Trung Quốc sẽ cải cách thế nào trong giai đoạn tới?

VOV.VN - Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 sẽ diễn ra từ ngày 9-12/11.

Với nội dung chính là bàn thảo phương án đi sâu cải cách toàn diện, nhằm thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tiếp tục phát triển, giúp Trung Quốc thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, thực hiện mục tiêu hoàn thành công cuộc xây dựng xã hội khá giả toàn diện vào năm 2020, phạm vi và mức độ của đợt cải cách này được cho là “chưa từng có”.

Phóng viên VOV tại Bắc Kinh có cuộc trao đổi với Giáo sư Lưu Thụy, Phó Viện trưởng Học viện kinh tế, Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc xung quanh nội dung này.

Phóng viên: Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã khẳng định, hội nghị sẽ bàn thảo các vấn đề đi sâu cải cách toàn diện, quy hoạch phát triển Trung Quốc trong tương lai. Theo giáo sư, điểm gì nổi bật nhất trong phương án cải cách lần này?

Giáo sư Lưu Thụy:  Hội nghị Trung ương 3 lần này có ý nghĩa rất quan trọng, được người dân kỳ vọng nhiều và thế giới cũng rất quan tâm. Hiện hội nghị vẫn chưa diễn ra, phương án cải cách cụ thể vẫn chưa được biết.

Tuy nhiên, theo tôi được biết hội nghị sẽ tập trung vào một số nội dung chính sau:

Thứ nhất là mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường, chuyển đổi chức năng kinh tế của chính phủ. Đây có thể là vấn đề cốt lõi nhất. Trong đợt cải cách trước, chính phủ Trung Quốc đã xây dựng hệ thống điều tiết vĩ mô. Điều này chính phủ đã làm, tuy nhiên có phần đi quá đà.

Điều này được thể hiện ở 2 điểm, thứ nhất là tập quyền trung ương. Nhằm tăng cường điều tiết vĩ mô, chính quyền trung ương đã tập trung quá nhiều quyền lực về mình. Trong đợt cải cách lần này có thể sẽ phải giao bớt quyền cho cấp dưới.

Một điểm nữa là tăng quyền thẩm duyệt cấp phép hành chính cho địa phương. Cho đến nay, trung ương đã giao quyền cấp phép hơn 100 hạng mục thủ tục hành chính cho cấp dưới, và điều này sẽ tiếp tục làm trong thời gian tới.

Một vấn đề nữa của chuyển đổi chức năng kinh tế chính phủ là giải quyền tình trạng chính quyền địa phương can dự quá nhiều vào hoạt động kinh tế. Chính quyền địa phương can thiệp một cách quá tích cực tạo ra chủ nghĩa bảo hộ địa phương, gây khó cho việc thành lập hệ thống thị trường thống nhất trên toàn quốc, khiến kênh thu hút vốn của chính quyền địa phương ngày càng lớn, rủi ro tài chính ngày càng cao.

Tuy nhiên, đợt cải cách lần này không thể ngay lập tức xóa bỏ toàn bộ vai trò của chính quyền địa phương đến kinh tế, mà hạn chế quyền đó trên một số lĩnh vực.

Không thể để chính quyền địa phương trở thành chủ thể can thiệp vào kinh tế thị trường. Quyền điều tiết kinh tế vĩ mô chính do chính quyền trung ương nắm. Hoạt động thị trường nên để doanh nghiệp tự hoàn thành. Chính quyền địa phương chủ yếu tham gia vào xây dựng dân sinh, xây dựng xã hội.  Đây mới là một thể chế kinh tế thị trường phù hợp.

Hai là vấn đề liên quan đến xây dựng xã hội. Làm thế nào phát huy tổ chức xã hội, bảo đảm quyền lợi của nhân dân, giải quyết vấn đề thu nhập không công bằng. Vấn đề cải cách phân phối thu nhập, Trung Quốc trước đây đã thảo luận rất nhiều.

Trong cải cách lần này, vấn đề này sẽ được đưa vào trong phương án tổng thể. Trung Quốc hiện nhấn mạnh đến “thiết kế tầm cao”, tức là mọi phương diện cải cách đều được đề cập và giải quyết một cách toàn diện và tổng thể, không để vấn  đề  đơn  lẻ  hóa.

Vấn đề thứ 3 là tăng sức sống cho nền kinh tế, nhằm đảm bảo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bền vững, lâu dài. Ở đây sẽ liên quan đến việc hạn chế độc quyền, xây dựng cơ chế sáng tạo, thu hút cá nhân, xã hội cùng tham gia hoạt động kinh tế. Trong vấn đề về thị trường, giá cả.. làm thế nào để tăng hơn nữa sức sống cho nền kinh tế.

Phóng viên: Tại sao Trung Quốc lại phải nhấn mạnh đến việc thúc đẩy cải cách sâu rộng hơn nữa trong thời điểm này?

Giáo sư Lưu Thụy: Trong đợt cải cách năm 1992, Trung Quốc xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng kinh tế thị trường, điều tiết vĩ mô và chế độ công ty hiện đại. Cho đến nay, các nhiệm vụ này đều đã hoàn thành, tuy nhiên nó chưa đạt được mức khiến tất cả mọi người hài lòng.

