Trung Quốc phản ứng việc bị Ủy ban Thượng viện Mỹ hủy tư cách "nước đang phát triển"

VOV.VN - Phản ứng trước việc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua Dự luật hủy bỏ tư cách “quốc gia đang phát triển” của Trung Quốc - động thái được cho là sẽ làm căng thẳng thêm mối quan hệ song phương, Bắc Kinh gọi đây là “lá bài” nhằm kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc.

Phát biểu sau khi Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua Dự luật hủy bỏ tư cách “quốc gia đang phát triển” của Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này Uông Văn Bân ngày 9/6 tuyên bố, việc Trung Quốc có phải là một quốc gia đang phát triển hay không không phải do Mỹ quyết định.

“Mỹ muốn áp đặt cái mũ ‘nước phát triển’ cho Trung Quốc không phải vì tán thưởng và khẳng định những thành tựu phát triển của Trung Quốc mà có dụng ý khác, muốn dùng việc tước bỏ tư cách nước đang phát triển của Trung Quốc như một lá bài để kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc.”

Theo ông Uông, vị thế quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới của Trung Quốc có đầy đủ cơ sở thực tế và nền tảng luật pháp quốc tế vững chắc, không thể bị hủy bỏ chỉ vì một dự luật của Quốc hội Mỹ. Ông Uông nói, các quyền hợp pháp mà Trung Quốc được hưởng với tư cách là một quốc gia đang phát triển không thể bị hủy bỏ bởi các chính trị gia trên Đồi Capitol.

Ông khẳng định, Mỹ không thể xóa bỏ các điều kiện quốc gia cơ bản về việc Trung Quốc vẫn là một quốc gia đang phát triển, cũng như không thể ngăn cản nước này phục hưng dân tộc.

Trước đó, ngày 8/6, Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua Dự luật hủy bỏ tư cách “quốc gia đang phát triển” của Trung Quốc. Theo đó, Ngoại trưởng Mỹ được yêu cầu theo đuổi các nỗ lực nhằm xóa bỏ tư cách đang phát triển của Trung Quốc tại các hiệp ước và tổ chức quốc tế, khiến Bắc Kinh không còn được hưởng các đặc quyền của một quốc gia đang phát triển.

Hồi tháng 3 vừa qua, Hạ viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật này. Nếu được Thượng viện thông qua và Tổng thống Joe Biden ký ban hành, dự luật này sẽ chính thức trở thành luật. Đây là động thái được đánh giá có thể sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới vốn đang chia rẽ trên hàng loạt vấn đề./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mưa lụt ở Trung Quốc, nắng nóng cực đoan tại nhiều nước châu Á khác
Mưa lụt ở Trung Quốc, nắng nóng cực đoan tại nhiều nước châu Á khác

VOV.VN - Mưa lớn không ngừng đổ xuống một số khu vực Tây Nam Trung Quốc hôm 8-9/6 đã gây lũ lụt ở một số thành phố, cản trở giao thông và nhấn chìm nhiều xe cộ. Trong khi đó, ở nhiều nước châu Á, tình trạng nắng nóng và thiếu điện đang ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân.

Mưa lụt ở Trung Quốc, nắng nóng cực đoan tại nhiều nước châu Á khác

Mưa lụt ở Trung Quốc, nắng nóng cực đoan tại nhiều nước châu Á khác

VOV.VN - Mưa lớn không ngừng đổ xuống một số khu vực Tây Nam Trung Quốc hôm 8-9/6 đã gây lũ lụt ở một số thành phố, cản trở giao thông và nhấn chìm nhiều xe cộ. Trong khi đó, ở nhiều nước châu Á, tình trạng nắng nóng và thiếu điện đang ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân.

Philippines thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc bất chấp tồn tại khác biệt
Philippines thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc bất chấp tồn tại khác biệt

VOV.VN - Đây là khẳng định của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. trước những ý kiến cho rằng Philippines đang “điều chuyển chính sách từ Trung Quốc sang các cường quốc khác”.

Philippines thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc bất chấp tồn tại khác biệt

Philippines thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc bất chấp tồn tại khác biệt

VOV.VN - Đây là khẳng định của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. trước những ý kiến cho rằng Philippines đang “điều chuyển chính sách từ Trung Quốc sang các cường quốc khác”.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu
Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ
Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc chế tạo máy bay chở khách C919 để cạnh tranh với hãng lớn của phương Tây là Boeing và Airbus. Thế nhưng máy bay này được cho là có dựa vào các linh kiện và hệ thống của Mỹ khiến máy bay có thể gặp khó khi ra thị trường toàn cầu.

Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ

Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc chế tạo máy bay chở khách C919 để cạnh tranh với hãng lớn của phương Tây là Boeing và Airbus. Thế nhưng máy bay này được cho là có dựa vào các linh kiện và hệ thống của Mỹ khiến máy bay có thể gặp khó khi ra thị trường toàn cầu.

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?
Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga
Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

VOV.VN - Thay vì liên kết với Nga để ứng phó với Trung Quốc, Mỹ làm lại làm điều ngược lại, đó là đẩy Trung Quốc xích lại gần Nga. Cuộc xung đột Ukraine đã làm tổn hại sức mạnh của cả Mỹ lẫn Nga, trong khi Trung Quốc lại giành được nhiều lợi thế mới…

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

VOV.VN - Thay vì liên kết với Nga để ứng phó với Trung Quốc, Mỹ làm lại làm điều ngược lại, đó là đẩy Trung Quốc xích lại gần Nga. Cuộc xung đột Ukraine đã làm tổn hại sức mạnh của cả Mỹ lẫn Nga, trong khi Trung Quốc lại giành được nhiều lợi thế mới…

Phản ứng của Mỹ trước Luật Phản gián của Trung Quốc
Phản ứng của Mỹ trước Luật Phản gián của Trung Quốc

VOV.VN - Mới đây Trung Quốc tiến hành sửa đổi Luật Phản gián. Trước động thái này, Mỹ bày tỏ băn khoăn hoạt động kinh doanh và nghiên cứu của mình tại Trung Quốc sẽ gặp khó khăn.

Phản ứng của Mỹ trước Luật Phản gián của Trung Quốc

Phản ứng của Mỹ trước Luật Phản gián của Trung Quốc

VOV.VN - Mới đây Trung Quốc tiến hành sửa đổi Luật Phản gián. Trước động thái này, Mỹ bày tỏ băn khoăn hoạt động kinh doanh và nghiên cứu của mình tại Trung Quốc sẽ gặp khó khăn.

Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?
Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?

VOV.VN - Tương tự quan điểm của Mỹ về Đài Loan, quan điểm của Trung Quốc về việc Nga tấn công Ukraine cũng được giới quan sát đánh giá là “mập mờ chiến lược”. Chính sách lấp lửng này có thể làm EU thêm chia rẽ trước các vấn đề như cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga.

Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?

Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?

VOV.VN - Tương tự quan điểm của Mỹ về Đài Loan, quan điểm của Trung Quốc về việc Nga tấn công Ukraine cũng được giới quan sát đánh giá là “mập mờ chiến lược”. Chính sách lấp lửng này có thể làm EU thêm chia rẽ trước các vấn đề như cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga.