Vụ xả súng ở Mỹ: Lỗ hổng chết người trong kiểm soát an ninh

VOV.VN - Quá trình kiểm tra nhân thân của Alexis để ra vào tại Navy Yard đã bị lơ là.

Các nhân viên điều tra Liên bang Mỹ ngày 18/9 cho biết, nghi phạm trong vụ xả súng khiến 12 người thiệt mạng tại căn cứ hải quân Navy Yard đã có tiền sử tâm thần và phải điều trị tại bệnh viện. Vụ tấn công đẫm máu một lần nữa cho thấy rất nhiều lỗ hổng chết người trong vấn đề kiểm soát an ninh nội địa của nước Mỹ.

Căn cứ Hải quân Mỹ

Cục Điều tra Liên bang Mỹ đêm 17/9 đã xác định Aeron Alexis, một nhà thầu công nghệ thông tin 34 tuổi người bang Texas là nghi phạm duy nhất liên quan đến vụ xả súng. Động cơ gây án chưa được xác định nhưng theo một số bạn bè của nghi phạm thì Alexis đang mâu thuẫn sâu sắc với công ty chủ quản về vấn đề lương bổng khi phàn nàn rằng đã không nhận được thù lao xứng đáng trong thời gian làm việc tại Nhật Bản vào năm 2012.

Trong khi động cơ gây án thực sự có thể sẽ trở thành câu hỏi không bao giờ có lời giải đáp cùng với cái chết của nghi phạm sau khi đụng độ với cảnh sát, các nhân viên điều tra bắt đầu lần theo hồ sơ của Alexis và phát hiện ra rằng người này có vấn đề nghiêm trọng về khả năng kiểm soát tâm lý, mắc chứng thần kinh hoang tưởng và đã được chữa trị tại 2 bệnh viện thuộc Bộ Cựu chiến binh Mỹ. Alexis thường xuyên bị ám ảnh bởi những giọng nói và có lần đã gọi cảnh sát cứu giúp khi đang ngủ trong khách sạn với lý do bị 3 người bám theo “nói chuyện và truyền rung chấn vào người”. Ngoài ra, nghi phạm còn luôn mang theo súng, nghiện rượu, từng nổ súng bừa bãi, nhiều lần bị kỷ luật khi còn trong quân ngũ và cuối cùng bị buộc phải giải ngũ. 2 ngày trước vụ xả súng, Alexis đã tập bắn trong vài giờ tại một trường bắn thuộc bang Virginia.

Nhân viên Hải quân Mỹ

Là nhân viên làm việc theo giờ cho The Experts, công ty đang tiến hành nâng cấp hệ thống máy tính tại các cơ sở hải quân của Mỹ trên khắp thế giới, Alexis có giấy phép ra vào tại Navi Yard do cơ quan an ninh quân đội cấp và vừa được gia hạn vào tháng 7 vừa qua.

Theo các chuyên gia an ninh, lỗ hổng lớn nhất ở đây là quá trình kiểm tra nhân thân của Alexis. Chỉ cần một vài giây thao tác kiểm tra vân tay của Alexis, các nhân viên an ninh sẽ lập tức xác định được thân phận của nghi phạm và vụ xả súng tại Navy Yard có thể đã không xảy ra. Một nguy cơ nữa là tại Navi Yard cũng như hầu hết các cơ sở hải quân khác của Mỹ, những người có thẻ hoặc giấy phép ra vào đều có thể tự do đi lại mà không bị kiểm tra an ninh. Chính vì kẽ hở này mà Alexis đã có thể giấu súng trong người, qua mặt các nhân viên an ninh và thực hiện tội ác.

Theo một số chuyên gia, chính sách cắt giảm ngân sách quốc phòng đã dẫn đến việc một số thủ tục kiểm tra an ninh đã được thực hiện không đầy đủ. Một báo cáo kiểm toán gần đây của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng chỉ trích việc lực lượng hải quân nước này đã cắt giảm các nguồn lực an ninh tại Navy Yard và các cơ sở khác nhằm tiết kiệm ngân sách, dẫn đến việc một số người từng có tiền án được phép ra vào các đơn vị này mà không được sự phê chuẩn của chỉ huy.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngày 18/9 đã yêu cầu rà soát lại toàn bộ quá trình kiểm tra an ninh và ra vào tại tất cả các cơ sở quân sự Mỹ trên khắp thế giới trong khi các nhà lãnh đạo Quốc hội cho biết sẽ tiến hành điều tra cách thức các cơ quan chính phủ đánh giá nguy cơ an ninh trong tuyển dụng nhân sự.

