UNICEF: Tác động khôn lường của đại dịch Covid-19 tới giáo dục

VOV.VN - Thống kê của Liên Hợp Quốc cho thấy, hơn 600 triệu trẻ em cho đến nay vẫn bị ảnh hưởng của các biện pháp đóng cửa trường học để phòng chống dịch.

Trường học phải là địa điểm cuối cùng bị đóng cửa và là địa điểm đầu tiên phải mở cửa trở lại. Đây là một trong những khuyến cáo được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc đưa ra tại cuộc họp báo về tác động của đại dịch Covid-19 tới lĩnh vực giáo dục của thế giới trong gần 2 năm qua, diễn ra hôm qua (27/7) ở Geneva, Thụy Sỹ.

“Giáo dục, sự an toàn, tình bạn và lương thực thực phẩm đã bị thay thế bằng sự lo lắng, tình trạng bạo lực và mang thai ở tuổi vị thành niên". Đây là nhận định của người phát ngôn Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc James Elder tại cuộc họp báo khi nói về những tác động của đại dịch Covid-19 tới trẻ em trên khắp thế giới trong gần 2 năm qua.

Dẫn chứng về nhận định này, người phát ngôn UNICEF James Elder nói: "Nếu chúng ta nhìn vào Uganda, chúng ta sẽ thấy trong vòng 15 tháng qua, tình trạng mang thai ở trẻ em gái từ 10-24 tuổi ở quốc gia này đã tăng 20%. Tính chung trên toàn cầu, số đường dây nóng hỗ trợ trẻ em trong thời kỳ đại dịch đã tăng ở mức 3 con số".

Nguyên nhân của thực tế này là việc đóng cửa toàn bộ hoặc 1 phần trường học trên khắp thế giới. Thống kê của Liên Hợp Quốc cho thấy, hơn 600 triệu trẻ em cho đến nay vẫn bị ảnh hưởng của các biện pháp đóng cửa trường học để phòng chống dịch. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhiều trường học của gần một nửa quốc gia đã phải đóng cửa trong khoảng 200 ngày qua. Đỉnh điểm về việc đóng cửa trường học phải kể đến khu vực Mỹ Latin và Caribe. Cho đến nay, vẫn còn trường học của khoảng 18 quốc gia bị tác động của việc đóng cửa một phần hoặc toàn bộ. Còn tại khu vực Đông và Nam Phi, có đến 40% trường học phải đóng cửa. Cứ 10 trẻ em từ 5 đến 18 tuổi có đến 4 em không được đến trường.

Để đối phó với việc đóng cửa trường học có không ít quốc gia áp dụng việc học từ xa cho học sinh. Tuy nhiên, giải pháp này không khả thi đối với các khu vực vùng sâu vùng xa, khu vực nghèo khó. Ước tính có 80 triệu trẻ em trên thế giới không được tiếp cận với điều kiện học này. Điển hình là tại Uganda, học sinh của nước này đã hơn 300 ngày nay không được đến trường. Nguyên nhân là do, điều kiện kết nối internet tại nhà ở quốc gia này ở mức thấp nhất thế giới, chỉ ở mức 0,3%.

Để giảm thiểu những tác động của đại dịch Covid-19 tới tới giáo dục và trẻ em, UNICEF khuyến cáo một loạt các giải pháp như: đảm bảo ngân sách giáo dục, mở rộng tuyển sinh cho các trẻ em không có cơ hội đến trường trước đại dịch thông qua việc dỡ bỏ rào cản tài chính…, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc mở cửa trường học.

Người phát ngôn UNICEF James Elder nhấn mạnh: “Trường học cần được mở cửa trở lại càng sớm càng tốt. Việc mở cửa trường học không cần chờ đến khi cả giáo viên và học sinh được tiêm phòng vắc-xin. Chính phủ các nước đang phải đối mặt với thời kỳ cực kỳ căng thẳng. Chúng ta cần tìm kiếm những giải pháp mới để đưa trẻ em quay trở lại trường học.”

Dẫn báo cáo của Ngân hàng thế giới, UNICEF cho rằng, nếu không hành động ngay từ bây giờ, thế giới sẽ mất đi 10.000 tỷ USD để khắc phục hậu quả mà thế hệ học sinh thời Covid-19 phải đối mặt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân Hà Nội bắt đầu được tiêm vaccine COVID-19 diện rộng
Người dân Hà Nội bắt đầu được tiêm vaccine COVID-19 diện rộng

VOV.VN - Bắt đầu từ ngày 27/7, Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 diện rộng cho người dân tại nhiều điểm tiêm.

Người dân Hà Nội bắt đầu được tiêm vaccine COVID-19 diện rộng

Người dân Hà Nội bắt đầu được tiêm vaccine COVID-19 diện rộng

VOV.VN - Bắt đầu từ ngày 27/7, Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 diện rộng cho người dân tại nhiều điểm tiêm.

Vì sao số ca mắc Covid-19 tại Anh giảm sau khi dỡ bỏ mọi hạn chế phòng dịch?
Vì sao số ca mắc Covid-19 tại Anh giảm sau khi dỡ bỏ mọi hạn chế phòng dịch?

VOV.VN - Giới chuyên gia cho rằng, số ca mắc Covid-19 ở Anh giảm liên tiếp sau khi nước này dỡ bỏ mọi hạn chế phòng dịch có thể chỉ là xu hướng giảm ngắn hạn và tiếp theo có thể là một đợt gia tăng khác.

Vì sao số ca mắc Covid-19 tại Anh giảm sau khi dỡ bỏ mọi hạn chế phòng dịch?

Vì sao số ca mắc Covid-19 tại Anh giảm sau khi dỡ bỏ mọi hạn chế phòng dịch?

VOV.VN - Giới chuyên gia cho rằng, số ca mắc Covid-19 ở Anh giảm liên tiếp sau khi nước này dỡ bỏ mọi hạn chế phòng dịch có thể chỉ là xu hướng giảm ngắn hạn và tiếp theo có thể là một đợt gia tăng khác.

Trung Quốc thử nghiệm tiêm liều vaccine Covid-19 thứ 3: Kháng thể tăng từ 3 đến 5 lần
Trung Quốc thử nghiệm tiêm liều vaccine Covid-19 thứ 3: Kháng thể tăng từ 3 đến 5 lần

VOV.VN - Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 đầu tiên về mũi tăng cường của vaccine Covid-19 do hãng Sinovac của Trung Quốc sản xuất công bố mới đây cho thấy, sau khi tiêm thêm liều thứ 3, kháng thể trung hòa đã tăng lên từ 3-5 lần.

Trung Quốc thử nghiệm tiêm liều vaccine Covid-19 thứ 3: Kháng thể tăng từ 3 đến 5 lần

Trung Quốc thử nghiệm tiêm liều vaccine Covid-19 thứ 3: Kháng thể tăng từ 3 đến 5 lần

VOV.VN - Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 đầu tiên về mũi tăng cường của vaccine Covid-19 do hãng Sinovac của Trung Quốc sản xuất công bố mới đây cho thấy, sau khi tiêm thêm liều thứ 3, kháng thể trung hòa đã tăng lên từ 3-5 lần.