Trung Quốc chi khoảng 10 tỷ USD xây dựng nhà máy quang điện và điện gió 

VOV.VN - Dự án xây dựng nhà máy quang điện và điện gió quy mô lớn của Trung Quốc vừa được khởi công vào ngày 15/10 tại khu tự trị dân tộc Tạng Hải Nam và khu tự trị dân tộc Mông Cổ Hải Tây, tỉnh Thanh Hải, với tổng vốn đầu tư hơn 65 tỷ nhân dân tệ (khoảng 10 tỷ USD).

Dự kiến hoàn thành vào trước cuối năm 2023, các dự án về quang điện và điện gió bao gồm 8 dự án tại chỗ và 7 dự án được giao lại. Các dự án năng lượng mới này có tổng công suất lắp đặt là gần 11 triệu kW, trong đó quang điện là 8 triệu kW, điện gió là 2,5 triệu kW và điện nhiệt mặt trời là 400 nghìn kW.

Việc xây dựng dự án nhằm đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc về năng lượng tái tạo, đồng thời đẩy nhanh quy hoạch và xây dựng các cơ sở quy mô lớn ở sa mạc, hoang mạc. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hình thành ngành công nghiệp năng lượng sạch của Trung Quốc ở vùng cao.

Chủ tịch Công ty THHH phát triển Thủy điện thượng nguồn sông Hoàng Hà (thuộc Tổng công ty đầu tư điện lực Trung Quốc) Tạ Tiểu Bình cho biết, việc bảo vệ môi trường sinh thái cao nguyên trong quá trình xây dựng các nhà máy điện được đặt lên hàng đầu và các cơ quan liên quan có trách nhiệm đảm bảo không để xảy ra các vấn đề về môi trường sinh thái.

Với ánh nắng và gió mạnh, các sa mạc, hoang mạc là những khu vực của Trung Quốc có nguồn năng lượng gió và mặt trời phong phú. Thanh Hải có nhiều lợi thế trong việc phát triển nguồn năng lượng mới. Vùng đất được sử dụng để sản xuất quang điện và cánh đồng điện gió rộng hơn 100.000 km2 có thể thu về 3,5 tỷ kW quang điện và khoảng 76 triệu kW điện gió.

Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng Tam Hiệp - Triệu Quốc Khánh, Tập đoàn Tam Hiệp cũng đã khởi công dự án điện nhiệt mặt trời 1,1 triệu kW ở Thanh Hải. Sau khi dự án hoạt động có thể tiết kiệm gần 750.000 tấn than mỗi năm. Tập đoàn Tam Hiệp cũng sẽ đẩy mạnh đầu tư vào các dự án năng lượng sạch và sớm đưa vào vận hành./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tốp phi hành gia thứ 2 của Trung Quốc có mặt trên khoang lõi của trạm vũ trụ
Tốp phi hành gia thứ 2 của Trung Quốc có mặt trên khoang lõi của trạm vũ trụ

VOV.VN - Sau khi phóng thành công vào sáng sớm nay (16/10), tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-13 của Trung Quốc đã kết nối được với khoang lõi Thiên Hòa của trạm vũ trụ.

Tốp phi hành gia thứ 2 của Trung Quốc có mặt trên khoang lõi của trạm vũ trụ

Tốp phi hành gia thứ 2 của Trung Quốc có mặt trên khoang lõi của trạm vũ trụ

VOV.VN - Sau khi phóng thành công vào sáng sớm nay (16/10), tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-13 của Trung Quốc đã kết nối được với khoang lõi Thiên Hòa của trạm vũ trụ.

Trung Quốc bắt đầu tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa Covid-19
Trung Quốc bắt đầu tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Việc tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa Covid-19 đang được tiến hành ở nhiều địa phương của Trung Quốc nhằm tăng cường khả năng miễn dịch của người dân cũng như ngăn ngừa khả năng lây lan của dịch bệnh.

Trung Quốc bắt đầu tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa Covid-19

Trung Quốc bắt đầu tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Việc tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa Covid-19 đang được tiến hành ở nhiều địa phương của Trung Quốc nhằm tăng cường khả năng miễn dịch của người dân cũng như ngăn ngừa khả năng lây lan của dịch bệnh.

Trung Quốc: Tuyên bố Côn Minh tạo động lực mới cho quản trị môi trường toàn cầu
Trung Quốc: Tuyên bố Côn Minh tạo động lực mới cho quản trị môi trường toàn cầu

VOV.VN - Trung Quốc cho biết đại diện hơn 100 quốc gia đã thông qua “Tuyên bố Côn Minh”tại Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học (COP 15), trong đó kêu gọi “hành động đoàn kết và thống nhất” để tạo ra một hiệp ước đa dạng sinh học toàn cầu mới.

Trung Quốc: Tuyên bố Côn Minh tạo động lực mới cho quản trị môi trường toàn cầu

Trung Quốc: Tuyên bố Côn Minh tạo động lực mới cho quản trị môi trường toàn cầu

VOV.VN - Trung Quốc cho biết đại diện hơn 100 quốc gia đã thông qua “Tuyên bố Côn Minh”tại Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học (COP 15), trong đó kêu gọi “hành động đoàn kết và thống nhất” để tạo ra một hiệp ước đa dạng sinh học toàn cầu mới.