WHO: Châu Âu sẽ có thêm 236.000 người tử vong vì Covid-19 vào cuối năm 2021

VOV.VN - Từ nay đến cuối năm 2021, dịch Covid-19 có thể lấy đi sinh mạng của 236.000 người tại châu Âu. Đây là lời cảnh báo được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra ngày hôm qua (30/8).

Việc nghi ngờ hiệu quả của vaccine và sự phân bổ số liều không đồng đều giữa các quốc gia sẽ là những nguyên nhân chính. Phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến, Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của WHO Hans Kluge cho biết, tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại châu Âu đã tăng trở lại ở mức 2 con số: “Nhiều quốc gia châu Âu đang chứng kiến số bệnh nhân nhập viện và số ca tử vong gia tăng. Tuần vừa rồi, số ca tỷ vong đã tăng 11% tại châu Âu và nếu đà này vẫn cứ tiếp tục thì từ nay đến đầu tháng 12/2021, sẽ có thêm 236.000 người châu Âu chết vì Covid-19" .

Theo ông Hans Kluge, nếu tính trong 2 tuần qua, trong tổng số 53 nước châu Âu, thì có đến 33 nước ghi nhận số ca tử vong tăng trên 10%. Số ca tử vong tỷ lệ thuận với số người từ chối tiêm vaccine ngừa Covid-19. Trong tuần 6 gần đây nhất, tỷ lệ người dân đi tiêm phòng vaccine đã giảm 14%.

Người đứng đầu văn phòng châu Âu của WHO nhấn mạnh, mặc dù nhiều quốc gia đã tăng cường các biện pháp xã hội và y tế cộng đồng nhưng điều cốt yếu là, mọi người cần phải chấp nhận việc đi tiêm phòng vaccine. Việc nghi ngờ mức độ hiệu quả cũng như không thừa nhận tính khoa học của vaccine đang cản trở việc ngăn chặn đại dịch. 

Theo số liệu của WHO, trong vòng 8 tháng qua, tại châu Âu và Trung Á, đã có khoảng 850 liều vaccine ngừa Covid-19 đã được tiêm. Riêng tại châu Âu, 58,7% tổng dân số, tương đương hơn 262 triệu người, đã được tiêm 2 mũi vaccine. Tuy nhiên, số lượng vaccine đang được phân bổ không đồng đều giữa các quốc gia châu Âu. Tại nhiều nước, người dân không thể tiếp cận vaccine trong khi tại một số quốc gia khác, thì lại tồn tại sự nghi ngờ và từ chối tiêm vaccine. 

Kể từ đầu đại dịch, châu Âu đã ghi nhận khoảng 55 triệu ca mắc Covid-19, trong đó gần 1,3 triệu ca tử vong. Giới chuyên gia lo ngại thời tiết lạnh hơn vào mùa Thu sẽ tạo điều kiện để đại dịch Covid-19 dễ lây lan hơn ở châu Âu, trong khi các hoạt động học sinh và sinh viên trở lại trường có thể khiến các trường hợp mắc mới Covid-19 tăng đột biến./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

10 địa điểm có phong cảnh tự nhiên đẹp nhất ở châu Âu
10 địa điểm có phong cảnh tự nhiên đẹp nhất ở châu Âu

VOV.VN - Nếu muốn tạm rời nhịp sống nhộn nhịp, hối hả và có một ngày nghỉ thú vị ngoài trời, du khách có thể chọn lựa nhiều nơi có cảnh sắc thiên nhiên hoang dã tại châu Âu.

10 địa điểm có phong cảnh tự nhiên đẹp nhất ở châu Âu

10 địa điểm có phong cảnh tự nhiên đẹp nhất ở châu Âu

VOV.VN - Nếu muốn tạm rời nhịp sống nhộn nhịp, hối hả và có một ngày nghỉ thú vị ngoài trời, du khách có thể chọn lựa nhiều nơi có cảnh sắc thiên nhiên hoang dã tại châu Âu.

Cộng đồng người Việt tại châu Âu luôn đồng hành cùng Việt Nam chống dịch Covid-19
Cộng đồng người Việt tại châu Âu luôn đồng hành cùng Việt Nam chống dịch Covid-19

VOV.VN - Cộng đồng người Việt Nam ở Séc nói riêng và châu Âu nói chung sẽ đồng lòng, hưởng ứng và hỗ trợ trong nước để cùng chung tay giúp Việt Nam vượt qua đại dịch.

Cộng đồng người Việt tại châu Âu luôn đồng hành cùng Việt Nam chống dịch Covid-19

Cộng đồng người Việt tại châu Âu luôn đồng hành cùng Việt Nam chống dịch Covid-19

VOV.VN - Cộng đồng người Việt Nam ở Séc nói riêng và châu Âu nói chung sẽ đồng lòng, hưởng ứng và hỗ trợ trong nước để cùng chung tay giúp Việt Nam vượt qua đại dịch.

Thay vì xóa sổ Covid-19, châu Âu tìm cách sống chung với dịch bệnh
Thay vì xóa sổ Covid-19, châu Âu tìm cách sống chung với dịch bệnh

VOV.VN - Cuộc chiến chống Covid-19 tại châu Âu đang chuyển sang chế độ lâu dài khi các quốc gia như Đức, Italy và Pháp thay đổi cách tiếp cận từ chấm dứt hoàn toàn sang sống chung với dịch bệnh.

Thay vì xóa sổ Covid-19, châu Âu tìm cách sống chung với dịch bệnh

Thay vì xóa sổ Covid-19, châu Âu tìm cách sống chung với dịch bệnh

VOV.VN - Cuộc chiến chống Covid-19 tại châu Âu đang chuyển sang chế độ lâu dài khi các quốc gia như Đức, Italy và Pháp thay đổi cách tiếp cận từ chấm dứt hoàn toàn sang sống chung với dịch bệnh.