Lễ Kin pang đậm nét văn hóa của đồng bào Kháng Quỳnh Nhai

VOV.VN - Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, đồng bào Kháng Quỳnh Nhai, Sơn La lại tổ chức Lễ Kin pang thể hiện lòng hiếu thảo của các con nuôi đối với bố mẹ nuôi (tức thầy mo). Và Kin pang được bà con duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác như một tập tục, nét văn hóa của dân tộc. 

Trước đây, theo tục lệ của đồng bào Kháng khi ai đó bị ốm đau, bệnh tật, đi thăm khám, chữa trị nhiều nơi mà bệnh tình chưa thuyên giảm thì người nhà sẽ đi mời thầy mo, thầy lang về làm lễ cúng bái để động viên tư tưởng cho người ốm sớm vượt qua ốm đau, bệnh tật. Sau khi được thầy mo cúng cho, có người cũng khoẻ mạnh trở lại thì người đó sẽ xin được làm con nuôi của thầy mo trên danh nghĩa. Càng cúng cho nhiều người khoẻ mạnh thì thầy mo sẽ càng có nhiều con nuôi. Chính vì thế, mỗi dịp Tết đến, xuân về, các con cháu trong nhà, các con nuôi ở khắp các bản trên mường dưới sẽ tập trung về tại nhà thầy mo (bố mẹ nuôi) để tổ chức lễ Kin pang để cảm tạ công lao của bố mẹ nuôi. Trước khi tổ chức, thầy mo sẽ là người chủ trì, quán xuyến mọi việc, ấn định ngày giờ, rồi thông báo cho con cháu trong nhà, các con nuôi gần xa được biết.  

“Trước khi làm lễ, con cháu trong nhà, các con nuôi sẽ mang gạo, lợn, gà đến góp tổ chức tại nhà bố mẹ nuôi để tạ ơn bố mẹ nuôi đã cúng bái, chữa trị cho mình được khoẻ mạnh. Đối với những con nuôi trước đây từng ốm nặng hơn, thì thường sẽ mổ con lợn to của gia đình mình mang sang góp, còn lại là tuỳ tâm ai có ít góp ít, miễn sao mọi người đều thấy thoải mái lương tâm. Các con nuôi nghĩ rằng, trước đây bố nuôi đã chữa khỏi bệnh cho mình rồi, thì bây giờ muốn cảm tạ cho bố mẹ nuôi”- Ông Lò Văn Bun, người cao tuổi, am hiểu về phong tục tập quán của đồng bào Kháng ở xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La cho biết.

Trước khi làm lễ kin pang, ngay từ sáng sớm chủ nhà sẽ mổ lợn làm lễ cúng, báo với tổ tiên biết rằng, hôm nay gia đình sẽ tổ chức Kin pang, múa hát rầm rộ, mong tổ tiên phù hộ độ trì. Khoảng 5 đến 6 giờ chiều, khi đã chuẩn bị xong đồ cúng, thầy mo bắt đầu cúng, các con nuôi ai đến trước, đến sau sẽ lần lượt đặt đồ lễ của mình vào mâm cúng để báo cáo với gia tiên. Đồng thời, thầy mo sẽ làm thủ tục “ Xá khuông bu”. Tức dùng dao nhọn, thắp hương cầu khấn ngay tại tấm ván để mở màn cho điệu múa Tăng bu, với mục đích xua đi những cái xui xẻo của năm cũ, cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc, phát đạt.

Đặc sắc và quan trọng nhất trong Lễ Kin pang của đồng bào Kháng ở huyện Quỳnh Nhai là múa Tăng bu-một điệu múa rất đặc trưng của dân tộc Kháng. Để chuẩn bị cho tiết mục múa này, phải có tấm ván bằng gỗ tốt, dày từ 10-15cm, rộng 25-30cm, dài 5-6m (pẻn bu) dùng làm đế để chọc gậy bu bằng ống tre nứa dài khoảng 1,2m. Ống tăng bu sẽ được phân công cho con cháu vào lấy trong rừng, ít cũng phải từ 100 đến 200 cái gậy gọi là bẳng bu. Trong điệu múa Tăng bu không thể thiếu 3 chum rượu cần, và cây nêu có trang trí hình hài của nhiều loài chim muông, vạn vật, cây trái…đặt ở giữa vòng xoè tăng bu.

“Khi con cháu đã chuẩn bị xong các đạo cụ cho điệu múa Tăng bu phải cắt một đôi ống nứa tăng bu, dài hơn sải tay để cho bà mo, tức vợ thầy mo chọc xuống tấm ván tăng bu trước, khai màn cho điệu múa tăng bu. Sau đó, người con nuôi trước đây đã từng ốm nặng nhất trong số các con nuôi, nam nữ thanh niên mới được múa theo sau. Và người con nuôi cả này sẽ lấy chiếc khăn buộc cả con lợn của mình đã luộc chín vào phía trước ngực múa theo điệu tăng bu cùng cả đoàn có thể đông đến hàng trăm người”, Ông Lò Văn Bun cho biết thêm.

