Trung Quốc tận dụng bão để phát điện gió trên biển lập kỷ lục

VOV.VN - Tận dụng nguồn gió của 2 cơn bão Saola và Haikui, tổ máy phát điện gió trên vùng biển Phúc Kiến, miền Đông Nam Trung Quốc, đã đạt sản lượng điện lên tới hơn 384.000 kW), lập kỷ lục về sản lượng điện trong một ngày của một tổ máy điện gió trên thế giới. 

Do ảnh hưởng cùng lúc của bão Saola và bão Haikui, khu vực ven biển Phúc Kiến (Trung Quốc) đã hứng chịu gió mạnh liên tiếp trong nhiều ngày. Tuy nhiên, chính nguồn gió này đã khiến tổ máy điện gió ngoài khơi tại đây lập kỷ lục về phát điện.

Theo dữ liệu do Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc cung cấp ngày 2/9, gió bão đã khiến tốc độ gió tối đa của trang trại gió ngoài khơi thuộc tập đoàn này tại khu vực Phúc Kiến đạt 23,56 m/s vào ngày 1/9 và giúp tổ máy điện gió trên biển công suất lớn 16 megawatt (MW) đầu tiên trên thế giới lắp đặt tại đây đạt công suất vận hành tối đa 24/24 giờ.

Sản lượng điện đạt được trong thời gian này lên tới 384.100 kWh, tương đương lượng điện tiêu thụ trong một ngày của gần 170.000 người, lập kỷ lục mới về sản lượng điện do một tổ máy điện gió duy nhất sản xuất trong một ngày trên toàn cầu.

Tổ máy điện gió 16 MW này là tuabin gió có công suất tổ máy lớn nhất, đường kính cánh quạt lớn nhất và trọng lượng trên mỗi megawatt nhẹ nhất đã được đưa vào sản xuất trên thế giới, do Trung Quốc phát triển, thiết kế và sản xuất hoàn toàn độc lập. Tổ máy này có thể sản xuất hơn 66 triệu kWh “điện xanh” mỗi năm.

Theo truyền thông Trung Quốc, trong quá trình lắp đặt và vận hành, tuabin gió này đã vượt qua thử thách của các cơn bão như Khanu và Doksuri, đánh dấu khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D), sản xuất và vận hành tổ máy điện gió ngoài khơi công suất lớn của nước này đã vươn lên một tầm cao mới và đạt đẳng cấp hàng đầu quốc tế.

Được biết, tổ máy này vừa hoàn thành lắp đặt hôm 28/6 và kết nối lưới điện ngày 19/7.

Trước bão Haikui dự kiến đổ bộ vào Đài Loan từ chiều đến đêm nay (3/9), sau đó hướng đến ven biển phía Nam tỉnh Phúc Kiến và có thể tiếp tục đổ bộ vào khu vực này khoảng ngày 5/9, Tập đoàn Tam Hiệp cho biết sẽ tích cực phối hợp với các đơn vị vận hành và bảo trì, xác định khả năng và kiểm tra chức năng chống bão của tổ máy, nhằm tạo cơ sở cho tổ máy điện gió trên biển này ứng phó an toàn, ổn định trước thời tiết khắc nghiệt, tận dụng tối đa tài nguyên gió một cách khoa học và hợp lý để phát điện.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?
Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

VOV.VN - Trong thời gian dài, đồng đô la Mỹ thống trị thị trường tài chính và thương mại thế giới. Nhưng đã xuất hiện nhiều tiếng nói phản đối vị thế của tiền tệ Mỹ. Xung đột Nga - Ukraine và đối đầu Mỹ - Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng đó, khiến một số người nghĩ kỷ nguyên đô la Mỹ sẽ sớm chấm dứt.

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

VOV.VN - Trong thời gian dài, đồng đô la Mỹ thống trị thị trường tài chính và thương mại thế giới. Nhưng đã xuất hiện nhiều tiếng nói phản đối vị thế của tiền tệ Mỹ. Xung đột Nga - Ukraine và đối đầu Mỹ - Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng đó, khiến một số người nghĩ kỷ nguyên đô la Mỹ sẽ sớm chấm dứt.

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn
Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

VOV.VN - Ngoài cuộc xung đột Nga - Ukraine, hội nghị thượng đỉnh NATO 2023 cũng chú ý nhiều đến Trung Quốc. Khối quân sự này xem Trung Quốc như một thách thức lớn mà họ phải ứng phó về dài hạn.

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

VOV.VN - Ngoài cuộc xung đột Nga - Ukraine, hội nghị thượng đỉnh NATO 2023 cũng chú ý nhiều đến Trung Quốc. Khối quân sự này xem Trung Quốc như một thách thức lớn mà họ phải ứng phó về dài hạn.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu
Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ
Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc chế tạo máy bay chở khách C919 để cạnh tranh với hãng lớn của phương Tây là Boeing và Airbus. Thế nhưng máy bay này được cho là có dựa vào các linh kiện và hệ thống của Mỹ khiến máy bay có thể gặp khó khi ra thị trường toàn cầu.

Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ

Máy bay chở khách C919 do Trung Quốc chế tạo và cuộc cạnh tranh với Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc chế tạo máy bay chở khách C919 để cạnh tranh với hãng lớn của phương Tây là Boeing và Airbus. Thế nhưng máy bay này được cho là có dựa vào các linh kiện và hệ thống của Mỹ khiến máy bay có thể gặp khó khi ra thị trường toàn cầu.

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?
Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Bão chồng bão, Trung Quốc có thêm một tỉnh báo động đỏ vì mưa lớn
Bão chồng bão, Trung Quốc có thêm một tỉnh báo động đỏ vì mưa lớn

VOV.VN - Nguy cơ bão chồng bão đang đe dọa Trung Quốc. Do ảnh hưởng của bão Khanun, tỉnh Hắc Long Giang, miền Đông Bắc nước này đã xảy ra mưa lớn, khiến tỉnh này hôm nay (2/8) buộc phải liên tục phát đi cảnh báo đỏ, mức nghiêm trọng nhất vì mưa lớn.

Bão chồng bão, Trung Quốc có thêm một tỉnh báo động đỏ vì mưa lớn

Bão chồng bão, Trung Quốc có thêm một tỉnh báo động đỏ vì mưa lớn

VOV.VN - Nguy cơ bão chồng bão đang đe dọa Trung Quốc. Do ảnh hưởng của bão Khanun, tỉnh Hắc Long Giang, miền Đông Bắc nước này đã xảy ra mưa lớn, khiến tỉnh này hôm nay (2/8) buộc phải liên tục phát đi cảnh báo đỏ, mức nghiêm trọng nhất vì mưa lớn.