Tỷ lệ cử tri Mỹ đi bỏ phiếu dao động vì nhiều nguyên nhân

VOV.VN - Hầu hết các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hiện đại có tỷ lệ cử tri đi bầu từ 50-60%. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu dao động trong suốt lịch sử vì nhiều lý do khác nhau. Cuộc bầu cử năm 2020 được dự báo có thể có số cử tri đi bỏ phiếu lớn nhất trong hơn một thế kỷ.

Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao nhất từng có trong những năm 1870

Tỷ lệ cử tri đi bầu thấp nhất là vào năm 1792, khi những người duy nhất có thể bỏ phiếu là nam giới da trắng, và một số bang chỉ cho phép nam giới da trắng có sở hữu tài sản bỏ phiếu. Năm đó, một tỷ lệ nhỏ 6,3% hay khoảng 28.000 người trong số công dân Mỹ đủ điều kiện hẹp đó, đã bầu lại George Washingtion. Lần đầu tiên số cử tri đi bầu của Tổng thống vượt qua 50% là vào năm 1828, khi Andrew Jackson đánh bại John Quincy Adams đương nhiệm. Sau đó, tỷ lệ có xu hướng tăng lên, đạt đỉnh vào cuối thế kỷ 19.

Tỷ lệ cử tri đi bầu Tổng thống cao nhất là vào năm 1876, khi 82,6% cử tri đủ điều kiện (đàn ông da trắng và da đen) bỏ phiếu trong cuộc chạy đua giữa ứng viên đảng Cộng hòa Rutherford Hayes và ứng viên đảng viên Dân chủ Samuel Tilden. Mặc dù có tỷ lệ cử tri đi bầu cao, nhưng đó là một cuộc bầu cử đầy rẫy cử tri bị đàn áp. Những người đàn ông da đen mới giành được quyền bỏ phiếu theo Tu chính án thứ 15 đã xung khắc với những người đàn ông da trắng ở miền Nam có ý định ngăn cản họ bỏ phiếu bằng bạo lực.

Tổng thống sắp mãn nhiệm lức đó là Ulysses S. Grant người của Đảng Cộng hòa, một cựu tướng lĩnh Liên minh, người đã tiêu diệt thành công trùm khủng bố Ku Klux Klan, nhưng chính quyền của ông ta dính nhiều bê bối. Các cử tri miền Bắc và cử tri nam da đen miền Nam thường ủng hộ đảng Cộng hòa, trong khi nam giới da trắng ủng hộ đảng Dân chủ. Tức giận với những cải cách Tái thiết đã trao quyền lực chính trị cho người da đen, những người da trắng miền Nam này đã tìm cách bảo đảm một chiến thắng của đảng Dân chủ, đã sử dụng các biện pháp bạo lực.

Sử gia Eric Foner nói, nếu không có sự đàn áp cử tri, ứng cử viên đảng Cộng hòa Hayes có lẽ đã dễ dàng giành được nhiều phiếu phổ thông hơn. Thay vào đó, kết quả bầu cử cho thấy ông này đã mất số phiếu phổ thông với 47,9% so với 50,9% của Tilden, nhưng ông ta đã giành được chiến thắng tại Đại cử tri đoàn chỉ bởi một đại cử tri.

Khi các đảng viên Dân chủ tranh chấp 19 phiếu đại cử tri của Hayes, Quốc hội Mỹ đã vào cuộc. Hayes đã có thể giành phiếu của những đại cử tri này và trở thành Tổng thống bằng cách hứa với các đảng viên Dân chủ rằng ông sẽ kết thúc chương trình Tái thiết. Sau khi Hayes kết thúc Tái thiết vào năm 1877, các bang miền Nam ngay lập tức bắt đầu thông qua luật ngăn người da đen bỏ phiếu và xây dựng một hệ thống phân biệt được gọi là Jim Crow.

Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu giảm trong thế kỷ 20

Các cuộc bầu cử Tổng thống với tỷ lệ cử tri đi bầu từ 80% trở lên đều diễn ra vào giữa đến cuối thế kỷ 19. Chúng bao gồm các cuộc bầu cử năm 1840 của William Henry Harrison, năm 1860 của Abraham Lincoln, năm 1868 của Ulysses S. Grant, năm 1880 của James A. Garfield và năm 1888 của Benjamin Harrison. Đây là những năm chia rẽ gay gắt giữa các đảng phái, đặc biệt là về chế độ nô lệ và quyền công dân cho người Mỹ da đen.

