Từ Quad đến Aukus: “Quyền lực cứng và “mềm” của Mỹ tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

VOV.VN - Ngày 24/9, bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76, Tổng thống Mỹ - Joe Biden chủ trì hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của lãnh đạo các nước nhóm Bộ Tứ Kim Cương (Quad) gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia.

Cuộc họp diễn ra chưa đầy nửa tháng sau khi Mỹ công bố liên minh quân sự mới tại Ấn Độ Dương có tên Aukus, với mục tiêu hoạt động ít nhiều có sự tương đồng và đặc biệt tới 2/3 số thành viên là những nước thuộc Nhóm Bộ tứ.

Tại cuộc họp, lãnh đạo 4 nước Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của một khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Thủ tướng Australia - Scott Morisson nhấn mạnh: “Chúng tôi là những nền dân chủ tự do tin tưởng vào một trật tự thế giới ủng hộ tự do. Và chúng tôi tin vào một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Bởi vì chúng tôi biết điều này sẽ giúp mang lại một khu vực mạnh mẽ, ổn định và thịnh vượng”.

Nếu như tại hội nghị trực tuyến hồi tháng 3, các thành viên của Nhóm Bộ tứ nhấn mạnh những nỗ lực để cải thiện việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 thì lần này hợp tác trong sản xuất chíp máy tính, triển khai 5G và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật chung là những trọng tâm thảo luận.

Theo Thủ tướng Ấn Độ  - Narendra Modi, tất cả những điều này cho thấy vai trò của nhóm Bộ tứ như một lực lượng lợi ích toàn cầu: “Tôi rất vui khi được thảo luận với các nước bạn bè về những chủ đề rộng lớn từ chuỗi cung ứng đến an ninh toàn cầu, từ hành động khí hậu, ứng phó với COVID đến hợp tác trong lĩnh vực công nghệ. Theo một nghĩa nào đó, chúng tôi sẽ đóng vai trò là lực lượng vì lợi ích toàn cầu. Tôi tin rằng sự hợp tác này sẽ góp phần đảm bảo thịnh vượng và hòa bình ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và trên thế giới”.

Được hình thành từ năm 2007, Nhóm Bộ Tứ ban đầu chỉ được xem như một diễn đàn để những nước có ảnh hưởng lớn ở châu Á thảo luận về những vấn đề an ninh ở Thái Bình Dương. Phải đến năm 2017, liên minh này mới thực sự trở thành một công cụ quan trọng giúp Mỹ tăng cường ảnh hưởng tại khu vực.

Thế nhưng, ngày 15/9, Mỹ thông báo thành lập một liên minh quân sự mới với Anh và Australia, với những mục tiêu hoạt động ít nhiều có sự tương đồng đã khiến 2 thành viên còn lại là Ấn Độ và Nhật Bản khó xử.

Tuy nhiên, về một mặt nào đó Quad và Aukus là sự bổ sung hoàn hảo cho nhau. Bởi nếu như sáng kiến mới giữa Mỹ, Anh và Australia được xác định rõ ràng là một mối quan hệ đối tác quân sự và an ninh, thì với Quad, Mỹ có thể đạt được những mục tiêu rộng lớn hơn nhiều từ từ chuỗi cung ứng đến an ninh toàn cầu, hành động khí hậu, ứng phó với COVID đến hợp tác trong lĩnh vực công nghệ. 

Đây cũng chính là điểm nhấn và sự khác biệt của chính quyền Tổng thống Joe Biden so với người tiền nhiệm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương khi đồng thời kết hợp cả các công cụ quyền lực cứng và mềm để chi phối không chỉ đối thủ, mà cả các đồng minh và đối tác. /.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ với Nga sẽ khiến quan hệ song phương xấu đi
Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ với Nga sẽ khiến quan hệ song phương xấu đi

VOV.VN - Việc Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga sẽ đặt mối quan hệ song phương vào “kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra”.

Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ với Nga sẽ khiến quan hệ song phương xấu đi

Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ với Nga sẽ khiến quan hệ song phương xấu đi

VOV.VN - Việc Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga sẽ đặt mối quan hệ song phương vào “kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra”.

Afghanistan: Biểu tình ở Kabul, yêu cầu Mỹ giải phóng hàng tỷ USD dự trữ bị phong tỏa
Afghanistan: Biểu tình ở Kabul, yêu cầu Mỹ giải phóng hàng tỷ USD dự trữ bị phong tỏa

VOV.VN - Ngày 24/9, hàng trăm người đã biểu tình ở thủ đô Kabul, yêu cầu Mỹ giải phóng hàng tỷ USD dự trữ của Ngân hàng Trung ương đang bị phong tỏa.

Afghanistan: Biểu tình ở Kabul, yêu cầu Mỹ giải phóng hàng tỷ USD dự trữ bị phong tỏa

Afghanistan: Biểu tình ở Kabul, yêu cầu Mỹ giải phóng hàng tỷ USD dự trữ bị phong tỏa

VOV.VN - Ngày 24/9, hàng trăm người đã biểu tình ở thủ đô Kabul, yêu cầu Mỹ giải phóng hàng tỷ USD dự trữ của Ngân hàng Trung ương đang bị phong tỏa.

Đạt thỏa thuận với Mỹ, bà Mạnh Vãn Chu sẽ được phép trở về Trung Quốc
Đạt thỏa thuận với Mỹ, bà Mạnh Vãn Chu sẽ được phép trở về Trung Quốc

VOV.VN - Bộ Tư pháp Mỹ đã đạt một thỏa thuận với Giám đốc tài chính của Tập đoàn công nghệ Huawei, qua đó, bà Mạnh Vãn Chu sẽ được phép trở về Trung Quốc sau gần ba năm bị bắt giữ ở Canada theo yêu cầu của Mỹ.

Đạt thỏa thuận với Mỹ, bà Mạnh Vãn Chu sẽ được phép trở về Trung Quốc

Đạt thỏa thuận với Mỹ, bà Mạnh Vãn Chu sẽ được phép trở về Trung Quốc

VOV.VN - Bộ Tư pháp Mỹ đã đạt một thỏa thuận với Giám đốc tài chính của Tập đoàn công nghệ Huawei, qua đó, bà Mạnh Vãn Chu sẽ được phép trở về Trung Quốc sau gần ba năm bị bắt giữ ở Canada theo yêu cầu của Mỹ.