Trong quá trình xây dựng nó tạo ra sự xung đột về lợi ích. Ví dụ như về thể chế thị trường, căn cứ theo yêu cầu của kinh tế thị trường, phải thiết lập thị trường các yếu tố. Nhưng việc thiết lập thị trường yếu tố tài nguyên là rất khó vì liên quan đến chuyển đổi và sở hữu.

Chẳng hạn như đất đai là một trong các yếu tố tài nguyên sản xuất. Đất đai thuộc hai cấp bậc sở hữu, quốc hữu và sở hữu tập thể. Vậy thì làm thế nào để chuyển đổi đất đai thuộc sở hữu tập thể? Trong hơn 20 năm cải cách vừa qua chưa có phương án hữu hiệu. Nông dân khi tham gia chuyển đổi đất đai, lợi ích không được bảo đảm.

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, là phải làm thế nào để nông dân khi tham gia chuyển đổi đất đai nhận được lợi ích vốn có của mình. Đó là ví dụ về tại sao cải cách phải  đi vào chiều sâu.

Về chiều rộng, năm 1992, phương án cải cách không đề cập đến tổ chức xã hội. Bây giờ mọi người nói đến phải để tổ chức xã hội, thành phần xã hội tham gia giải quyết vấn đề chênh lệch thu nhập.

Năm 1992 chênh lệch thu nhập vẫn còn thấp. Nhưng từ sau năm 2000 cho đến nay, chênh lệch phân phối thu nhập ngày một tăng. Nguyên nhân gì? Có ý kiến cho rằng đó là do yếu tố thị trường.

Cũng có ý kiến cho rằng do thể chế chưa được hoàn thiện. Trong lần cải cách này, phải có phương án trả lời cho vấn đề này, vì vậy phải mở rộng cải cách sang lĩnh vực xã hội. Không chỉ liên quan đến cải cách xã hội, mà phải mở rộng cả cải cách chính trị.

Ở Trung Quốc, chúng tôi hiểu rằng cải cách chính trị là cải cách chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Đảng làm thể nào để tự hoàn thiện mình, làm thế nào để xây dựng dân chủ trong Đảng, lợi dụng các cơ chế để tăng cường kiểm tra giám sát trong Đảng.

Phóng viên: Như vậy có thể coi đợt cải cách này là phiên bản nâng cấp của đợt cải cách năm 1992?

Giáo sư Lưu Thụy:  Đúng vậy, tôi gọi phương án cải cách được xây dựng trong Hội nghị trung ương 3 khóa 14 là kinh tế thị trường Trung Quốc phiên bản 1.0. Và phương án cải cách chuẩn bị đưa ra trong hội nghị lần này là kinh tế thị trường Trung Quốc phiên bản 2.0.

Hai phiên bản này có thể so sánh được. Các vấn đề trọng tâm của phiên bản 1.0 bao gồm: Xây dựng hệ thống thị trường, thiết lập điều tiết vĩ mô, thiết lập chế độ công ty hiện đại. Các vấn đề trọng tâm của phiên bản 2.0 có thể bao gồm: Hoàn thiện hệ thống thị trường, chuyển đổi chức năng của chính phủ và xây dựng chế độ xã hội.

Trong phiên bản 1.0 là thiết lập chế độ công ty hiện đại. Hiện nay, chế độ này đã được thiết lập xong, đến giai đoạn hiện nay cần xây dựng chế độ xã hội, thu hút sự tham gia của các thành phần trong xã hội vào hệ thống thị trường. So với phiên bản cũ, phiên bản này sẽ có chiều sâu hơn, và phiên bản mới này sẽ đề cập đến những vấn đề mà phiên bản 1.0 chưa đề cập./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc yêu cầu Australia giải thích về chuyện nghe lén
Trung Quốc yêu cầu Australia giải thích về chuyện nghe lén

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc: "Chúng tôi hy vọng Australia sẽ có hành động thực tế để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau".

Trung Quốc yêu cầu Australia giải thích về chuyện nghe lén

Trung Quốc yêu cầu Australia giải thích về chuyện nghe lén

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc: "Chúng tôi hy vọng Australia sẽ có hành động thực tế để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau".

Trung Quốc đối mặt với ô nhiễm khói bụi kỷ lục
Trung Quốc đối mặt với ô nhiễm khói bụi kỷ lục

VOV.VN - Tại thành phố Bắc Kinh, ngày 2/11 là ngày thứ 4 liên tiếp trong tuần với tình trạng khói bụi dày đặc.

Trung Quốc đối mặt với ô nhiễm khói bụi kỷ lục

Trung Quốc đối mặt với ô nhiễm khói bụi kỷ lục

VOV.VN - Tại thành phố Bắc Kinh, ngày 2/11 là ngày thứ 4 liên tiếp trong tuần với tình trạng khói bụi dày đặc.

Nguyên nhân ban đầu vụ nổ nhà máy pháo hoa ở Trung Quốc
Nguyên nhân ban đầu vụ nổ nhà máy pháo hoa ở Trung Quốc

VOV.VN -Một công nhân sửa máy bị hỏng phát ra tia lửa làm cháy các nguyên liệu dẫn đến vụ nổ.

