Vì sao G20 chưa đưa ra giải pháp cho căng thẳng thương mại Mỹ-Trung?

Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 xóa một điều khoản công nhận yêu cầu cấp thiết phải giải quyết căng thẳng thương mại do sức ép từ Mỹ.

Theo 3 nguồn tin từ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), trong ngày họp thứ 2 của Hội nghị này, lãnh đạo tài chính G20 tái khẳng định đánh giá về tình hình thương mại toàn cầu đưa ra tại Hội nghị G20 hồi tháng 12/2018 tại Buenos Aires (Argentina).

Nội dung dự thảo tuyên bố đề cập đến cam kết của lãnh đạo tài chính G20 về việc sẽ tiếp tục giải quyết những nguy cơ và sẵn sàng có thêm những hành động để giảm thiểu những mối đe dọa đối với thương mại toàn cầu.

"Chúng tôi tái khẳng định kết luận của các nhà lãnh đạo về thương mại tại hội nghị thượng đỉnh ở Buenos Aires", một nguồn tin cho Reuters biết.

Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 họp mặt ở Fukuoka, Nhật Bản. Ảnh: Reuters

Nhưng văn bản cuối cùng lại xóa một điều khoản "công nhận yêu cầu cấp thiết phải giải quyết căng thẳng thương mại" - một nội dung thảo luận gay gắt trong ngày họp đầu tiên (8/6). 

Các nguồn tin trên cho biết việc xóa nội dung nói trên, bắt nguồn từ sức ép của Mỹ, cho thấy Washington muốn né tránh những rào cản từ chính việc Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu. Tuyên bố chung cũng không bao gồm nội dung thừa nhận tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. 

Trên thực tế, tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã làm tổn hại tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuần trước cảnh báo căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và các thị trường tài chính đang chứng kiến sự tuột dốc.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết hôm 8/6, ông không thấy bất kỳ tác động nào đến tăng trưởng của Mỹ từ cuộc xung đột thương mại với Trung Quốc và chính phủ sẽ thực hiện các bước để bảo vệ người tiêu dùng khi mức thuế bị áp cao hơn.

Tại cuộc họp ở Buenos Aires 2018, các nhà lãnh đạo G20 đã mô tả thương mại và đầu tư quốc tế là những động lực quan trọng của tăng trưởng, năng suất, đổi mới, tạo việc làm và phát triển của kinh tế toàn cầu. "Chúng tôi ghi nhận sự đóng góp mà hệ thống thương mại đa phương đã đạt được cho mục đích đó", tuyên bố Buenos Aires nhấn mạnh.

Sự ảnh hưởng ngày càng lớn từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc thách thức quyết tâm của G20 trong việc thể hiện một quan điểm thống nhất khi các nhà đầu tư lo lắng liệu họ có thể ngăn chặn suy thoái kinh tế toàn cầu hay không. Cuộc tranh cãi về ngôn ngữ đã làm tan vỡ hy vọng của Nhật Bản, nơi chủ trì các cuộc họp của G20 năm nay, khi muốn giữ cho các vấn đề thương mại ở mức thấp trong danh sách các chương trình nghị sự tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo tài chính.

Ông Mnuchin cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 ngày 28-29/6 tại Osaka. Ông Mnuchin mô tả cuộc họp theo kế hoạch có sự tương đồng với cuộc gặp của hai lãnh đạo ngày 1/12/2018 tại Buenos Aires, khi ông Trump chuẩn bị tăng thuế đối với số hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc.

Hồi tháng trước, Tổng thống Trump tuyên bố sẵn sàng các bước cho đợt tăng thuế quan mới với danh mục hàng hóa trị giá 300 tỷ USD còn lại của Trung Quốc vào thời điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh Osaka.

Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc xấu đi sau khi vòng đàm phán thứ 11 hồi đầu tháng 5 kết thúc mà không có thỏa thuận nào được đưa ra. Hai bên cáo buộc lẫn nhau là nguyên nhân khiến đàm phán đổ vỡ. Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Bắc Kinh từ bỏ các cam kết thay đổi cách kinh doanh với phần còn lại của thế giới. Washington tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc và đe dọa áp gói thuế tiếp trong khi Bắc Kinh cũng trả đũa.

Trong một phát triển tích cực hiếm có, chính quyền Mỹ hôm 7/6 cho biết họ sẽ ngừng tăn thuế đối với hàng nhập khẩu từ Mexico sau khi hai nước đạt được thỏa thuận ngăn chặn dòng người nhập cư. "Đó là một kết quả rất tốt không chỉ đối với Mỹ và Mexico, mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu", thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda nói với các phóng viên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung tại G-20: Viễn cảnh “bất khả thi”?
Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung tại G-20: Viễn cảnh “bất khả thi”?

VOV.VN - Các chuyên gia nhận định, với những căng thẳng Mỹ-Trung leo thang như hiện nay, 2 nước này khó mà đạt được 1 thỏa thuận thương mại tại Hội nghị G-20.

Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung tại G-20: Viễn cảnh “bất khả thi”?

Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung tại G-20: Viễn cảnh “bất khả thi”?

VOV.VN - Các chuyên gia nhận định, với những căng thẳng Mỹ-Trung leo thang như hiện nay, 2 nước này khó mà đạt được 1 thỏa thuận thương mại tại Hội nghị G-20.

Hai quan chức tài chính cấp cao Mỹ-Trung Quốc sẽ gặp nhau tại G20
Hai quan chức tài chính cấp cao Mỹ-Trung Quốc sẽ gặp nhau tại G20

VOV.VN - Trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung Quốc chưa có triển vọng sáng sủa, hai lãnh đạo cấp cao ngành tài chính ngân hàng của nước sẽ gặp gỡ tại G20.

Hai quan chức tài chính cấp cao Mỹ-Trung Quốc sẽ gặp nhau tại G20

Hai quan chức tài chính cấp cao Mỹ-Trung Quốc sẽ gặp nhau tại G20

VOV.VN - Trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung Quốc chưa có triển vọng sáng sủa, hai lãnh đạo cấp cao ngành tài chính ngân hàng của nước sẽ gặp gỡ tại G20.

Căng thẳng Mỹ-Trung lan sang lĩnh vực giao lưu nhân văn
Căng thẳng Mỹ-Trung lan sang lĩnh vực giao lưu nhân văn

VOV.VN - Trung Quốc ám chỉ sẽ có những biện pháp trả đũa đối với chính sách thị thực của Mỹ nhằm vào công dân Trung Quốc.

Căng thẳng Mỹ-Trung lan sang lĩnh vực giao lưu nhân văn

Căng thẳng Mỹ-Trung lan sang lĩnh vực giao lưu nhân văn

VOV.VN - Trung Quốc ám chỉ sẽ có những biện pháp trả đũa đối với chính sách thị thực của Mỹ nhằm vào công dân Trung Quốc.