Trước giờ G: Mỹ tăng tốc chiến dịch “ve vãn” Anh hậu Brexit

VOV.VN - Một thỏa thuận thương mại rộng lớn hơn với Mỹ có thể giúp bù đắp lại những thiệt hại cho ngành kinh tế Anh sau khi Brexit diễn ra.

Sau 47 năm “chung nhà” đầy sóng gió và 3 năm rưỡi khủng hoảng dẫn tới sự ra đi của 2 đời Thủ tướng, Anh ngày 31/1 chính thức rời Liên minh châu Âu (EU), đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên “cách mạng”, theo như cách nói của Thủ tướng Boris Johnson. Cụm từ “cách mạng” này không chỉ được hiểu là mối quan hệ với Liên minh châu Âu, mà còn là rất nhiều mối quan hệ khác nữa của Anh thời hậu Brexit, đặc biệt là với Mỹ.

Song song với việc đàm phán về một thỏa thuận thương mại đầy tham vọng với Liên minh châu Âu, thì một thỏa thuận thương mại rộng lớn hơn với Mỹ có thể giúp bù đắp lại những thiệt hại cho ngành kinh tế Anh sau khi Brexit diễn ra.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) bắt tay Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: The Atlantic

Có mặt tại thủ đô London trong những ngày cuối cùng Anh còn là thành viên Liên minh châu Âu, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 30/1 hết lời ca ngợi những “lợi ích khổng lồ” mà mối quan hệ với Mỹ hậu Brexit mang lại cho nước Anh, dù không quên nhấn mạnh những bất đồng hiện nay giữa hai đồng minh truyền thống. Việc Anh mới đây “bật đèn xanh” cho tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc gia nhập mạng lới 5G của nước này đã bổ sung vào danh sách những chủ đề gây căng thẳng với Mỹ.

Tuy nhiên, Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ lại dường như cho thấy Mỹ không mấy bận tâm tới vấn đề này và mô tả cuộc gặp kéo dài nửa giờ với Thủ tướng Anh Boris Johnson là “tuyệt vời” và thậm chí trên Twitter cá nhân, ông còn nhấn mạnh: “thật vui khi được sát cánh với đồng minh tốt nhất của Mỹ”.

“Các cuộc đàm phán chắc chắn sẽ phức tạp và sẽ có những vấn đề gây tranh cãi. Cả hai bên đều muốn đạt được những lợi ích tốt nhất cho đất nước của mình. Đó là cách các cuộc đàm phán diễn ra. Tuy nhiên, chúng tôi đã cam kết thúc đẩy các cuộc đàm phán nhanh nhất có thể và tôi hi vọng hai bên có thể đạt thỏa thuận và cuối năm nay. Tôi có mặt ở đây lúc này là để nổ phát súng đầu tiên không chỉ cho các cuộc đàm phán thương mại, mà tất cả các hồ sơ mà hai nước sẽ làm việc cùng nhau”, Ngoại trưởng Pompeo cho biết.

Trước đó, phát biểu tại cuộc gặp Ngoại trưởng Anh Dominic Raab, Ngoại trưởng Mike Pompeo còn đặc biệt trấn an nước Anh về những ý định của Mỹ hậu Brexit khi khẳng định “luôn muốn đặt nước Anh lên đầu danh sách.”

Đúng 23 giờ địa phương ngày 31/1, tức 6h sáng 1/2 theo giờ Việt Nam, Anh và Liên minh châu Âu sẽ chấm dứt 47 năm chung nhà và 3 năm rưỡi khủng hoảng dẫn tới sự ra đi của liên tiếp 2 đời Thủ tướng tại Anh.

Đối với nước Anh, thời khắc này sẽ mở ra một giai đoạn nhạy cảm nhằm tái xây dựng các mối quan hệ, đặc biệt là về thương mại với Liên minh châu Âu, cũng như các cường quốc khác, mà đứng đầu là Mỹ. Tổng thống Donald Trump đã ca ngợi thỏa thuận hương mại song phương trong tương lai giữa Mỹ và Anh là rất tuyệt vời, dù nó đang khiến phe đối lập tại Anh lo ngại nước này sẽ phải hạ bớt các tiêu chuẩn về y tế và thậm chí là phải “bán” dịch vụ y tế công cho các công ty dược phẩm.