Cho dù động cơ gây án của hung thủ là gì, những kẽ hở trong hệ thống kiểm tra an ninh ra sao thì vấn đề cốt lõi ở đây vẫn là những quy định quá lỏng lẻo về sở hữu súng tại Mỹ, đặc bỉệt là vấn đề kểm tra nhân thân người sử dụng. Người ta không thể tin nổi một kẻ tâm thần và nhiều lần vi phạm pháp luật lại có thể dễ dàng sở hữu một cách hợp pháp các loại vũ khí sát thương như súng trường và tiểu liên AR-15.

Hải quân Mỹ hoạt động trở lại sau vụ xả súng

Vụ xả súng chắc chắn sẽ một lần nữa thổi bùng lên những tranh cãi về kiểm soát súng đạn khi Tổng thống Barack Obama đã cảnh báo về tình trạng bạo lực không thể hình dung nổi ngay trong lòng nước Mỹ.

Thượng nghị sỹ Richard Durbin, đại diện bang Illinois nhấn mạnh nước Mỹ cần lầm tất cả những gì có thể để súng không rơi vào tay những kẻ sẽ sử dụng chúng sai mục đích trong đó có tội phạm và những kẻ tâm thần.

Thượng nghị sỹ Chris Murphy thuộc New Town, bang Connecticut, nơi diễn ra vụ xả súng khiến 26 người thiệt mạng trong đó có 20 trẻ em vào cuối năm 2012, nêu rõ vụ việc tại Navy Yard là lời nhắc nhở cay đắng rằng đó là lý do tại sao Mỹ cần một đạo luật cứng rắn hơn về kiểm soát vũ khí.

Tháng 4 vừa qua, Quốc hội Mỹ đã bác bỏ đề xuất của Tổng thống Obama về các biện pháp siết chặt quản lý súng đạn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xả súng tại căn cứ Hải quân Mỹ, ít nhất 12 người chết
Xả súng tại căn cứ Hải quân Mỹ, ít nhất 12 người chết

VOV.VN - Vụ xả súng xảy ra tại một trụ sở hành chính của Hải quân Mỹ, chỉ cách trụ sở Quốc hội Mỹ gần 2 km và cách Nhà Trắng khoảng 5 km.

Xả súng tại căn cứ Hải quân Mỹ, ít nhất 12 người chết

Xả súng tại căn cứ Hải quân Mỹ, ít nhất 12 người chết

VOV.VN - Vụ xả súng xảy ra tại một trụ sở hành chính của Hải quân Mỹ, chỉ cách trụ sở Quốc hội Mỹ gần 2 km và cách Nhà Trắng khoảng 5 km.

Nghi phạm vụ xả súng tại Mỹ từng phạm tội nhiều lần
Nghi phạm vụ xả súng tại Mỹ từng phạm tội nhiều lần

VOV.VN - Nghi phạm vụ xả súng tại căn cứ hải quân ở thủ đô Washington D.C được xác định là một cựu quân nhân hải quân.

Nghi phạm vụ xả súng tại Mỹ từng phạm tội nhiều lần

Nghi phạm vụ xả súng tại Mỹ từng phạm tội nhiều lần

VOV.VN - Nghi phạm vụ xả súng tại căn cứ hải quân ở thủ đô Washington D.C được xác định là một cựu quân nhân hải quân.

Vụ xả súng ở Mỹ: Vẫn chưa rõ động cơ của nghi phạm
Vụ xả súng ở Mỹ: Vẫn chưa rõ động cơ của nghi phạm

VOV.VN - Cảnh sát trưởng Washington lên tiếng xác nhận, Aaron Alexis là nghi phạm duy nhất tham gia vào vụ xả súng.

Vụ xả súng ở Mỹ: Vẫn chưa rõ động cơ của nghi phạm

Vụ xả súng ở Mỹ: Vẫn chưa rõ động cơ của nghi phạm

VOV.VN - Cảnh sát trưởng Washington lên tiếng xác nhận, Aaron Alexis là nghi phạm duy nhất tham gia vào vụ xả súng.