Về cánh rừng nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp dừng chân

VOV.VN - Cách đây gần 70 năm, tán rừng già nguyên sinh ở bản Nhọt, xã Gia Phù, huyện Phù Yên (Sơn La) đã chở che, bảo vệ Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng bộ đội khỏi sự do thám, bắn phá của địch khi hành quân lên chiến trường Điện Biên Phủ, góp phần làm nên một chiến dịch “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Cánh rừng mang tên Đại tướng đã trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng, là nơi các thế hệ người Việt Nam tìm về, nhất là trong những ngày tháng 5 lịch sử. 

Ông Đinh Công Són, Chi hội trưởng Chi hội cựu chiến binh bản Nhọt 2, xã Gia Phù, huyện Phù Yên (Sơn La) chia sẻ: "Người dân biết khu rừng này là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi hành quân tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đã trú quân, nên đặt tên là rừng tướng Giáp. Từ đó mọi người cũng có ý thức tham gia bảo vệ, giữ rừng. Chúng tôi rất tự hào giữ được cánh rừng này cũng như là giữ được "lá phổi" cho xã Gia Phù nói riêng và huyện Phù Yên nói chung."

Ông Đinh Công Són là người từng vinh dự gặp Đại tướng khi tham gia bảo vệ Đại tướng tại chiến trường Lào những năm 1970 và khi Đại tướng lên thăm Sơn La năm 1977.

Gần 30 năm qua, ông Đinh Công Són luôn tự hào khi được góp sức mình gìn giữ màu xanh cánh rừng Đại tướng, đón người dân thập phương tới thăm Di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp khu rừng bản Nhọt.

"Mỗi năm vào dịp kỷ niệm 7/5, bà con xa gần lại đến thăm di tích. Đặc biệt là từ khi được xây dựng đền thờ Đại tướng, bà con rất phấn khởi, đến dâng hương tưởng nhớ. Chúng tôi rất tự hào, mong muốn làm sao tôn tạo, bảo vệ khu rừng và đền thờ này" - ông Són cho biết. 

Án ngữ một vị trí đắc địa, có ý nghĩa chiến lược trên đường 13 (quốc lộ 37 hiện nay), khu rừng già nguyên sinh bản Nhọt thực sự là “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Trong rừng có một khu bằng phẳng, có dòng suối Bùa chảy qua, lớp lớp cây rừng dày đặc che khuất tầm nhìn của máy bay địch đã trở thành “tấm lá chắn” che chở cho đoàn quân và Đại tướng.

Tên gọi hàm chứa bao tình cảm thân thương, trìu mến như: “Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, “Rừng ông Giáp”, “Rừng Tướng Giáp”... cũng bắt nguồn từ đó. Nằm ven quốc lộ, ngay gần bản, nhưng cánh rừng với nhiều cây gỗ quý có đường kính hàng mét vẫn trường tồn với thời gian; bởi người dân không ai chặt phá, săn bắt thú rừng, mà luôn coi trọng, bảo vệ, vì nơi đây luôn có hình bóng của vị tướng lỗi lạc.

Anh Lò Văn Linh, tổ trưởng Tổ quản lý bảo vệ rừng bản Nhọt 2, xã Gia Phù, huyện Phù Yên chia sẻ: "Chúng tôi rất vinh dự khi khu rừng mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người dân ai cũng phấn khởi, chung tay bảo vệ rừng. Tổ thường trích 10% tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng để đóng góp quỹ xây trường học, tường rào, hỗ trợ những hộ khó khăn của bản..."

Trong những ngày tháng 5 lịch sử, cả nước hướng về kỷ niệm 69 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Rừng Tướng Giáp là một trong những “địa chỉ đỏ” để các cựu chiến binh hành hương thăm lại chiến trường, cũng là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Em Lò Thùy Trang, xã Gia Phù, huyện Phù Yên cho biết: "Khi tới đây em thấy mình như được trở lại những năm tháng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, cảm xúc rất hào hùng, phấn khởi khi được đến nơi đây."

Ghi nhớ dấu tích lịch sử gắn với tên tuổi của Đại tướng, năm 2008, UBND tỉnh Sơn La đã công nhận khu rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp dừng chân trú ẩn là di tích lịch sử cấp tỉnh. Cuối năm 2021, huyện Phù Yên (Sơn La) khánh thành công trình bảo vệ rừng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp khu rừng bản Nhọt gồm các hạng mục: Nhà Tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp; sân đền thờ, sân hành lễ, cầu cảnh quan, cổng tam quan...

Ông Nguyễn Viết Hưng, Bí thư huyện ủy Phù Yên, Sơn La cho biết: "Đây là công trình tâm linh có ý nghĩa đặc biệt, là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Phù Yên. Thời gian tới, Phù Yên sẽ tích cực tuyên truyền, quảng bá, quản lý và phát huy giá trị của công trình; là nơi để nhân dân và du khách đến để thể hiện niềm tôn kính, tri ân công lao của đại tướng Võ Nguyên Giáp, và thực sự là điểm đến quan trọng trong chuyến hành hương về chiến trường Điện Biên năm xưa."

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những chiến công hào hùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đoàn quân năm ấy mãi trường tồn, tựa cánh rừng xanh tươi mang tên Đại tướng đang được gìn giữ, bảo vệ bằng tình cảm trân quý nhất của người dân nơi đây./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Điện Biên phải phát triển nhanh với khí thế của 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ"
"Điện Biên phải phát triển nhanh với khí thế của 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ"

VOV.VN - Trong chương trình công tác tại tỉnh Điện Biên, sáng nay 9/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, 3 tháng đầu năm 2023; phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và thời gian tới.

"Điện Biên phải phát triển nhanh với khí thế của 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ"

"Điện Biên phải phát triển nhanh với khí thế của 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ"

VOV.VN - Trong chương trình công tác tại tỉnh Điện Biên, sáng nay 9/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, 3 tháng đầu năm 2023; phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và thời gian tới.

"Không có Điện Biên Phủ trên không thì làm sao có Hiệp định Paris"
"Không có Điện Biên Phủ trên không thì làm sao có Hiệp định Paris"

VOV.VN - Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan phân tích: "Không có Điện Biên Phủ làm sao có Hiệp định Geneve. Tương tự như vậy, không có Điện Biên Phủ trên không, làm gì có Hiệp định Paris đầu năm 1973".

"Không có Điện Biên Phủ trên không thì làm sao có Hiệp định Paris"

"Không có Điện Biên Phủ trên không thì làm sao có Hiệp định Paris"

VOV.VN - Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan phân tích: "Không có Điện Biên Phủ làm sao có Hiệp định Geneve. Tương tự như vậy, không có Điện Biên Phủ trên không, làm gì có Hiệp định Paris đầu năm 1973".

Âm vang hào khí “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”
Âm vang hào khí “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”

VOV.VN - Trong cuộc chiến tranh bắn phá Miền Bắc của đế quốc Mỹ, đặc biệt là trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, các phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên và nghệ sĩ của Đài TNVN đã kiên cường bám trụ, vượt qua mưa bom bão đạn, phản ánh kịp thời các tin tức “nóng hổi” cuộc chiến đấu tới nhân dân cả nước.

Âm vang hào khí “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”

Âm vang hào khí “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”

VOV.VN - Trong cuộc chiến tranh bắn phá Miền Bắc của đế quốc Mỹ, đặc biệt là trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, các phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên và nghệ sĩ của Đài TNVN đã kiên cường bám trụ, vượt qua mưa bom bão đạn, phản ánh kịp thời các tin tức “nóng hổi” cuộc chiến đấu tới nhân dân cả nước.