Trung Quốc khởi công siêu đập thủy điện công suất gấp 3 lần Tam Hiệp

VOV.VN - Lễ khởi công Dự án Thủy điện hạ lưu sông Nhã Lỗ Tạng Bố (Yarlung Zangbo) đã được tổ chức tại thành phố Lâm Chi, Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 167 tỷ USD, vượt xa bất kỳ dự án cơ sở hạ tầng nào trên thế giới.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã tham dự buổi lễ và phát lệnh khởi công Dự án Thủy điện hạ lưu sông Nhã Lỗ Tạng Bố hay Yarlung Zangbo.

Theo hãng thông tấn Tân Hoa, dự án này nằm ở thành phố Lâm Chi, chủ yếu áp dụng phương pháp thi công chuyển hướng dòng chảy và dẫn nước qua đường hầm, với việc xây dựng 5 nhà máy điện bậc thang với tổng vốn đầu tư khoảng 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 167 tỷ USD theo tỷ giá hiện hành).

Uớc tính của Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc vào năm 2020 cho biết, công trình này có thể sản xuất gần 300 tỷ kilowatt-giờ (kWh) điện mỗi năm, đủ để đáp ứng nhu cầu hàng năm của hơn 300 triệu người, với tổng công suất lắp đặt là 70 triệu kilowatt, cả hai đều lớn gấp 3 lần so với Đập Tam Hiệp.

Trước đó, hôm 19/7, phát biểu sau khi nghe báo cáo về dự án, Thủ tướng Lý Cường gọi đây là “dự án thế kỷ”, quy mô lớn, chu kỳ dài và tác động sâu rộng. Ông yêu cầu các đơn vị nước này phải tích cực áp dụng công nghệ, thiết bị, quy trình, vật liệu tiên tiến..., hỗ trợ mạnh mẽ cho việc xây dựng công trình chất lượng cao, dẫn đầu đổi mới khoa học công nghệ và công nghiệp, đồng thời đặc biệt chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái và làm tốt công tác tái định cư, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Thủ tướng Lý Cường nhấn mạnh: “Phải xây dựng Dự án Thủy điện hạ lưu sông Yarlung Zangbo thành một công trình lớn mang tính biểu tượng trong thời đại mới, với tinh thần trách nhiệm cao đối với lịch sử và nhân dân”.

Sông Yarlung Zangbo là con sông dài nhất Tây Tạng, sở hữu hẻm núi sâu nhất thế giới, cũng là nguồn nước ngọt quan trọng của Ấn Độ và Bangladesh. Khu vực ở nhánh hạ nguồn có độ dốc đứng 2.000 m trên quãng đường ngắn chỉ 50 km, được đánh giá là “khu vực giàu năng lượng thủy điện nhất thế giới”, nhưng cũng đặt ra những thách thức về kỹ thuật.

Được biết, Trung Quốc đề xuất dự án thủy điện hạ lưu sông Yarlung Zangbo vào năm 2020. Sau hơn 4 năm chuẩn bị, công trình thủy điện khổng lồ này đã được Chính phủ Trung Quốc phê duyệt vào cuối năm 2024. Với tổng vốn đầu tư lên tới 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ, vượt xa chi phí xây dựng 254,2 tỷ nhân dân tệ của Đập Tam Hiệp, đây được đánh giá là dự án cơ sở hạ tầng tốn kém nhất trong lịch sử.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Trung Quốc ra mắt hệ thống giúp robot hình người tự thay pin đầu tiên trên thế giới
Trung Quốc ra mắt hệ thống giúp robot hình người tự thay pin đầu tiên trên thế giới

VOV.VN - Một công ty robot hình người có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc hôm 17/7 đã cho ra mắt hệ thống thay pin tự động dành cho robot hình người đầu tiên trên thế giới. Theo đó, không cần sự can thiệp của con người, người máy chỉ mất 3 phút để tự thay pin.

Trung Quốc ra mắt hệ thống giúp robot hình người tự thay pin đầu tiên trên thế giới

Trung Quốc ra mắt hệ thống giúp robot hình người tự thay pin đầu tiên trên thế giới

VOV.VN - Một công ty robot hình người có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc hôm 17/7 đã cho ra mắt hệ thống thay pin tự động dành cho robot hình người đầu tiên trên thế giới. Theo đó, không cần sự can thiệp của con người, người máy chỉ mất 3 phút để tự thay pin.

Trung Quốc nâng cảnh báo bão Wipha lên mức gần cao nhất
Trung Quốc nâng cảnh báo bão Wipha lên mức gần cao nhất

VOV.VN - Trung Quốc đã nâng cảnh báo bão Wipha lên màu cam – mức nghiêm trọng thứ hai chỉ sau cảnh báo đỏ. Nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Đông – nơi cơn bão có thể tấn công trực tiếp – đã dừng mọi hoạt động từ đóng cửa trường học đến ngừng sản xuất, kinh doanh. 

Trung Quốc nâng cảnh báo bão Wipha lên mức gần cao nhất

Trung Quốc nâng cảnh báo bão Wipha lên mức gần cao nhất

VOV.VN - Trung Quốc đã nâng cảnh báo bão Wipha lên màu cam – mức nghiêm trọng thứ hai chỉ sau cảnh báo đỏ. Nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Đông – nơi cơn bão có thể tấn công trực tiếp – đã dừng mọi hoạt động từ đóng cửa trường học đến ngừng sản xuất, kinh doanh. 

Trung Quốc phát hiện khoáng hóa urani công nghiệp dạng sa thạch sâu nhất thế giới
Trung Quốc phát hiện khoáng hóa urani công nghiệp dạng sa thạch sâu nhất thế giới

VOV.VN - Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc (CAEA) hôm 18/7 cho biết đã phát hiện khoáng hóa urani công nghiệp dạng sa thạch sâu nhất thế giới ở độ sâu 1.820 mét bên dưới lòng chảo Tarim thuộc Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.

Trung Quốc phát hiện khoáng hóa urani công nghiệp dạng sa thạch sâu nhất thế giới

Trung Quốc phát hiện khoáng hóa urani công nghiệp dạng sa thạch sâu nhất thế giới

VOV.VN - Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc (CAEA) hôm 18/7 cho biết đã phát hiện khoáng hóa urani công nghiệp dạng sa thạch sâu nhất thế giới ở độ sâu 1.820 mét bên dưới lòng chảo Tarim thuộc Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.