Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 16 liên tiếp

VOV.VN - Trong tháng 2, dự trữ vàng của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương) đã tăng khoảng 12 tấn so với tháng trước. Đây là tháng thứ 16 liên tiếp ngân hàng này tăng dự trữ vàng.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) công bố hôm 7/3, dự trữ vàng của nước này vào cuối tháng 2 ở mức 72,58 triệu ounce, tăng 390.000 ounce so với cuối tháng 1. Từ tháng 11/2022, PBOC bắt đầu tăng dự trữ loại kim loại quý này và đây là tháng thứ 16 liên tiếp ngân hàng này tăng dự trữ vàng.

Với mức tăng tương đương 12 tấn trong tháng 2, hiện dự trữ vàng của Trung Quốc là 2.257 tấn.

Theo các chuyên gia, chuỗi mua vàng 16 tháng liên tiếp của nước này tương đương năm 2015, nhưng tổng lượng mua cao hơn. Tính từ tháng 11/2022, PBOC đã bổ sung vào kho 297 tấn vàng. Động thái này diễn ra trong bối cảnh giá vàng thế giới gần đây liên tiếp lập đỉnh. Hiện mỗi ounce có giá 2.157 USD, tăng trên 300 USD so với hồi tháng 10/2023.

Nhà nghiên cứu vĩ mô Chu Mậu Hoa (Zhou Maohua) của Ngân hàng Everbright Trung Quốc trong một cuộc phỏng vấn truyền thông trong nước cho biết, việc PBOC tăng dự trữ vàng là theo xu hướng phát triển toàn cầu, nhằm tối ưu hóa và đa dạng hóa cơ cấu tài sản dự trữ, tăng cường ổn định dự trữ.

Theo nhà nghiên cứu này, dựa trên sự phân bổ dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương toàn cầu, tổng tỷ lệ vàng trong tài sản dự trữ chính thức của các nền kinh tế mới nổi tương đối thấp, vẫn còn dư địa để tăng lượng nắm giữ trong tương lai, nhưng tốc độ tăng còn những yếu tố không xác định.

Do vàng mới chiếm hơn 4% tổng dự trữ của PBOC, nên các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc có thể sẽ mua tiếp loại kim loại quý này.

Báo cáo nhu cầu xu hướng năm 2023 của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) hồi cuối tháng 1 cho biết, tổng khối lượng vàng giao dịch trên toàn cầu đạt kỷ lục 4.899 tấn. Trong đó, lượng mua từ các ngân hàng trung ương vượt 1.000 tấn trong 2022-2023. Báo cáo cũng cho biết, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc mua vàng nhiều nhất, với 225 tấn trong năm ngoái.

Khi ngân hàng trung ương mua vào lượng lớn vàng, các nhà đầu tư cá nhân cũng để ý đến công cụ này. Thực tế cho thấy, sức mua tại Trung Quốc đang tăng, do nhu cầu trú ẩn khi thị trường chứng khoán và bất động sản chưa có nhiều khởi sắc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn Độ điều thêm 10.000 quân tới biên giới, Trung Quốc nói gì?
Ấn Độ điều thêm 10.000 quân tới biên giới, Trung Quốc nói gì?

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua (8/3) cho rằng việc Ấn Độ triển khai thêm 10.000 binh sĩ tới biên giới Trung-Ấn “không có lợi cho việc giảm bớt căng thẳng trong khu vực”. 

Ấn Độ điều thêm 10.000 quân tới biên giới, Trung Quốc nói gì?

Ấn Độ điều thêm 10.000 quân tới biên giới, Trung Quốc nói gì?

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua (8/3) cho rằng việc Ấn Độ triển khai thêm 10.000 binh sĩ tới biên giới Trung-Ấn “không có lợi cho việc giảm bớt căng thẳng trong khu vực”. 

