Trung Quốc “dự trữ chính sách” để đối phó thương chiến với Mỹ

VOV.VN - Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc nhắc đến tăng cường "dự trữ chính sách", nhằm đối phó thương chiến với Mỹ.

Tăng cường dự trữ chính sách, nhằm tích cực ứng phó với va chạm thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ - đây là một trong những nội dung được Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn trình bày trong một báo cáo tại phiên họp của Thường vụ Quốc hội nước này đang tổ chức tại Bắc Kinh.

Tổng thống Trump (bên trái) và Chủ tịch Tập.

Trình bày Báo cáo về việc chuyển đổi mô hình ngoại thương, thúc đẩy thương mại phát triển chất lượng cao tại Phiên họp thứ 4 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 của Trung Quốc tổ chức hôm qua (23/10) tại Bắc Kinh, ông Chung Sơn, Bộ trưởng Bộ Thương mại nước này nhấn mạnh: "Mặc dù mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng từ sau khi cải cách mở cửa, nhưng hiện nay đất nước đang đứng trước những thay đổi lớn lao từ cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài. Trung Quốc cần nâng cao năng lực tham gia xây dựng các quy tắc quốc tế, cũng như sớm cho ra đời những chính sách và biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng thương mại".

Ông Chung Sơn cũng nhắc đến việc tăng cường "dự trữ chính sách", nhằm đối phó thương chiến với Mỹ khi đề cập đến 10 trọng tâm công tác trong lĩnh vực thương mại của Bắc Kinh trong thời gian tới, nhưng không tiết lộ cụ thể là những chính sách gì. 10 trọng tâm đó bao gồm: mở rộng nhập khẩu, phát triển thương mại dịch vụ, thúc đẩy xây dựng "Vành đai và Con đường", kết hợp triển khai hợp tác song phương và đa phương, cải thiện môi trường đầu tư....

Một văn bản mang tên "Điều lệ ưu hóa môi trường kinh doanh" cũng vừa được chính phủ Trung Quốc ban hành hôm qua (23/10) và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, với những cam kết đối xử công bằng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Chuyên gia cho rằng, những động thái này là nhằm đáp lại những hối thúc của quốc tế cũng như nhu cầu cải cách tự thân của Trung Quốc liên quan tới thương mại tự do và cạnh tranh bình đẳng. Trong khi đàm phán thương mại Trung - Mỹ đang có dấu hiệu hòa hoãn để tiến tới một thỏa thuận mang tính giai đoạn, đây cũng là tín hiệu gửi tới Mỹ về việc mở cửa thị trường, nhằm tạo thuận lợi cho đàm phán trong thời gian sắp tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc “tiến quân” vào thị trường Trung Á bằng công nghệ quốc phòng
Trung Quốc “tiến quân” vào thị trường Trung Á bằng công nghệ quốc phòng

VOV.VN - Trung Quốc lấn lướt Nga về sản xuất linh kiện vũ khí giá rẻ. Công nghệ quốc phòng Trung Quốc đang xâm nhập mạnh mẽ địa bàn Trung Á chiến lược.

Trung Quốc “tiến quân” vào thị trường Trung Á bằng công nghệ quốc phòng

Trung Quốc “tiến quân” vào thị trường Trung Á bằng công nghệ quốc phòng

VOV.VN - Trung Quốc lấn lướt Nga về sản xuất linh kiện vũ khí giá rẻ. Công nghệ quốc phòng Trung Quốc đang xâm nhập mạnh mẽ địa bàn Trung Á chiến lược.

Mức độ “nguy hiểm” của Trung Quốc trong mắt giới quan sát Mỹ
Mức độ “nguy hiểm” của Trung Quốc trong mắt giới quan sát Mỹ

VOV.VN - Chúng ta cùng xem lại quá trình nhìn nhận của chính quyền Mỹ đối với Trung Quốc từ trước tới nay. Nhìn chung Mỹ coi Trung Quốc là một thách thức lớn.

Mức độ “nguy hiểm” của Trung Quốc trong mắt giới quan sát Mỹ

Mức độ “nguy hiểm” của Trung Quốc trong mắt giới quan sát Mỹ

VOV.VN - Chúng ta cùng xem lại quá trình nhìn nhận của chính quyền Mỹ đối với Trung Quốc từ trước tới nay. Nhìn chung Mỹ coi Trung Quốc là một thách thức lớn.

Pakistan không còn mặn mà với Trung Quốc trong hợp tác kinh tế?
Pakistan không còn mặn mà với Trung Quốc trong hợp tác kinh tế?

VOV.VN - Trái với thái độ hồ hởi ban đầu, Pakistan đang có dấu hiệu bi quan về hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Dự án hành lang kinh tế CPEC đang gặp khó khăn.

Pakistan không còn mặn mà với Trung Quốc trong hợp tác kinh tế?

Pakistan không còn mặn mà với Trung Quốc trong hợp tác kinh tế?

VOV.VN - Trái với thái độ hồ hởi ban đầu, Pakistan đang có dấu hiệu bi quan về hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Dự án hành lang kinh tế CPEC đang gặp khó khăn.

Cách mạng công nghệ 4.0 gây ra thương chiến Mỹ-Trung?
Cách mạng công nghệ 4.0 gây ra thương chiến Mỹ-Trung?

VOV.VN - Sự nổi lên của Trung Quốc trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 phần nào lý giải cho những căng thẳng thương mại hiện nay giữa Washington và Bắc Kinh.

Cách mạng công nghệ 4.0 gây ra thương chiến Mỹ-Trung?

Cách mạng công nghệ 4.0 gây ra thương chiến Mỹ-Trung?

VOV.VN - Sự nổi lên của Trung Quốc trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 phần nào lý giải cho những căng thẳng thương mại hiện nay giữa Washington và Bắc Kinh.

Ông John Bolton mất chức tác động thế nào tới thương chiến Mỹ-Trung?
Ông John Bolton mất chức tác động thế nào tới thương chiến Mỹ-Trung?

VOV.VN - Sự ra đi của một cố vấn có quan điểm cứng rắn như Bolton có thể sẽ khiến Mỹ và Trung Quốc tới gần hơn với một thỏa thuận thương mại và công nghệ.

Ông John Bolton mất chức tác động thế nào tới thương chiến Mỹ-Trung?

Ông John Bolton mất chức tác động thế nào tới thương chiến Mỹ-Trung?

VOV.VN - Sự ra đi của một cố vấn có quan điểm cứng rắn như Bolton có thể sẽ khiến Mỹ và Trung Quốc tới gần hơn với một thỏa thuận thương mại và công nghệ.

Malaysia có thể trở thành mục tiêu bị trừng phạt do thương chiến Mỹ -Trung
Malaysia có thể trở thành mục tiêu bị trừng phạt do thương chiến Mỹ -Trung

VOV.VN - Malaysia có thể trở thành mục tiêu bị trừng phạt do nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu có thể mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Malaysia có thể trở thành mục tiêu bị trừng phạt do thương chiến Mỹ -Trung

Malaysia có thể trở thành mục tiêu bị trừng phạt do thương chiến Mỹ -Trung

VOV.VN - Malaysia có thể trở thành mục tiêu bị trừng phạt do nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu có thể mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.