TP.HCM: Quá tải đơn đi chợ hộ, nhiều gia đình lo lắng vì đã cạn thực phẩm

VOV.VN - Sau hơn một tuần tuân thủ việc tăng cường giãn cách xã hội và áp dụng mô hình “đi chợ giúp dân”, đến nay nhiều phường, xã trên địa bàn TP.HCM đã quá tải đơn hàng.

Mấy hôm nay, chị Trần Thanh Hiếu ngụ ở phường Tân Tạo, quận Bình Tân cảm thấy lo lắng vì lương thực cả nhà chị đã cạn mà không biết cách nào để mua. Bởi gia đình chị đang thuộc diện F0 cách ly tại nhà, còn đơn hàng mà chị nhờ đi chợ giúp vẫn đang mắc kẹt trong hàng ngàn đơn mà cư dân đã gửi về phường trước đó nhiều ngày.

Chị Trần Thanh Hiếu chia sẻ: “Gọi bên Bách Hóa Xanh thì họ nói đăng ký cho phường, gọi phường thì bên đó báo đông quá phải đợi. Giờ không biết phải làm sao! Gạo thì sắp hết rồi. Giờ muốn mua sữa cho em bé cũng khó, hoặc cần mua đường, muối cũng không biết nhờ ai".

Việc hết thực phẩm dự trữ mà đơn hàng nhờ đi chợ giúp vẫn chưa được xử lý cũng là tình trạng mà hàng trăm hộ dân của khu phố 3, phường 24, quận Bình Thạnh đang gặp phải. Theo người dân, tổ dân phố đã thông báo 2 lần về việc đi chợ hộ và người dân đăng ký mua theo combo từ tuần trước. Nhưng đến đầu tuần này thì bà con nhận được phản hồi siêu thị hết các combo nên lại chuyển sang hình thức ghi phiếu liệt kê các món hàng cần mua.

Chị Trần Kim Xuyến, ngụ tại khu phố này cho biết, trước thời điểm TP.HCM tăng cường giãn cách, gia đình 4 người chỉ kịp chuẩn bị một ít thực phẩm để sử dụng trong khoảng 5 ngày và dự kiến sau đó sẽ nhờ phường đi chợ giúp. Tuy nhiên đến nay đã hơn 1 tuần trôi qua, thực phẩm trong nhà đã hết nhưng đơn hàng nhờ đi chợ giúp thì vẫn chẳng thấy đâu nên chị Kim Xuyến rất lo lắng.

“Phường nói là đăng ký đi chợ thì sẽ có hàng trong vòng 24 giờ nên tôi đinh ninh vậy và không mua thêm gì. Vậy mà tới nay gần 1 tuần rồi vẫn chưa mua được thực phẩm. Mong rằng Nhà nước sẽ hỗ trợ để người dân có đồ ăn trong những ngày sắp tới” - chị Kim Xuyến cho biết.

Liên hệ với một tổ đi chợ giúp dân của phường 24, người đại diện cho biết, ban đầu phường lập kế hoạch soạn đơn theo combo cho từng khu phố theo ngày, tuần cụ thể. Tuy nhiên, khi tới lượt giao hàng cho 1 số khu phố thì đơn vị cung ứng lại huỷ hợp đồng do quá tải khiến việc đi chợ giúp dân gặp khó khăn, đơn của người dân bị dồn ứ.

Việc liên tục thay đổi phương án đi chợ giúp dân cũng là điều mà không ít phường trên địa bàn TP.HCM phải làm trong những ngày qua. Nhiều phường đã làm việc với các cửa hàng thực phẩm, siêu thị trên địa bàn để lên thực đơn, combo báo giá cho người dân nhưng khi tiến hành được 1-2 ngày thì cửa hàng lại có nhân viên mắc COVID-19, phải đóng cửa. Các cán bộ Hội phụ nữ phường phải tất bật tìm nguồn cung ứng mới nhưng hiện nay hầu hết các siêu thị đều quá tải đơn hàng nên Hội gặp rất nhiều khó khăn để trả đơn cho bà con.