Trung Quốc có giếng khoan siêu sâu 10.000m đầu tiên
Trung Quốc có giếng khoan siêu sâu 10.000m đầu tiên

VOV.VN - Sau chưa đầy 280 ngày khoan xuyên 12 địa tầng vào lớp đất đá có niên đại 500 triệu năm, Trung Quốc đã chính thức sở hữu giếng khoan siêu sâu trên 10.000m đầu tiên. Nước này sẽ tiếp tục hướng tới mục tiêu cuối cùng là hoàn thành giếng khoan sâu 11.100m, đứng thứ hai thế giới và số 1 châu Á.

Trung Quốc có giếng khoan siêu sâu 10.000m đầu tiên

Trung Quốc có giếng khoan siêu sâu 10.000m đầu tiên

VOV.VN - Sau chưa đầy 280 ngày khoan xuyên 12 địa tầng vào lớp đất đá có niên đại 500 triệu năm, Trung Quốc đã chính thức sở hữu giếng khoan siêu sâu trên 10.000m đầu tiên. Nước này sẽ tiếp tục hướng tới mục tiêu cuối cùng là hoàn thành giếng khoan sâu 11.100m, đứng thứ hai thế giới và số 1 châu Á.

Philippines tuyên bố sẵn sàng đối đầu với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Philippines tuyên bố sẵn sàng đối đầu với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro Jr vừa tuyên bố, nước ông sẵn sàng đối đầu với hành động mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông dù Philippines không muốn nổ ra chiến tranh.

Philippines tuyên bố sẵn sàng đối đầu với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Philippines tuyên bố sẵn sàng đối đầu với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro Jr vừa tuyên bố, nước ông sẵn sàng đối đầu với hành động mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông dù Philippines không muốn nổ ra chiến tranh.

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?
Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

VOV.VN - Trong thời gian dài, đồng đô la Mỹ thống trị thị trường tài chính và thương mại thế giới. Nhưng đã xuất hiện nhiều tiếng nói phản đối vị thế của tiền tệ Mỹ. Xung đột Nga - Ukraine và đối đầu Mỹ - Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng đó, khiến một số người nghĩ kỷ nguyên đô la Mỹ sẽ sớm chấm dứt.

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

VOV.VN - Trong thời gian dài, đồng đô la Mỹ thống trị thị trường tài chính và thương mại thế giới. Nhưng đã xuất hiện nhiều tiếng nói phản đối vị thế của tiền tệ Mỹ. Xung đột Nga - Ukraine và đối đầu Mỹ - Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng đó, khiến một số người nghĩ kỷ nguyên đô la Mỹ sẽ sớm chấm dứt.

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn
Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

VOV.VN - Ngoài cuộc xung đột Nga - Ukraine, hội nghị thượng đỉnh NATO 2023 cũng chú ý nhiều đến Trung Quốc. Khối quân sự này xem Trung Quốc như một thách thức lớn mà họ phải ứng phó về dài hạn.

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

VOV.VN - Ngoài cuộc xung đột Nga - Ukraine, hội nghị thượng đỉnh NATO 2023 cũng chú ý nhiều đến Trung Quốc. Khối quân sự này xem Trung Quốc như một thách thức lớn mà họ phải ứng phó về dài hạn.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu
Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?
Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Cạnh tranh với Mỹ, liệu Trung Quốc có trở thành siêu cường công nghệ thế giới?
Cạnh tranh với Mỹ, liệu Trung Quốc có trở thành siêu cường công nghệ thế giới?

VOV.VN - Năng lực công nghệ gia tăng mạnh mẽ của Trung Quốc đã trở thành một trong các vấn đề trong quan hệ song phương giữa nước này và Mỹ.

Cạnh tranh với Mỹ, liệu Trung Quốc có trở thành siêu cường công nghệ thế giới?

Cạnh tranh với Mỹ, liệu Trung Quốc có trở thành siêu cường công nghệ thế giới?

VOV.VN - Năng lực công nghệ gia tăng mạnh mẽ của Trung Quốc đã trở thành một trong các vấn đề trong quan hệ song phương giữa nước này và Mỹ.