Xả súng kéo dài tại Papua: Hơn 2.000 người hoảng sợ sơ tán

VOV.VN - Papua là một trong những khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới và cũng là nơi cư trú của những những cư dân nghèo nhất ở Indonesia.

Một cuộc đấu súng kéo dài hơn một tuần qua giữa lực lượng an ninh Indonesia và các nhóm tội phạm có vũ trang thuộc Quân đội giải phóng miền Tây Java gần mỏ vàng lớn nhất thế giới Freeport Indonesia thuộc tỉnh Papua đã khiến hơn 2.000 người phải sơ tán.

Hàng ngàn người dân hoảng sợ đi sơ tán. Nguồn: Antaranews

Xả súng kéo dài, người dân sơ tán

Người đứng đầu cơ quan giảm nhẹ thiên tai Papua, ông Yosias Lossu, cho biết tổng cộng có gần 2.000 người tại quận Tembagapura đã phải đi sơ tán. Ngày 8/3, một chiếc xe buýt thuộc Công ty Freeport Indonesia đã sơ tán 699 người dân, trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em từ các làng Bantu, Kali Kabu ra khỏi khu vực đụng độ. Trước đó, ngày thứ 6, hơn 800 người từ các làng Longsoran, Batu Besar và Kimbeli cũng đã được sơ tán đến trụ sở cảnh sát Quận. 

Ngày 9/3, thêm 600 người khác từ làng Kimbeli cũng yêu cầu được sơ tán ngay lập tức vì lo sợ sự hiện diện của nhóm vũ trang ly khai thuộc Quân đội giải phóng miền Tây Java. Cuộc sống của người dân ở khu vực gần mỏ vàng Freeport bị tê liệt, không thể tiếp cận nguồn lương thực. Còn trẻ em không được đến trường học do các sơ sở trường học đã bị đốt cháy bởi nhóm tội phạm này. Tiếng nổ súng vẫn vang lên hàng ngày gần khu vực sinh sống của người dân.

Người dân sơ tán tại trụ sở cảnh sát quận Tembagapura. Nguồn: merdeka

Theo báo cáo của Bloomberg, vụ đụng độ xảy ra ngày 29/2 gần mỏ vàng Freeport Indonesia, quận Tembagapura, tỉnh Papua đã khiến một sĩ quan cảnh sát thiệt mạng và 3 người khác bị thương. Chỉ huy Quân đội Giải phóng miền Tây Papua, Lekagak Telenggen đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công này và cho biết, lực lượng này sẽ tiếp tục chiến đấu cho tới khi công ty Freeport Indonesia ngừng hoạt động và đóng cửa.

Tổng thanh tra cảnh sát Papua, ông Paulus Waterpauw cho biết, hành động của nhóm tội phạm có vũ trang này đã khiến người dân địa phương sợ hãi. Ông yêu cầu bộ máy cảnh sát và quân sự phối hợp đưa ra các biện pháp ngăn chặn không để nhóm phiến quân tiến vào khu vực khai thác của công ty Freeport Indonesia.

Nguyên nhân xung đột

Ngành công nghiệp khai thác vàng, thuộc sở hữu của công ty Freeport-McMoRan (Mỹ) và được điều hành bởi Công ty Freeport Indonesia là mục tiêu của nhóm phiến quân này. Bởi trước đây, Papua từng là thuộc địa của Hà Lan, vốn khác biệt về tập quán và văn hóa với phần còn lại của Indonesia. Năm 1969, Papua sáp nhập vào Indonesia sau một cuộc bỏ phiếu do Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ bảo trợ mà nhiều người dân nơi đây coi là trò gian lận.

Papua là một trong những khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới và cũng là nơi cư trú của những những cư dân nghèo nhất ở Indonesia. Tài nguyên của Papua được cho là đã bị các công ty nước ngoài như Freeport cướp mất. Suy thoái môi trường nặng nề do các hoạt động khai thác mỏ, sản xuất dầu cọ, phá rừng càng khiến người dân địa phương bất bình. Lợi dụng lí do này, nhóm phiến quân thuộc Quân đội Giải phóng miền Tây Papua liên tục tổ chức các cuộc tấn công, bạo loạn.

