Vaccine đang trở thành “món hàng ngoại giao” giữa Trung Quốc và Ba Lan?

VOV.VN - Việc Trung Quốc hứa sẽ cung cấp vaccine Covid-19, đồng thời cam kết mua nông sản Ba Lan được coi là bước đi ngoại giao vaccine khôn ngoan nhằm xâm nhập vào thị trường châu Âu khó tính.

Tại cuộc điện đàm với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda vào đầu tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng Ba Lan là quốc gia lớn ở Trung và Đông Âu, đồng thời là thành viên quan trọng của Liên minh châu Âu, cũng như đối tác chiến lược toàn diện của Trung Quốc ở châu Âu. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng hứa sẽ chia sẻ với Ba Lan kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc chống đại dịch Covid-19 cũng như cung cấp vaccine theo nhu cầu của Ba Lan và trong giới hạn của Bắc Kinh.

Ngoài ra, ông Tập Cận Bình cũng cam kết sẽ nhập khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng tốt từ Ba Lan bằng cách thiết lập các cơ chế theo nhóm 17+1. Theo lãnh đạo Trung Quốc, Hiệp định Toàn diện về Đầu tư (CAI) đã được ký kết giữa Bắc Kinh và EU vào cuối tháng 12 năm ngoái có thể sẽ mở ra không gian rộng lớn hơn cho hợp tác Trung Quốc - Ba Lan.

Đáp lại, Tổng thống Duda cho biết, Ba Lan sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc trong cuộc chiến chống đại dịch và đất nước của ông sẵn sàng tiếp tục đóng góp vào sự hợp tác giữa các nước Trung và Đông Âu với Trung Quốc. Cũng theo Tổng thống Duda, khả năng mua vaccine Covid-19 của Trung Quốc sẽ được thảo luận ở cấp liên chính phủ giữa hai nước.

Phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang phải nỗ lực vun đắp quan hệ với các chính phủ Trung và Đông Âu nhằm mở rộng thị trường cho thương mại và đầu tư cơ sở hạ tầng của nước này cũng như xóa đi những hoài nghi ngày càng tăng ở khu vực.

Đề xuất của Trung Quốc dành cho Ba Lan cũng diễn ra vào thời điểm EU đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt và chậm trễ trong nguồn cung vaccine Covid-19, buộc một số quốc gia Trung và Đông Âu phải tìm đến Bắc Kinh để được hỗ trợ. Đầu tháng trước, Serbia nhận được 1,5 triệu liều vaccine Sinopharm. Gần đây nhất, Hungary cũng đã trở thành quốc gia đầu tiên của EU nhận được 550.000 liều vaccine của Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngoại giao vaccine của Trung Quốc gặp khó ở Singapore?
Ngoại giao vaccine của Trung Quốc gặp khó ở Singapore?

VOV.VN - Trung Quốc gửi lô vaccine ngừa Covid-19 tới Singapore trước khi giới chức Singapore phê duyệt sử dụng. Điều này khiến một số chuyên gia y tế đặt câu hỏi về ý đồ của Bắc Kinh.

Ngoại giao vaccine của Trung Quốc gặp khó ở Singapore?

Ngoại giao vaccine của Trung Quốc gặp khó ở Singapore?

VOV.VN - Trung Quốc gửi lô vaccine ngừa Covid-19 tới Singapore trước khi giới chức Singapore phê duyệt sử dụng. Điều này khiến một số chuyên gia y tế đặt câu hỏi về ý đồ của Bắc Kinh.

Chiến lược ngoại giao vaccine - Các nước Đông Âu tìm đến Nga và Trung Quốc?
Chiến lược ngoại giao vaccine - Các nước Đông Âu tìm đến Nga và Trung Quốc?

VOV.VN - Những lời đề nghị hấp dẫn từ phía Đông đồng nghĩa với việc EU cần phải chứng minh giá trị của mình trước các thành viên Trung và Đông Âu.

Chiến lược ngoại giao vaccine - Các nước Đông Âu tìm đến Nga và Trung Quốc?

Chiến lược ngoại giao vaccine - Các nước Đông Âu tìm đến Nga và Trung Quốc?

VOV.VN - Những lời đề nghị hấp dẫn từ phía Đông đồng nghĩa với việc EU cần phải chứng minh giá trị của mình trước các thành viên Trung và Đông Âu.

Trung Quốc và Ấn Độ chạy đua ngoại giao vaccine Covid-19
Trung Quốc và Ấn Độ chạy đua ngoại giao vaccine Covid-19

VOV.VN - Vào đúng ngày Nam Phi nhận 1 triệu liều vaccine Covid-19 của Ấn Độ, Trung Quốc cũng tuyên bố viện trợ vaccine do nước này sản xuất cho Pakistan.

Trung Quốc và Ấn Độ chạy đua ngoại giao vaccine Covid-19

Trung Quốc và Ấn Độ chạy đua ngoại giao vaccine Covid-19

VOV.VN - Vào đúng ngày Nam Phi nhận 1 triệu liều vaccine Covid-19 của Ấn Độ, Trung Quốc cũng tuyên bố viện trợ vaccine do nước này sản xuất cho Pakistan.