng cho rằng, hiện nay, tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán và Hồ Bắc vẫn tương đối nghiêm trọng, tỷ lệ các ca bệnh nặng và tử vong vẫn khá cao. Bên cạnh đó, cùng với việc tái sản xuất ở các địa phương, sự đi lại và tiếp xúc giữa người với người tăng lên, có thể làm tăng nguy cơ phát tán virus trong cộng đồng. Do vậy, cần tiếp tục thực hiện tốt việc phát hiện và xử lý các ca nhiễm bệnh tại khu dân cư và nơi làm việc, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trở lại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Iran xác nhận 2 ca nhiễm Covid-19 (nCoV) đầu tiên
Iran xác nhận 2 ca nhiễm Covid-19 (nCoV) đầu tiên

VOV.VN - Ngày 19/2, chính quyền Iran xác nhận có 2 trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona chủng mới tại nước này.

Iran xác nhận 2 ca nhiễm Covid-19 (nCoV) đầu tiên

Iran xác nhận 2 ca nhiễm Covid-19 (nCoV) đầu tiên

VOV.VN - Ngày 19/2, chính quyền Iran xác nhận có 2 trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona chủng mới tại nước này.

Thêm 79 ca nhiễm virus Covid 19 trên du thuyền Diamond Princess
Thêm 79 ca nhiễm virus Covid 19 trên du thuyền Diamond Princess

VOV.VN - Ngày 19/2, Nhật Bản xác nhận thêm 79 ca nhiễm virus Covid 19 trên du thuyền Diamond Princess. 

Thêm 79 ca nhiễm virus Covid 19 trên du thuyền Diamond Princess

Thêm 79 ca nhiễm virus Covid 19 trên du thuyền Diamond Princess

VOV.VN - Ngày 19/2, Nhật Bản xác nhận thêm 79 ca nhiễm virus Covid 19 trên du thuyền Diamond Princess. 

Trung Quốc đưa Arbidol và Chloroquine Phosphate vào điều trị Covid-19
Trung Quốc đưa Arbidol và Chloroquine Phosphate vào điều trị Covid-19

VOV.VN - Trung Quốc lần đầu tiên đưa hai loại thuốc Arbidol và Chloroquine Phosphate vào phác đồ điều trị Covid-19.

Trung Quốc đưa Arbidol và Chloroquine Phosphate vào điều trị Covid-19

Trung Quốc đưa Arbidol và Chloroquine Phosphate vào điều trị Covid-19

VOV.VN - Trung Quốc lần đầu tiên đưa hai loại thuốc Arbidol và Chloroquine Phosphate vào phác đồ điều trị Covid-19.