Theo Ngoại trưởng Anh Dominic Raab, chỉ với những người bạn gần gũi nhất, người ta mới có những cuộc trao đổi thẳng thắn nhất. Những chủ đề gắn kết hai nước quan trọng hơn nhiều so với những bất đồng nhất thời.

“Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi không chỉ về cuộc sống, mà cả nghề nghiệp và ngoại giao, thì với chỉ với những người bạn gần gũi nhất, người ta mới có thể có những cuộc trao đổi thẳng thắn nhất. Cả tôi và Ngoại trưởng Mỹ đều tin tưởng vào mối quan hệ hai nước”, Ngoại trưởng Raab nói.

Càng gần đến thời điểm Anh rời Liên minh châu Âu, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã cho thấy rõ lập trường cân bằng hơn giữa Mỹ và Liên minh châu Âu trong những hồ sơ quốc tế nóng. Theo đó, Anh là một trong những nước duy nhất đón nhận một cách tích cực bản kế hoạch hòa bình Trung Đông được Tổng thống Donald Trump công bố hồi đầu tuần.

Với Brexit, Nhà lãnh đạo Bảo thủ của Anh đã tuân thủ lời hứa được ông nhắc đi nhắc lại kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng 7/2019, đó là cụ thể hóa quyết định của cử tri Anh trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2016. Và chắc chắn trong bài phát biểu tối nay, ông sẽ một lần nữa nhắc lại, đây không phải là một sự kết thúc mà là một sự bắt đầu.

Đó là thời điểm của một sự thay đổi thực sự và một sự thay đổi mang tính quốc gia. Tuy nhiên trên thực tế sẽ không có gì thay đổi nhiều sau ngày 31/1. Bởi Anh và Liên minh châu Âu sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 1 năm và trong giai đoạn này Anh sẽ vẫn phải tuân thủ các quy định cộng đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghị viện Châu Âu chính thức phê chuẩn thỏa thuận Brexit
Nghị viện Châu Âu chính thức phê chuẩn thỏa thuận Brexit

VOV.VN - Anh sẽ chính thức rời EU vào đêm 31/1/2020, theo giờ Bỉ. 

Nghị viện Châu Âu chính thức phê chuẩn thỏa thuận Brexit

Nghị viện Châu Âu chính thức phê chuẩn thỏa thuận Brexit

VOV.VN - Anh sẽ chính thức rời EU vào đêm 31/1/2020, theo giờ Bỉ. 

Brexit và ngày lịch sử của châu Âu
Brexit và ngày lịch sử của châu Âu

VOV.VN -Vương quốc Anh sẽ rời Liên minh châu Âu sau 47 năm làm một thành viên đầy đủ và trọn vẹn của khối này.

Brexit và ngày lịch sử của châu Âu

Brexit và ngày lịch sử của châu Âu

VOV.VN -Vương quốc Anh sẽ rời Liên minh châu Âu sau 47 năm làm một thành viên đầy đủ và trọn vẹn của khối này.

Anh và châu Âu buồn vui đan xen lẫn lộn trước giờ Brexit
Anh và châu Âu buồn vui đan xen lẫn lộn trước giờ Brexit

VOV.VN - Nghị viện châu Âu (EP) hôm qua (29/1) chính thức bỏ phiếu thông qua thỏa thuận về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit.

Anh và châu Âu buồn vui đan xen lẫn lộn trước giờ Brexit

Anh và châu Âu buồn vui đan xen lẫn lộn trước giờ Brexit

VOV.VN - Nghị viện châu Âu (EP) hôm qua (29/1) chính thức bỏ phiếu thông qua thỏa thuận về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit.