Trung Quốc kêu gọi Mỹ kiềm chế chính trị hóa truy tìm nguồn gốc Covid-19

VOV.VN - Ông Dương Khiết Trì cho rằng một số người đã bịa đặt các câu chuyện về sự cố phòng thí nghiệm ở Vũ Hán và nhấn mạnh Trung Quốc kêu gọi Mỹ tôn trọng khoa học và thực tế, kiềm chế chính trị hóa truy tìm nguồn gốc Covid-19 và tập trung cho hợp tác quốc tế chống đại dịch.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Antony Blinken đã điện đàm với ông Dương Khiết Trì - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Căng thẳng đã gia tăng khi hai bên thảo luận một số vấn đề bao gồm nguồn gốc đại dịch Covid-19, dân chủ ở Hong Kong và tình hình ở Đài Loan và người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Ngoại trưởng Antony Blinken đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác và minh bạch liên quan tới nguồn gốc của virus bao gồm sự cần thiết tiến hành các nghiên cứu giai đoạn hai với sự tham gia của các chuyên gia do Tổ chức Y tế Thế giới dẫn đầu ở Trung Quốc.

Trong khi đó, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì chỉ trích việc Mỹ quan tâm tới nguồn gốc Covid-19 và cho rằng giả thiết virus thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán là “vô lý”. Ông Dương Khiết Trì cho rằng một số người đã bịa đặt các câu chuyện về sự cố phòng thí nghiệm ở Vũ Hán và nhấn mạnh Trung Quốc kêu gọi Mỹ tôn trọng khoa học và thực tế, kiềm chế chính trị hóa truy tìm nguồn gốc Covid-19 và tập trung cho hợp tác quốc tế chống đại dịch.

Trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Blinken cũng đề cập tới vấn đề Hong Kong đồng thời yêu cầu Trung Quốc giải quyết một cách hòa bình các vấn đề xuyên eo biển Đài Loan. Về phần mình, ông Dương Khiết Trì cho rằng Hong Kong là công việc nội bộ của Trung Quốc còn đối với vấn đề Đài Loan thì Trung Quốc bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ một cách cứng rắn.   

Hai bên cũng thảo luận việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, rà soát chính sách đối với Triều Tiên và nhiều trường hợp công dân Mỹ và Canada bị bắt giữ hoặc bị cấm xuất cảnh tại Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Trung Quốc muốn kiểm soát Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Trung Quốc muốn kiểm soát Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đánh giá, tham vọng của Trung Quốc là kiểm soát Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và bày tỏ lo ngại rủi ro xung đột giữa hai bên nếu không có một đường dây nóng liên lạc hiệu quả.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Trung Quốc muốn kiểm soát Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Trung Quốc muốn kiểm soát Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đánh giá, tham vọng của Trung Quốc là kiểm soát Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và bày tỏ lo ngại rủi ro xung đột giữa hai bên nếu không có một đường dây nóng liên lạc hiệu quả.

New Zealand tuyên bố sẽ không chọn phe trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung
New Zealand tuyên bố sẽ không chọn phe trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung

VOV.VN - New Zealand sẽ không đứng về phe Mỹ hay Trung Quốc, nhưng sẽ hành động để bảo vệ lợi ích và giá trị của quốc gia.

New Zealand tuyên bố sẽ không chọn phe trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung

New Zealand tuyên bố sẽ không chọn phe trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung

VOV.VN - New Zealand sẽ không đứng về phe Mỹ hay Trung Quốc, nhưng sẽ hành động để bảo vệ lợi ích và giá trị của quốc gia.

Mỹ-Trung Quốc và các tổ chức môi trường lên tiếng về vụ Nhật Bản xả nước nhiễm xạ ra biển
Mỹ-Trung Quốc và các tổ chức môi trường lên tiếng về vụ Nhật Bản xả nước nhiễm xạ ra biển

VOV.VN - Hôm nay (13/4), chính phủ Nhật Bản quyết định cho phép xả nước thải có chứa phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển. Trước sự việc trên cộng đồng quốc tế đã có nhiều luồng phản ứng khác nhau.

Mỹ-Trung Quốc và các tổ chức môi trường lên tiếng về vụ Nhật Bản xả nước nhiễm xạ ra biển

Mỹ-Trung Quốc và các tổ chức môi trường lên tiếng về vụ Nhật Bản xả nước nhiễm xạ ra biển

VOV.VN - Hôm nay (13/4), chính phủ Nhật Bản quyết định cho phép xả nước thải có chứa phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển. Trước sự việc trên cộng đồng quốc tế đã có nhiều luồng phản ứng khác nhau.