Nguyên nhân ban đầu vụ nổ nhà máy pháo hoa ở Trung Quốc

Nguyên nhân ban đầu vụ nổ nhà máy pháo hoa ở Trung Quốc

VOV.VN -Một công nhân sửa máy bị hỏng phát ra tia lửa làm cháy các nguyên liệu dẫn đến vụ nổ.

Trung Quốc phản bác truyền thông phương Tây vụ Thiên An Môn
Trung Quốc phản bác truyền thông phương Tây vụ Thiên An Môn

VOV.VN - Cả báo đảng và báo nhà nước của nước này cùng bày tỏ thái độ phản kháng đối với cách đưa tin của 1 số hãng phương Tây.

Trung Quốc phản bác truyền thông phương Tây vụ Thiên An Môn

Trung Quốc phản bác truyền thông phương Tây vụ Thiên An Môn

VOV.VN - Cả báo đảng và báo nhà nước của nước này cùng bày tỏ thái độ phản kháng đối với cách đưa tin của 1 số hãng phương Tây.

Trung Quốc: Nổ lớn trước Tỉnh ủy Sơn Tây khiến 1 người chết
Trung Quốc: Nổ lớn trước Tỉnh ủy Sơn Tây khiến 1 người chết

VOV.VN - Nhiều khả năng đây là vụ việc đã được tính toán kỹ và sử dụng các thiết bị nổ tự chế.

Trung Quốc: Nổ lớn trước Tỉnh ủy Sơn Tây khiến 1 người chết

Trung Quốc: Nổ lớn trước Tỉnh ủy Sơn Tây khiến 1 người chết

VOV.VN - Nhiều khả năng đây là vụ việc đã được tính toán kỹ và sử dụng các thiết bị nổ tự chế.

Trung Quốc triển khai kế hoạch khẩn cấp kiểm soát ô nhiễm
Trung Quốc triển khai kế hoạch khẩn cấp kiểm soát ô nhiễm

VOV.VN -Nhiều thành phố ở miền Bắc Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng các biện pháp mạnh nhằm kiểm soát ô nhiễm khói bụi ngày càng nghiêm trọng

Trung Quốc triển khai kế hoạch khẩn cấp kiểm soát ô nhiễm

Trung Quốc triển khai kế hoạch khẩn cấp kiểm soát ô nhiễm

VOV.VN -Nhiều thành phố ở miền Bắc Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng các biện pháp mạnh nhằm kiểm soát ô nhiễm khói bụi ngày càng nghiêm trọng

Trung Quốc dừng chương trình cấy ghép nội tạng tử tù
Trung Quốc dừng chương trình cấy ghép nội tạng tử tù

VOV.VN - Mỗi năm, Trung Quốc có chừng 300.000 trường hợp chờ được cấy ghép nhưng chỉ có 1 người được nhận.

Trung Quốc dừng chương trình cấy ghép nội tạng tử tù

Trung Quốc dừng chương trình cấy ghép nội tạng tử tù

VOV.VN - Mỗi năm, Trung Quốc có chừng 300.000 trường hợp chờ được cấy ghép nhưng chỉ có 1 người được nhận.

Nổ mỏ than ở Trung Quốc, 7 người thiệt mạng
Nổ mỏ than ở Trung Quốc, 7 người thiệt mạng

VOV.VN -Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 3/11 đưa tin, vụ nổ khí ga tại một mỏ than nhỏ ở miền Nam nước này làm 7 thợ mỏ thiệt mạng.

Nổ mỏ than ở Trung Quốc, 7 người thiệt mạng

Nổ mỏ than ở Trung Quốc, 7 người thiệt mạng

VOV.VN -Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 3/11 đưa tin, vụ nổ khí ga tại một mỏ than nhỏ ở miền Nam nước này làm 7 thợ mỏ thiệt mạng.

Trung Quốc chuẩn bị các biện pháp ứng phó bão Krosa
Trung Quốc chuẩn bị các biện pháp ứng phó bão Krosa

VOV.VN - Giới chức nước này hôm nay (1/11) ban hành cảnh báo cứu trợ thiên tai khi bão Krosa tới gần khu vực duyên hải phía nam.

Trung Quốc chuẩn bị các biện pháp ứng phó bão Krosa

Trung Quốc chuẩn bị các biện pháp ứng phó bão Krosa

VOV.VN - Giới chức nước này hôm nay (1/11) ban hành cảnh báo cứu trợ thiên tai khi bão Krosa tới gần khu vực duyên hải phía nam.

Trung Quốc nỗ lực cải cách để phát triển
Trung Quốc nỗ lực cải cách để phát triển

VOV.VN - Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc cường cam kết sẽ tạo động lực phát triển cho Trung Quốc bằng những “cải cách toàn diện”.

Trung Quốc nỗ lực cải cách để phát triển

Trung Quốc nỗ lực cải cách để phát triển

VOV.VN - Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc cường cam kết sẽ tạo động lực phát triển cho Trung Quốc bằng những “cải cách toàn diện”.