Trung Quốc muốn cùng ASEAN thúc đẩy hòa giải chính trị ở Myanmar

VOV.VN - Trong khuôn khổ chuyến thăm các nước Đông Nam Á, hôm 3/7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có các cuộc gặp với người đồng cấp Myanmar và Campuchia, trao đổi về tình hình nước này hiện nay.

Trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Myanmar Wunna Maung Lwin, ông Vương Nghị đã kêu gọi các bên ở Myanmar đặt đại cục quốc gia và lợi ích người dân lên hàng đầu, kiên trì hiệp thương một cách lý trí, nhằm sớm đạt được hòa giải chính trị và ổn định lâu dài trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.

Ông khẳng định quan hệ Trung Quốc-Myanmar luôn “vững như bàn thạch và không thể phá vỡ” dù đứng trước thử thách của những thay đổi trong tình hình quốc tế và không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong nước. Trung Quốc đánh giá cao việc Myanmar kiên định tuân thủ chính sách thân thiện với nước này, ủng hộ người dân Myanmar tìm ra con đường phát triển phù hợp với điều kiện quốc gia của mình, cũng như ủng hộ Myanmar bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng và phẩm giá dân tộc trên các diễn đàn quốc tế.

Hai bên nhất trí nâng cao mức độ hợp tác kinh tế thương mại song phương, đẩy nhanh việc xây dựng Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Myanmar, thực hiện thỏa thuận lưới điện xuyên biên giới, vận hành đường ống dẫn dầu và khí đốt giữa hai nước. Ông Vương Nghị cũng cho biết Trung Quốc sẽ nhập khẩu nhiều hơn các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Myanmar, mở rộng hợp tác tài chính giữa hai bên, làm tốt các dự án điểm xóa đói giảm nghèo tại Myanmar và mở thêm các đường bay thẳng nhằm tạo điều kiện cho sinh viên Myanmar quay trở lại Trung Quốc học tập.

Trong khi đó, theo thông tin trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Ngoại trưởng Myanmar Wunna Maung Lwin khẳng định sẽ thực hiện “Lộ trình 5 điểm” và “Đồng thuận 5 điểm” của ASEAN, tiếp tục thúc đẩy tiến trình chuyển đổi dân chủ.

Tại cuộc gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn, người đang có chuyến thăm Myanmar với tư cách là Đặc phái viên của ASEAN, ông Vương Nghị đã nêu ra 3 kỳ vọng của Trung Quốc trong vấn đề Myanmar, bao gồm cùng với ASEAN thúc đẩy Myanmar tiếp tục đẩy mạnh hòa giải chính trị trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, khuyến khích các đảng phái ở Myanmar đáp ứng các yêu cầu hợp lý của nhau, sớm khôi phục ổn định và đạt được hòa bình; cùng với ASEAN thúc đẩy Myanmar tái khởi động tiến trình chuyển đổi dân chủ, hiện thực hóa việc trao lại quyền lực cho người dân, tìm ra con đường phát triển chính trị phù hợp với điều kiện và mang đặc trưng của Myanmar, đồng thời mong muốn ASEAN duy trì “Phương thức ASEAN”, kiên nhẫn điều phối thực hiện “Đồng thuận 5 điểm” của ASEAN một cách xây dựng, duy trì sự đoàn kết của khối và vị thế chủ đạo của ASEAN./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiến sự Nga-Ukraine khiến Myanmar rơi vào thế khó, nhất là về vũ khí nhập khẩu
Chiến sự Nga-Ukraine khiến Myanmar rơi vào thế khó, nhất là về vũ khí nhập khẩu

VOV.VN - Quân đội Myanmar phụ thuộc nhiều vào vũ khí của Nga. Chiến sự giữa Nga và Ukraine hiện nay đang khiến cho Myanmar ngày càng khó khăn trong vấn đề nhập khẩu vũ khí.

Chiến sự Nga-Ukraine khiến Myanmar rơi vào thế khó, nhất là về vũ khí nhập khẩu

Chiến sự Nga-Ukraine khiến Myanmar rơi vào thế khó, nhất là về vũ khí nhập khẩu

VOV.VN - Quân đội Myanmar phụ thuộc nhiều vào vũ khí của Nga. Chiến sự giữa Nga và Ukraine hiện nay đang khiến cho Myanmar ngày càng khó khăn trong vấn đề nhập khẩu vũ khí.