Bên cạnh đó lực lượng đi chợ giúp của mỗi phường trung bình chỉ khoảng 50 người kể cả bộ đội, nhưng dân số của mỗi phường đều trên dưới 10.000 người thì việc đi chợ giúp là vô cùng khó khăn, đặc biệt càng về sau số lượng đơn hàng càng tăng thêm.

Chị Đỗ Thị Kim Phụng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường 17, quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết, mỗi ngày chị và các tình nguyện viên đều làm việc từ 6h sáng đến 11h khuya nhưng vẫn không thể phục vụ hết nhu cầu người dân.

Chị Kim Phụng cho biết: “Gặp rất nhiều khó khăn, quá tải đơn, nhân lực không đủ đảm bảo để phục vụ tốt cho người dân. Rồi các trường hợp người dân không chuyển khoản được hay các gia đình có F0 thì tiền mua hàng phải làm sao? Không có một sự hướng dẫn nào nên chúng tôi phải tự xử lý hết. Có tình nguyện viên cho người dân nợ luôn, F0 khỏi trả tiền luôn vì người dân không chuyển khoản được mà mình lấy tiền cũng không an tâm”.

Theo thông tin từ Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM, tính đến ngày 31/8, có tổng số hơn 3.400 cán bộ hội tham gia đi chợ giúp dân với trên 57.000 đơn hàng và số tiền đi chợ gần 26 tỷ đồng. Công tác “đi chợ giúp dân” bước qua tuần thứ hai đã cho thấy rất nhiều bất cập với một địa bàn đông dân cư như TP.HCM. Nhiều cán bộ phường, xã và người dân rất mong chính quyền TP sớm có giải pháp để giải quyết tình trạng này, giúp người dân an tâm tuân thủ việc giãn cách xã hội trong những ngày tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều khó khăn trong ngày đầu tiên shipper hoạt động trở lại tại TP.HCM
Nhiều khó khăn trong ngày đầu tiên shipper hoạt động trở lại tại TP.HCM

VOV.VN - Từ 30/8, TP.HCM cho phép lực lượng giao hàng công nghệ (shipper) và 20.000 nhân viên hệ thống bán lẻ được hoạt động trở lại.

Nhiều khó khăn trong ngày đầu tiên shipper hoạt động trở lại tại TP.HCM

Nhiều khó khăn trong ngày đầu tiên shipper hoạt động trở lại tại TP.HCM

VOV.VN - Từ 30/8, TP.HCM cho phép lực lượng giao hàng công nghệ (shipper) và 20.000 nhân viên hệ thống bán lẻ được hoạt động trở lại.

TP.HCM không thể bỏ ngay giãn cách khi chưa đủ điều kiện
TP.HCM không thể bỏ ngay giãn cách khi chưa đủ điều kiện

VOV.VN - Theo BCĐ phòng chống dịch TP, thành phố không thể bỏ ngay giãn cách xã hội khi không đủ điều kiện. Một trong những điều kiện để kiểm soát dịch bệnh là tiêm vaccine.

TP.HCM không thể bỏ ngay giãn cách khi chưa đủ điều kiện

TP.HCM không thể bỏ ngay giãn cách khi chưa đủ điều kiện

VOV.VN - Theo BCĐ phòng chống dịch TP, thành phố không thể bỏ ngay giãn cách xã hội khi không đủ điều kiện. Một trong những điều kiện để kiểm soát dịch bệnh là tiêm vaccine.

TP.HCM rà soát thêm đối tượng khó khăn, hỗ trợ gói an sinh và tiền mặt
TP.HCM rà soát thêm đối tượng khó khăn, hỗ trợ gói an sinh và tiền mặt

VOV.VN - Các quận huyện trên địa bàn TP.HCM, nhất là khu vực vùng ven, ngoại thành đang khẩn trương rà soát để tiếp tục chăm lo, chia sẻ khó khăn với lao động nghèo.

TP.HCM rà soát thêm đối tượng khó khăn, hỗ trợ gói an sinh và tiền mặt

TP.HCM rà soát thêm đối tượng khó khăn, hỗ trợ gói an sinh và tiền mặt

VOV.VN - Các quận huyện trên địa bàn TP.HCM, nhất là khu vực vùng ven, ngoại thành đang khẩn trương rà soát để tiếp tục chăm lo, chia sẻ khó khăn với lao động nghèo.