Ukraine dùng UAV tấn công hệ thống cảnh báo hạt nhân của Nga
VOV.VN - Theo Washington Post, Mỹ đang lo ngại các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine nhắm vào các hệ thống cảnh báo hạt nhân sớm của Nga có thể gây nguy hiểm cho Moscow.
Các cuộc tấn công vào hệ thống radar hạt nhân của Nga diễn ra trong thời điểm chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đang cân nhắc xem liệu có nên dỡ bỏ các hạn chế đối với Ukraine khi sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp trên chiến trường hay không.
Washington đã truyền đạt quan ngại của mình tới Kiev sau các cuộc tấn công của nước này vào các trạm radar cung cấp hệ thống phòng không thông thường cũng như cảnh báo phóng hạt nhân của phương Tây trong tuần qua. Cuộc tấn công ở Armavir, vùng Krasnodar phía đông nam Nga, được cho là đã gây ra một số thiệt hại nhất định.
"Những địa điểm này không liên quan đến việc hỗ trợ cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine. Tuy nhiên, đây là những địa điểm nhạy cảm đối với lực lượng Moscow”, một quan chức Mỹ nói.
Quan chức này cũng cho biết thêm, Nga đã sử dụng các trạm radar hạt nhân để giám sát các hoạt động của quân đội Ukraine, đặc biệt là việc Kiev sử dụng vũ khí trên không như UAV và tên lửa; đồng thời xác nhận rằng Tổng cục Tình báo Quân sự Ukraine, chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công.
Ông Dmitri Alperovitch, Chủ tịch của tổ chức nghiên cứu Silverado cho biết, các cuộc tấn công của Nga nhằm vào hệ thống radar của Nga có thể khiến Moscow hiểu lầm là "do Washington giật dây".
"Niềm tin sai lầm của Moscow có thể khiến phương Tây và Nga leo thang xung đột. Cách tốt nhất là những cuộc tấn công nhằm vào các cơ quan đầu não và hệ thống cảnh báo hạt nhân nên bị cấm", ông Alperovitch nói.
Trong thời gian gần đây, Nga đang giành thế chủ động trên chiến trường, tiến quân về phía đông Donetsk và đẩy mạnh tấn công vào phía đông bắc Kharkiv, một phần là nhờ vào công nghệ gây nhiễu vũ khí và hệ thống radar tinh vi của nước này. Những loại vũ khí tiên tiến này đã giúp nâng cao khả năng của Moscow trong việc theo dõi các loại vũ khí và UAV tầm xa do Anh và Mỹ cung cấp cho quân đội Ukraine, vốn từng gây thiệt hại đáng kể cho hạm đội Biển Đen của Nga và các cơ sở quân sự ở Crimea vào năm 2014.
Khoảng ba tuần trước, ngay sau khi Nga bắt đầu tấn công Kharkiv, Ukraine đã yêu cầu Mỹ nới lỏng các hạn chế về việc sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga. Hiện Nhà Trắng đang xem xét đề xuất này nhưng chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
Tại cuộc họp báo hôm thứ 28/5 ở Moldova, ông Blinken cho biết Mỹ “không khuyến khích hoặc kích động các cuộc tấn công bên ngoài Ukraine, nhưng Ukraine, phải có kế hoạch tự vệ một một cách hiệu quả nhất”.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng tuyên bố trong chuyến thăm Bulgaria hôm 27/5: “Không thể tấn công lực lượng Nga ở bên kia chiến tuyến khiến khả năng tự vệ của lực lượng Ukraine giảm xuống”.