Nội chiến bùng nổ ở Myanmar: Phe nào sẽ có cơ giành chiến thắng trong năm tới?
Nội chiến bùng nổ ở Myanmar: Phe nào sẽ có cơ giành chiến thắng trong năm tới?

VOV.VN - Năm 2022 sắp tới có thể sẽ xác định rõ liệu quân đội chính quy Myanmar (Tatmadaw) hay các lực lượng PDF (“phòng vệ nhân dân”) sẽ chiếm ưu thế và giành chiến thắng chung cuộc trong cuộc chiến leo thang giữa đôi bên.

Nội chiến bùng nổ ở Myanmar: Phe nào sẽ có cơ giành chiến thắng trong năm tới?

Nội chiến bùng nổ ở Myanmar: Phe nào sẽ có cơ giành chiến thắng trong năm tới?

VOV.VN - Năm 2022 sắp tới có thể sẽ xác định rõ liệu quân đội chính quy Myanmar (Tatmadaw) hay các lực lượng PDF (“phòng vệ nhân dân”) sẽ chiếm ưu thế và giành chiến thắng chung cuộc trong cuộc chiến leo thang giữa đôi bên.

Nga, Trung Quốc tích cực hỗ trợ an ninh mạng Venezuela
Nga, Trung Quốc tích cực hỗ trợ an ninh mạng Venezuela

VOV.VN - Chính quyền của Tổng thống Venezuela, Maduro, đang tích cực hợp tác với Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh mạng và theo dõi số. Venezuela đang trở thành một trung tâm không gian mạng của Nga và Trung Quốc ngay tại thềm cửa nước Mỹ.

Nga, Trung Quốc tích cực hỗ trợ an ninh mạng Venezuela

Nga, Trung Quốc tích cực hỗ trợ an ninh mạng Venezuela

VOV.VN - Chính quyền của Tổng thống Venezuela, Maduro, đang tích cực hợp tác với Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh mạng và theo dõi số. Venezuela đang trở thành một trung tâm không gian mạng của Nga và Trung Quốc ngay tại thềm cửa nước Mỹ.

Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương?
Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương?

VOV.VN - Hiện nay, Mỹ được cho là đang tụt lại phía sau Trung Quốc rất nhiều trên khía cạnh tranh giành ảnh hưởng tại hàng loạt đảo quốc vùng Nam Thái Bình Dương.

Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương?

Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương?

VOV.VN - Hiện nay, Mỹ được cho là đang tụt lại phía sau Trung Quốc rất nhiều trên khía cạnh tranh giành ảnh hưởng tại hàng loạt đảo quốc vùng Nam Thái Bình Dương.

Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc
Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc

VOV.VN - Cuộc tập trận hải quân RIMPAC 2022 do Mỹ dẫn dắt có sự tham gia của 26 nước, 170 máy bay và hơn 25.000 người. Trung Quốc không được mời tham gia sự kiện này. Giới quan sát nhận định, cuộc tập trận này sẽ là thông điệp mạnh mẽ mà Mỹ và đồng minh gửi tới Trung Quốc.

Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc

Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc

VOV.VN - Cuộc tập trận hải quân RIMPAC 2022 do Mỹ dẫn dắt có sự tham gia của 26 nước, 170 máy bay và hơn 25.000 người. Trung Quốc không được mời tham gia sự kiện này. Giới quan sát nhận định, cuộc tập trận này sẽ là thông điệp mạnh mẽ mà Mỹ và đồng minh gửi tới Trung Quốc.

Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới chỉ bắt đầu
Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới chỉ bắt đầu

VOV.VN - Dưới thời Tổng thống Biden, nước Mỹ bước vào cuộc cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc trên “mặt trận” Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương – khu vực vừa trở thành một trong các trọng điểm nổi bật nhất đối với cả phương Tây lẫn Trung Quốc.

Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới chỉ bắt đầu

Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới chỉ bắt đầu

VOV.VN - Dưới thời Tổng thống Biden, nước Mỹ bước vào cuộc cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc trên “mặt trận” Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương – khu vực vừa trở thành một trong các trọng điểm nổi bật nhất đối với cả phương Tây lẫn Trung Quốc.