Chỉ huy Quân đội Giải phóng miền Tây Papua, Lekagak Telenggen đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Nguồn: Tribunnews

Mặc dù Tổng thống Indonesia, Joko Widodo đã đến thăm khu vực này nhiều lần trong suốt nhiệm kì của mình và cho xây dựng đường cao tốc xuyên Papua dài 4.330km để xoa dịu tình hình, kết nối nhiều cộng đồng bị cô lập song người dân Papua vẫn cảm thấy các dự án này chỉ có lợi cho người Indonesia chứ không phải cho dân bản địa.

Trong những năm gần đây, một số sinh viên Papua đã đứng ra kêu gọi quyền tự quyết cho khu vực, nơi giữ vai trò kinh tế quan trọng đối với Indonesia. Tháng 9 năm 2019 cuộc biểu bình bạo loạn liên quan đến vấn đề nhân quyền và phân biệt chủng tộc do các phần tử ly khai phát động làm nhiều toà nhà và các cơ sở công cộng bị hư hại hoặc bị đốt cháy. Hơn 6.000 cảnh sát và binh sĩ Indonesia đã được huy động tới Papua để trấn áp các hành động "vô chính phủ” này.

Đến tháng 12/2019, nhóm tội phạm vũ trang lại tiếp tục tấn công các công nhân của công ty Trans Papua khiến 31 người thiệt mạng. Nhóm tội phạm này có được trang bị nhiều vũ khí quân dụng tiêu chuẩn và trở thành lực lượng khủng bố ở vùng Nduga, Papua. Vấn đề Papua thật sự sẽ đặt ra thách thức cho Tổng thống Joko Widodo trong nhiệm kỳ thứ hai của ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Covid-19: Peru và Colombia có ca nhiễm đầu tiên, Indonesia thêm 2 ca
Covid-19: Peru và Colombia có ca nhiễm đầu tiên, Indonesia thêm 2 ca

VOV.VN - Ngày 6/3, Peru và Colombia xác nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm  SARS-CoV-2, trong khi đó, tại Indonesia có 1 trường hợp nghi nhiễm tử vong.

Covid-19: Peru và Colombia có ca nhiễm đầu tiên, Indonesia thêm 2 ca

Covid-19: Peru và Colombia có ca nhiễm đầu tiên, Indonesia thêm 2 ca

VOV.VN - Ngày 6/3, Peru và Colombia xác nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm  SARS-CoV-2, trong khi đó, tại Indonesia có 1 trường hợp nghi nhiễm tử vong.

Indonesia cấm du khách đến từ Italy, Iran và Hàn Quốc nhập cảnh
Indonesia cấm du khách đến từ Italy, Iran và Hàn Quốc nhập cảnh

VOV.VN - Lệnh cấm nhập cảnh và quá cảnh tại Indonesia được áp dụng với các du khách đã đi đến các khu vực trên trong vòng 14 ngày qua.

Indonesia cấm du khách đến từ Italy, Iran và Hàn Quốc nhập cảnh

Indonesia cấm du khách đến từ Italy, Iran và Hàn Quốc nhập cảnh

VOV.VN - Lệnh cấm nhập cảnh và quá cảnh tại Indonesia được áp dụng với các du khách đã đi đến các khu vực trên trong vòng 14 ngày qua.

Số người nhiễm Covid-19 tại Indonesia tiếp tục tăng
Số người nhiễm Covid-19 tại Indonesia tiếp tục tăng

VOV.VN -Ngày 8/3, số ca nhiễm Covid-19 tại Indonesia đã tăng lên thành 6 người, trong khi số ca nghi nhiễm là 23 người.

Số người nhiễm Covid-19 tại Indonesia tiếp tục tăng

Số người nhiễm Covid-19 tại Indonesia tiếp tục tăng

VOV.VN -Ngày 8/3, số ca nhiễm Covid-19 tại Indonesia đã tăng lên thành 6 người, trong khi số ca nghi nhiễm là 23 người.