Trong thế kỷ 20, số cử tri đi bỏ phiếu đạt đỉnh trong cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên. Năm 1900, năm mà ứng viên đảng Cộng hòa William McKinley thắng cử, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 73,7%. Sau đó, tỷ lệ cử tri đi bầu không bao giờ vượt 65,7% - tỷ lệ của cuộc bầu cử năm 1908 mà ứng viên Đảng Cộng hòa William Howard Taft giành chiến thắng. Xu hướng đi xuống này ít nhất một phần do thực tế là ngay cả khi số lượng cử tri đủ điều kiện tăng lên trong thế kỷ 20, các quy định và hạn chế mới đã khiến việc bỏ phiếu ngày càng khó khăn đối với nhiều người trong số họ.

Năm 1920, phụ nữ da trắng trên khắp nước Mỹ và phụ nữ da đen sống ở các bang phía Bắc đã giành được quyền bầu cử với Tu chính án thứ 19. Tuy nhiên, ở miền Nam, người Mỹ da trắng đã ngăn cản phụ nữ da đen thực hiện quyền bầu cử theo hiến pháp của họ giống như cách họ đã ngăn cản đàn ông da đen. Ngoài ra, Tu chính án thứ 19 không giải quyết được thực tế là người Mỹ bản địa và châu Á không thể bỏ phiếu.

Trong vài thập niên tiếp theo, các nhà hoạt động đã tìm cách thay đổi điều này. Vào những năm 1960, người Mỹ da đen, người châu Á và người Mỹ bản địa đã giành chiến thắng trong một loạt các cuộc chiến liên bang và tiểu bang để đảm bảo quyền bầu cử của họ. Năm 1961, cư dân của Washington, D.C. đã giành được quyền bầu cử Tổng thống với Tu chính án thứ 23, và năm 1971, Tu chính án thứ 26 đã hạ độ tuổi bỏ phiếu liên bang từ 21 xuống 18, cho phép nhiều người trẻ hơn bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử Tổng thống.

Năm 2013, một phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ tại Shelby County Holder đã vô hiệu hóa một điều khoản quan trọng của Đạo luật Quyền Bầu cử năm 1965, cho phép chính phủ liên bang xem xét các luật và thực tiễn bỏ phiếu ở các tiểu bang có lịch sử đàn áp cử tri. Kết quả là, kể từ đó, nhiều bang đã áp dụng các phương thức như loại bỏ cử tri khỏi các cuộc phiếu bầu, đóng cửa các địa điểm bỏ phiếu và thông qua luật cử tri phải sử dụng căn cước cá nhân khi đi bầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 95 triệu cử tri Mỹ đã bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Hơn 95 triệu cử tri Mỹ đã bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Theo thống kê của Dự án bầu cử Mỹ thuộc Đại học Florida, đã có hơn 95 triệu cử tri bỏ phiếu sớm tính tới thời điểm 1 ngày trước ngày bầu cử.

Hơn 95 triệu cử tri Mỹ đã bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Hơn 95 triệu cử tri Mỹ đã bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Theo thống kê của Dự án bầu cử Mỹ thuộc Đại học Florida, đã có hơn 95 triệu cử tri bỏ phiếu sớm tính tới thời điểm 1 ngày trước ngày bầu cử.

Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 sẽ kịch tính như Florida năm 2000
Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 sẽ kịch tính như Florida năm 2000

VOV.VN - Kịch bản kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm nay nhiều khả năng sẽ giống như ở bang chiến địa Florida cách đây 20 năm.

Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 sẽ kịch tính như Florida năm 2000

Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 sẽ kịch tính như Florida năm 2000

VOV.VN - Kịch bản kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm nay nhiều khả năng sẽ giống như ở bang chiến địa Florida cách đây 20 năm.

Các bang chiến địa có thể quyết định kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020
Các bang chiến địa có thể quyết định kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

VOV.VN - Các lá phiếu quyết định ai là người chiến thắng có thể sẽ tới từ 11 bang chiến địa, nơi các cử tri dễ dàng thay đổi quyết định của mình ngay cả khi trong phòng bầu cử.

Các bang chiến địa có thể quyết định kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Các bang chiến địa có thể quyết định kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

VOV.VN - Các lá phiếu quyết định ai là người chiến thắng có thể sẽ tới từ 11 bang chiến địa, nơi các cử tri dễ dàng thay đổi quyết định của mình ngay cả khi trong phòng bầu cử.