Mâm cúng tổ tiên vẫn để nguyên, cuộc vui múa tăng bu kéo dài đến khoảng 8,9 giờ tối, chủ nhà sẽ làm bữa cơm gọi là “ pan khảu bók mạy”. Bữa cơm này chủ yếu để dành cho các nam nữ thanh niên, bà con bản trên mường dưới đến tham gia cuộc vui cùng ăn, đặc biệt trong bữa cơm này không thể thiếu món canh măng rừng gọi là “nó nàng săn”. Đây là những cây măng mọc lên cao thành tre non, được các cô gái Kháng chịu thương chịu khó vào rừng hái lấy phần ngọn ngon nhất của cây măng đã cuối vụ, mang về thái mỏng, ngâm nước rồi nấu canh ăn rất ngon.

Ăn uống xong, mọi người lại tiếp tục cuộc vui múa Tăng bu có thể đến thâu đêm, suốt sáng mà không ai thấy mệt mỏi. Đến sáng hôm sau, thầy mo mới làm lễ kết thúc Kin pang, tiễn tổ tiên về trầu trời… Cũng qua lễ hội Kin pang mà nhiều đôi nam nữ đã có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, tìm hiểu nhau và không ít trong số đó cũng nên duyên vợ chồng.

Mang đậm nét văn hóa dân tộc và có ý nghĩa nhân văn là vậy, nên lễ hội kin pang đã được các cấp, ngành chức năng ở huyện Quỳnh Nhai quan tâm, phục dựng, bảo tồn. Bà Điêu Thị Nhất, Trưởng phòng Văn hoá huyện Quỳnh Nhai cho biết: “Dân tộc Kháng trên địa bàn huyện thuộc nhóm dân tộc thiểu số, các làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc Kháng đang có nguy cơ mai một rất là cao. Trong những năm qua phòng cũng đã triển khai và cũng rất quan tâm bảo tồn, phát huy và phục dựng các lễ hội, làn điệu dân ca, dân vũ và tập quán xã hội thì chúng tôi cũng đã phục dựng được lễ hội Kin pang (tức lễ hội rượu cần) của dân tộc Kháng và đến nay thì lễ hội này có sức lan toả rất là lớn.”.

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người Kháng Quỳnh Nhai vẫn duy trì tục Kin pang, con cháu bản trên mường dưới lại được cùng nhau hân hoan trong điệu múa tăng bu truyền thống. Năm nay, căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa bàn, lễ Kin pang được bà con tổ chức ở quy mô phù hợp để vửa đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, vừa  duy trì tục lệ tốt đẹp của đồng bào nơi đây./.    

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tấn Minh thăng hoa trong chương trình Con đường âm nhạc
Tấn Minh thăng hoa trong chương trình Con đường âm nhạc

VOV.VN - Mặc dù biểu diễn không có khán giả vì dịch bệnh Covid-19, nhưng ca sỹ Tấn Minh vẫn vô cùng thăng hoa trên sân khấu Con đường âm nhạc tháng 1/2022.

Tấn Minh thăng hoa trong chương trình Con đường âm nhạc

Tấn Minh thăng hoa trong chương trình Con đường âm nhạc

VOV.VN - Mặc dù biểu diễn không có khán giả vì dịch bệnh Covid-19, nhưng ca sỹ Tấn Minh vẫn vô cùng thăng hoa trên sân khấu Con đường âm nhạc tháng 1/2022.

Dựng cây nêu đón Tết tại Hoàng thành Thăng Long
Dựng cây nêu đón Tết tại Hoàng thành Thăng Long

VOV.VN - Để tiễn năm cũ qua đón năm mới đến, các nghi lễ truyền thống cúng ông Công, ông Táo, thả cá chép và lễ dựng cây nêu được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội vào ngày 22/1 (tức 20 tháng Chạp năm Tân Sửu).

Dựng cây nêu đón Tết tại Hoàng thành Thăng Long

Dựng cây nêu đón Tết tại Hoàng thành Thăng Long

VOV.VN - Để tiễn năm cũ qua đón năm mới đến, các nghi lễ truyền thống cúng ông Công, ông Táo, thả cá chép và lễ dựng cây nêu được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội vào ngày 22/1 (tức 20 tháng Chạp năm Tân Sửu).

Những bức ảnh, lá thư mới công bố về Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Những bức ảnh, lá thư mới công bố về Thiền sư Thích Nhất Hạnh

VOV.VN - Đây là những bức ảnh rất hiếm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cùng với Martin Luther King từ những năm 1966 - 1967 mới được công bố lần đầu bởi con gái Martin Luther King - bà Bernice Albertine khuya hôm qua sau khi Thiền sư qua đời. 

Những bức ảnh, lá thư mới công bố về Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Những bức ảnh, lá thư mới công bố về Thiền sư Thích Nhất Hạnh

VOV.VN - Đây là những bức ảnh rất hiếm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cùng với Martin Luther King từ những năm 1966 - 1967 mới được công bố lần đầu bởi con gái Martin Luther King - bà Bernice Albertine khuya hôm qua sau khi Thiền sư qua đời.