Tướng Mỹ: Nga và Trung Quốc đang tìm cách “thế chân” Mỹ ở Trung Đông

VOV.VN - Tướng Thủy quân Lục chiến Mỹ Frank McKenzie nhận định, trong khi Mỹ giảm sự hiện diện quân sự ở Trung Đông thì những đối thủ cạnh tranh như Nga và Trung Quốc đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.

"Trung Đông rõ ràng là khu vực cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn. Tôi cho rằng khi chúng ta điều chỉnh lập trường của mình trong khu vực này, Nga và Trung Quốc sẽ theo dõi rất sát sao để xem liệu có khoảng trống nào mà họ có thể khai thác hay không", AP dẫn lời ông McKenzie, chỉ huy Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ, nhận định với báo giới.

"Tôi nghĩ họ đã thấy Mỹ có sự dịch chuyển về lập trường khi chú ý đến những khu vực khác trên thế giới và họ cho rằng có lẽ họ sẽ có cơ hội ở đây", Tướng McKenzie đánh giá.

Hồi tháng 4, Tổng thống Joe Biden đã thông báo về quyết định rút toàn bộ quân đội Mỹ khỏi Afghanistan. Việc rút quân dự kiến sẽ hoàn tất vào ngày 11/9. Lầu Năm Góc tuần trước cho biết đã hoàn tất 1/5 quá trình rút quân.

Sau cuộc gặp với các quan chức Saudi Arabia, ông McKenzie hôm 23/5 cho biết, một lĩnh vực mà Nga và Trung Quốc có thể lợi dụng sự vắng mặt của Mỹ chính là buôn bán vũ khí. Theo Tướng Thủy quân Lục chiến Mỹ, Nga sẵn sàng bán hệ thống phòng không cho bất kỳ ai và Trung Quốc từ lâu đã có những mục tiêu dài hạn như thành lập các khu căn cứ quân sự ở Trung Đông.

AP đưa tin, chính quyền Tổng thống Biden coi sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Á là mối lo ngại an ninh chính của Mỹ, song các nhà lãnh đạo quân sự như ông McKenzie thì cho rằng, ảnh hưởng của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở khu vực này.

"Tôi hoàn toàn nhất trí rằng Trung Quốc là mối đe dọa ngày càng gia tăng mà chúng ta phải đối mặt. Chúng ta là một cường quốc toàn cầu và vì thế chúng ta cần một tầm nhìn toàn cầu. Điều đó tức là Mỹ cần có khả năng xem xét các vấn đề toàn cầu nói chung", ông McKenzie nhận định với AP và ABC News.

Một cuộc khảo sát của Hill-HarrisX tiến hành hồi tháng 4 cho thấy đa số những người được hỏi đều tán thành với việc Mỹ rút quân. Tuy nhiên, một số người chỉ trích rằng động thái trên có nguy cơ khiến Taliban giành lại quyền kiểm soát khu vực này.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hồi đầu tháng 5 cảnh báo có "những hậu quả to lớn" từ việc rút quân khỏi Afghanistan. Ngoài việc Taliban có thể giành lại quyền kiểm soát, bà Hillary Clinton cho rằng: “Tôi sợ là sẽ có một làn sóng tị nạn khổng lồ ở đây"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Mỹ Biden sẽ cứng rắn với Trung Quốc đến đâu?
Tổng thống Mỹ Biden sẽ cứng rắn với Trung Quốc đến đâu?

VOV.VN - Khi việc thực thi chính sách với Trung Quốc bước vào giai đoạn mới, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ phải quyết định ông muốn cứng rắn với Trung Quốc ở mức độ nào và thuyết phục các đồng minh và đối tác đứng về phía mình ra sao.

Tổng thống Mỹ Biden sẽ cứng rắn với Trung Quốc đến đâu?

Tổng thống Mỹ Biden sẽ cứng rắn với Trung Quốc đến đâu?

VOV.VN - Khi việc thực thi chính sách với Trung Quốc bước vào giai đoạn mới, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ phải quyết định ông muốn cứng rắn với Trung Quốc ở mức độ nào và thuyết phục các đồng minh và đối tác đứng về phía mình ra sao.

Xung đột Israel-Palestine “nóng” bất thường, Trung Quốc lo tổn hại ảnh hưởng ở Trung Đông
Xung đột Israel-Palestine “nóng” bất thường, Trung Quốc lo tổn hại ảnh hưởng ở Trung Đông

VOV.VN - Trung Quốc từ lâu luôn thể hiện mình là một nhân tố ủng hộ mạnh mẽ cho quyền lợi của người Palestine, nhưng đồng thời nước này cũng xây dựng các mối liên kết chặt chẽ về kinh tế, quân sự với Israel.

Xung đột Israel-Palestine “nóng” bất thường, Trung Quốc lo tổn hại ảnh hưởng ở Trung Đông

Xung đột Israel-Palestine “nóng” bất thường, Trung Quốc lo tổn hại ảnh hưởng ở Trung Đông

VOV.VN - Trung Quốc từ lâu luôn thể hiện mình là một nhân tố ủng hộ mạnh mẽ cho quyền lợi của người Palestine, nhưng đồng thời nước này cũng xây dựng các mối liên kết chặt chẽ về kinh tế, quân sự với Israel.

EU ít có khả năng đồng hành cùng Mỹ để chống Trung Quốc
EU ít có khả năng đồng hành cùng Mỹ để chống Trung Quốc

VOV.VN - Năm 2020, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) và EU sẽ muốn hành động cân bằng trước sự đối đầu Mỹ-Trung.

EU ít có khả năng đồng hành cùng Mỹ để chống Trung Quốc

EU ít có khả năng đồng hành cùng Mỹ để chống Trung Quốc

VOV.VN - Năm 2020, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) và EU sẽ muốn hành động cân bằng trước sự đối đầu Mỹ-Trung.