Vì sao chiến lược miễn dịch cộng đồng Covid-19 có thể dẫn tới thảm họa?

VOV.VN - Theo các chuyên gia y tế, cái giá phải trả để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng một cách tự nhiên sẽ rất đắt.

Những rủi ro không thể lường trước

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu xảy ra, một số chuyên gia đã coi miễn dịch cộng đồng là giải pháp khả thi để chống lại virus SARS-CoV-2, loại virus gây dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 865.000 người trên toàn thế giới.

Khả năng miễn dịch cộng đồng chỉ có thể đạt được khi số người mắc bệnh đạt đến ngưỡng cần thiết và trở nên miễn dịch với virus, từ đó giúp cung cấp sự bảo vệ cho toàn bộ cộng đồng bằng cách hạn chế số người có thể lây truyền virus. Theo nhiều chuyên gia y tế, đây là chiến lược gây nhiều tranh cãi và thậm chí hết sức nguy hiểm.

Theo một báo cáo của Washington Post, miễn dịch cộng đồng là chiến lược mà Tiến sỹ Scott Atlas được cho là đang theo đuổi. Ông Scott Atlas là một nhà thần kinh học, người gần đây đã làm việc tại Nhà Trắng với vai trò cố vấn phòng chống đại dịch. Tuy nhiên, Atlas đã phủ nhận thông tin cho rằng ông khuyến khích Nhà Trắng áp dụng chiến lược này. Tuần trước, Tiến sỹ Deborah Birx, điều phối viên nhóm đặc trách chống Covid-19 của Nhà Trắng  và chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của nước Mỹ Anthony Fauci cũng bác bỏ ý kiến cho rằng họ đang xem xét biện pháp miễn dịch cộng đồng.

Thông thường, khả năng miễn dịch cộng đồng có được khi phần lớn người dân được tiêm vaccine chủng ngừa chứ không phải qua việc để dịch bệnh lây nhiễm một cách tự nhiên.

Vẫn chưa rõ bao nhiêu phần trăm dân số cần phải miễn dịch với virus SARS-CoV-2 để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng. Theo nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins, nhìn chung, câu trả lời là 70 đến 90% dân số, tùy thuộc vào mức độ lây nhiễm của dịch bệnh. Tuy nhiên, một mô hình được công bố vào tháng 8 vừa qua trên Tạp chí Science cho thấy, con số này có thể thấp hơn, khoảng 43%.

Những người ủng hộ chiến lược này đã viện dẫn cách tiếp cận của Thụy Điển. Không giống như hầu hết quốc gia ở châu Âu, đất nước Bắc Âu này không lựa chọn việc áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc và cho phép hầu hết các cơ sở kinh doanh mở cửa. Tuy nhiên, chiến lược của Thụy Điển vẫn không phải là đưa cuộc sống của người dân trở lại hoàn toàn bình thường như trước. Chính phủ nước này đã thực hiện lệnh cấm tụ tập từ 50 người trở lên và nhiều người dân tự nguyện thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội.

Ông Scott Gottlieb, cựu Uỷ viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết, ngoài việc có quy mô dân số lớn hơn nhiều so với Thụy Điển, Mỹ còn có tỷ lệ người dân mắc bệnh lý nền khá cao, có thể dẫn tới tỷ lệ biến chứng cao hơn nếu mắc Covid-19. Ước tính có khoảng 10% người Mỹ mắc bệnh tiểu đường và 40% bị bệnh béo phì.

Hơn nữa, chiến lược theo đuổi khả năng miễn dịch cộng đồng tự nhiên của Thụy Điển dường như không hiệu quả. Một nghiên cứu do Cơ quan Y tế Thụy Điển công bố vào tháng 6/2020 cho thấy, chỉ 6% dân số Thụy Điển phát triển kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

Vai trò của kháng thể và mức độ ảnh hưởng ảnh hưởng của chúng đối với khả năng miễn dịch lâu dài vẫn còn nhiều nghi vấn. Một nghiên cứu của Anh phát hiện ra rằng các kháng thể chống lại virus này có thể bắt đầu giảm trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 ngày sau khi khởi phát các triệu chứng mắc Covid-19. Còn một nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy mức độ kháng thể ở những bệnh nhân đã khỏi bệnh Covid-19 đã giảm mạnh trong vòng hai đến ba tháng sau khi mắc bệnh.

Việc giảm số lượng kháng thể không đồng nghĩa với khả năng miễn dịch suy giảm. Các yếu tố khác, chẳng hạn như tế bào T (tế bào tấn công virus) trong cơ thể người cũng có thể tác động đến thời gian miễn dịch tồn tại.

Theo một số chuyên gia y tế, miễn dịch cộng đồng thậm chí rất khó xảy ra bởi ở nhiều khu vực như Hong Kong (Trung Quốc), châu Âu và Mỹ, có rất nhiều trường hợp tái nhiễm. Nếu khả năng miễn dịch tự nhiên chỉ tồn tại trong thời gian ngắn thì điều này sẽ không đủ ổn định để cung cấp sự bảo vệ cho cộng đồng.

