Trung Quốc “vượt mặt” Nhật Bản thành Chủ tịch Hội nghị G20 năm 2016

VOV.VN - Đây cũng là kỳ vọng của Trung Quốc khi muốn gây hưởng lớn hơn trong khu và thế giới.

Theo báo Yomiuri, Nhật bản, ngày 15/11, Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã thống nhất việc Trung Quốc sẽ là nước Chủ tịch của G20 diễn ra vào năm 2016.

Lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị G20 tại Australia (Ảnh: Reuters)
Cũng trong tháng 11 này, tại Bắc Kinh cũng đã diễn ra Hội nghị cấp cao APEC và có đề cập tới việc Trung Quốc chủ trì Hội nghị G20 vào năm 2016 với sự tham gia của các nước mới nổi có quan hệ sâu sắc với Trung Quốc. Đây cũng là kỳ vọng của Trung Quốc khi muốn gây hưởng lớn hơn trong khu và thế giới.

Hội nghị G20 năm 2015 sẽ tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ, do vậy Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã có quyền gây ảnh hưởng tới việc quyết định Chủ tịch Hội nghị G20 tại Trung Quốc.

Báo Australia ngày 15/11 dẫn lời Thủ tưởng Australia Abbott cho biết, ban đầu dự định nước chủ nhà G20 năm 2016 sẽ là Nhật Bản, tuy nhiên tại Hội nghị, các thành viên đã bày tỏ ủng hộ Trung Quốc trở thành nước Chủ tịch G20 năm 2016 nhiều hơn so với Nhật Bản.

Trước đó, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) chính thức khai mạc tại thủ phủ Brisbane bang Queensland, Australia. Mục tiêu chính của hội nghị là nâng tốc độ tăng trưởng của khối G20 lên ít nhất 2% so với hiện nay trong vòng 5 năm tới, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Cũng trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận các biện pháp nhằm ngăn chặn virus  Ebola lây lan. Vấn đề khí hậu cũng được nhiều nhà lãnh đạo G20 quan tâm. Một số lãnh đạo G20 mong muốn thảo luận cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước thềm Hội nghị thượng đỉnh khí hậu của Liên Hợp Quốc tại thủ đô Paris, Pháp vào năm 2015, tuy nhiên Australia đã phản đối đề nghị này. Trong một diễn biến có liên quan, Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết sẽ đóng góp 3 tỷ USD vào quỹ quốc tế xanh nhằm giúp các nước nghèo đối phó với tác động của biến đổi khí hậu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội nghị Cấp cao G20 Australia ưu tiên tăng trưởng kinh tế
Hội nghị Cấp cao G20 Australia ưu tiên tăng trưởng kinh tế

VOV.VN - Thủ tướng Australia Abbott nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng một nền tài chính vững chắc.

Hội nghị Cấp cao G20 Australia ưu tiên tăng trưởng kinh tế

Hội nghị Cấp cao G20 Australia ưu tiên tăng trưởng kinh tế

VOV.VN - Thủ tướng Australia Abbott nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng một nền tài chính vững chắc.

Oxfam kêu gọi các nước G20 hành động nhiều hơn để chống dịch Ebola
Oxfam kêu gọi các nước G20 hành động nhiều hơn để chống dịch Ebola

VOV.VN-Vấn đề cần giải quyết là những cam kết mà các nhà lãnh đạo G20 đưa ra có tương xứng với nhu cầu cấp thiết tại các nước vùng dịch hay không.

Oxfam kêu gọi các nước G20 hành động nhiều hơn để chống dịch Ebola

Oxfam kêu gọi các nước G20 hành động nhiều hơn để chống dịch Ebola

VOV.VN-Vấn đề cần giải quyết là những cam kết mà các nhà lãnh đạo G20 đưa ra có tương xứng với nhu cầu cấp thiết tại các nước vùng dịch hay không.

Nga bác bỏ thông tin Tổng thống Putin rời Hội nghị G20 sớm
Nga bác bỏ thông tin Tổng thống Putin rời Hội nghị G20 sớm

Điện Kremlin bác thông tin Tổng thống Nga Putin sẽ rời Hội nghị thượng đỉnh G20 sớm hơn dự kiến vì sức ép của vấn đề Ukraine.

Nga bác bỏ thông tin Tổng thống Putin rời Hội nghị G20 sớm

Nga bác bỏ thông tin Tổng thống Putin rời Hội nghị G20 sớm

Điện Kremlin bác thông tin Tổng thống Nga Putin sẽ rời Hội nghị thượng đỉnh G20 sớm hơn dự kiến vì sức ép của vấn đề Ukraine.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Khó đạt được mục tiêu tham vọng
Hội nghị thượng đỉnh G20: Khó đạt được mục tiêu tham vọng

VOV.VN - Bài toán cho G20 chính là việc giải quyết các mâu thuẫn giữa nước giàu và nước phát triển mới nối, những lợi ích kinh tế gắn với xung đột chính trị.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Khó đạt được mục tiêu tham vọng

Hội nghị thượng đỉnh G20: Khó đạt được mục tiêu tham vọng

VOV.VN - Bài toán cho G20 chính là việc giải quyết các mâu thuẫn giữa nước giàu và nước phát triển mới nối, những lợi ích kinh tế gắn với xung đột chính trị.