Vaccine – chìa khóa để đạt được miễn dịch cộng đồng

Yahoo News dẫn lời Tiến sĩ Dara Kass, một bác sĩ cấp cứu và đồng thời là phóng viên y tế chỉ ra rằng, thời gian để đạt được số ca bệnh tối thiểu cần thiết nhằm hình thành khả năng miễn dịch cộng đồng một cách tự nhiên, thậm chí còn lâu hơn việc chờ đợi một loại vaccine chống Covid-19 (mà theo CDC, có thể xuất hiện vào cuối năm nay) và chiến lược này có thể phải trả giá bằng nhiều sinh mạng hơn.  Ông Dara Kass lý giải, để 40% dân số Mỹ đạt được miễn dịch cộng đồng thì cần phải có thêm 126 triệu người nữa bị mắc bệnh và con số tử vong sẽ ngày càng cao hơn.

“Trong vòng 6 tháng, số ca mắc Covid-19 tại Mỹ đã tăng lên đến hơn 6 triệu. Điều gì xảy ra nếu chúng ta vẫn sống theo cách bình thường, không đeo khẩu trang, không giãn cách xã hội? Chúng ta có thể phải chứng kiến số ca mắc lên đến 126 triệu ca, trong 1 năm? 2 năm? Hoặc 3 năm? Chúng ta không biết trước được. Nhưng điều chúng ta thấy rõ là tốc độ lây nhiễm càng nhanh thì sẽ càng có nhiều người tử vong”.

Chuyên gia này nói thêm: "Chúng tôi đã chứng kiến hơn 6 triệu người bị nhiễm và​​ 185.000 người tử vong tại Mỹ vì virus SARS-CoV-2. Nếu chúng ta để dịch bệnh lây nhiễm cho 126 triệu người Mỹ trước khi chúng ta có đủ số ca bệnh cần thiết để hình thành khả năng miễn dịch cộng đồng, thì số người tử vong do virus này sẽ lên đến hơn 1 triệu”.

Tuy nhiên ông Dara Kass cho biết vaccine có thể sẽ là chìa khóa cho bất kỳ chiến lược miễn dịch cộng đồng khả thi nào.

“Liệu khả năng miễn dịch cộng đồng có phải là câu trả lời cho đại dịch Covid-19 này không? Câu trả lời vẫn sẽ là có - nhưng không phải là miễn dịch cộng đồng một cách tự nhiên. Chúng ta sẽ có được khả năng này thông qua việc phát triển một loại vaccine an toàn và hiệu quả. Cho đến khi tìm ra vaccine hữu hiệu, chúng ta vẫn phải thực hiện các hướng dẫn y tế về phòng chống Covid-19”, ông Dara Kass nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn Độ trở thành vùng dịch Covid-19 lớn thứ 2 thế giới
Ấn Độ trở thành vùng dịch Covid-19 lớn thứ 2 thế giới

VOV.VN - Với hơn 90.000 ca mắc Covid-19 mới trong 24 giờ qua, sáng 7/9, Ấn Độ đã chính thức vượt qua Brazil trở thành vùng dịch Covid-19 lớn thứ 2 thế giới.

Ấn Độ trở thành vùng dịch Covid-19 lớn thứ 2 thế giới

Ấn Độ trở thành vùng dịch Covid-19 lớn thứ 2 thế giới

VOV.VN - Với hơn 90.000 ca mắc Covid-19 mới trong 24 giờ qua, sáng 7/9, Ấn Độ đã chính thức vượt qua Brazil trở thành vùng dịch Covid-19 lớn thứ 2 thế giới.

Trung Quốc cử 570 nhân viên y tế hỗ trợ Hong Kong xét nghiệm Covid-19
Trung Quốc cử 570 nhân viên y tế hỗ trợ Hong Kong xét nghiệm Covid-19

VOV.VN - Chính quyền Trung ương Trung Quốc đã cử khoảng 570 nhân viên y tế tới Hong Kong hỗ trợ xét nghiệm Covid-19.

Trung Quốc cử 570 nhân viên y tế hỗ trợ Hong Kong xét nghiệm Covid-19

Trung Quốc cử 570 nhân viên y tế hỗ trợ Hong Kong xét nghiệm Covid-19

VOV.VN - Chính quyền Trung ương Trung Quốc đã cử khoảng 570 nhân viên y tế tới Hong Kong hỗ trợ xét nghiệm Covid-19.

Nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam từng mắc Covid-19 được xuất viện
Nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam từng mắc Covid-19 được xuất viện

VOV.VN -  Hôm nay (7/9), tỉnh Quảng Nam cho xuất viện thêm 19 bệnh nhân mắc Covid-19 đã khỏi bệnh.

Nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam từng mắc Covid-19 được xuất viện

Nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam từng mắc Covid-19 được xuất viện

VOV.VN -  Hôm nay (7/9), tỉnh Quảng Nam cho xuất viện thêm 19 bệnh nhân mắc Covid-19 đã khỏi bệnh.