Nhiều tuyến đường huyết mạch ở miền núi Quảng Nam chậm được sửa chữa vì vướng thủ tục

VOV.VN - Chậm trễ khắc phục các công trình hạ tầng giao thông hư hỏng trước mùa mưa bão do các dự án được đầu tư từ ngân sách nhà nước, quy trình thủ tục đầu tư công còn mất nhiều thời gian.

Hơn 10 tháng kể từ sau trận sạt lở núi kinh hoàng vào cuối năm ngoái, tại huyện miền núi cao Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, những khu tái định cư mới đang dần hoàn thiện, người dân vùng sạt lở núi sẽ sớm được về nhà mới trước mùa mưa bão năm nay. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đã bị phá hủy gần như hoàn toàn sau thiên tai, việc khắc phục gần như giẫm chân tại chỗ. Mùa mưa bão đã cận kề, người dân lo lắng khi đi lại trên những cung đường nguy hiểm, nguy cơ sạt lở cao.

Thôn 3, xã Phước Kim, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, một trong những nơi gánh chịu thiệt hại nặng nề bởi những trận sạt lở và lũ quét vào cuối tháng 10 năm ngoái. Nhà cửa của 29/47 hộ bị sụp đổ hoàn toàn. Ông Hồ Văn Eo, thôn 3, xã Phước Kim cho biết, một năm sắp trôi qua, việc đi lại của người dân còn gặp nhiều khó khăn.

“Bây giờ bà con muốn đi lại thì phải đi vào lề suối thôi, khó khăn lắm. Đi nhiều thì xe máy hư liên tục vì đường xấu. Bà con đã nghèo đói bây giờ lại tốn nhiều tiền để sửa xe. Mong muốn nhà nước sớm làm đường cho bà con đi lại, nhất là những con đường huyết mạch rồi đến trường học, trạm y tế” - ông Hồ Văn Eo nói.

Đi trên các tuyến đường qua 3 xã Phước Kim, Phước Thành, Phước Lộc, huyện Phước Sơn… mọi thứ vẫn rất ngổn ngang. Hệ thống giao thông miền núi được đầu tư sau hơn 20 năm gần như bị xóa xổ trước sức tàn phá khủng khiếp của thiên tai. Ông Hồ Văn Côi, thôn 1, xã Phước Thành, huyện Phước Sơn cho biết, 5 chiếc cầu trên tuyến đường từ xã Phước Kim qua Phước Thành đã bị lũ dữ cuốn phăng. Gần 10 tháng qua, người dân luôn sống trong tâm trạng lo lắng khi qua lại trên những tuyến đường rất nguy hiểm.

“Cần nhất là lúc đau ốm chạy qua chạy lại rất khó. Cầu thì không có, đường thì khó đi, đi bộ thì không nổi mà đi xe thì lo lắng, sợ hãi, mà đi xe còn mệt hơn đi bộ nữa. Đoạn từ chỗ Đồi Chim, xã Phước Thành đến Phước Kim hư hết, rất là nguy hiểm, mong nhà nước mong chóng sữa chữa cho bà con đi lại” - ông Hồ Văn Côi nói.

Việc chậm trễ khắc phục các công trình hạ tầng giao thông là do các dự án được đầu tư từ ngân sách nhà nước, quy trình thủ tục đầu tư công mất rất nhiều thời gian.

Ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết, đối với 3 tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng, địa phương đã đề xuất và được HĐND tỉnh Quảng Nam quyết định chủ trương đầu tư. Theo ông Lê Quang Trung, 3 tuyến đường này và 2 cây cầu thuộc dự án độc lập với tổng kinh phí đầu tư gần 500 tỉ đồng.

“Hy vọng quý 4 năm 2021 thì chúng tôi sẽ thực hiện xong thủ tục đấu thầu để đầu năm 2022 triển khai thi công các tuyến đường này. Từ nay đến khi đấu thầu được đơn vị thi công và bàn giao mặt bằng, huyện đã chuẩn bị được một nguồn kinh phí. Sau những trận mưa giông lớn thì đều phải tích kinh phí khoảng từ 100 - 300 triệu đồng để khắc phục thông tuyến, tạo điều kiện cho bà con ở các xã Phước Kim, Phước Thành, Phước Lộc ra vào cho an toàn, thuận lợi” - ông Lê Quang Trung cho biết.

Địa hình của huyện miền núi cao Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam có độ dốc lớn, hiểm trở, bị chia cắt nhiều. Để khắc phục tình trạng hư hỏng các tuyến đường cần phải khảo sát đánh giá thật kỹ lưỡng khẩu độ thoát lũ, mặt cắt của các ta luy. Việc xây dựng kế hoạch, giải pháp công trình để khắc phục bền vững, lâu dài phải mất nhiều thời gian.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, kinh phí đầu tư các tuyến đường rất lớn, hiện Chính phủ mới hỗ trợ 25 tỷ đồng trên tổng số là hơn 300 tỷ đồng.

“Vấn đề khó khăn về nguồn vốn này tỉnh sẽ tiếp tục đề nghị Trung ương xem xét hỗ trợ, những hạ tầng nào mà có thể làm trước mùa mưa thì tập trung làm. Còn những hạ tầng nào từng bước để triển khai thực hiện đảm bảo nó không bị hư hỏng khi mùa mưa lũ đến thì có thể tính toán, giãn tiến độ để khi mùa mưa lũ xong thì chúng ta sẽ làm những hạng mục cần thiết còn lại. Trước tình hình mưa bão cũng sắp đến thì xây dựng các phương án bố trí các loại phương tiện, trang thiết bị để sẵn sàng ứng cứu khắc phục” - ông Lê Trí Thanh nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải ngân vốn đầu tư công chậm, cần xem xét trách nhiệm chủ đầu tư
Giải ngân vốn đầu tư công chậm, cần xem xét trách nhiệm chủ đầu tư

VOV.VN - Mặc dù đứng thứ 4 trong các tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước, nhưng tỉnh Thanh Hoá vẫn còn một số lĩnh vực, dự án có tỷ lệ giải ngân thấp, chỉ đạt từ 2 đến 3%, nhiều dự án không thể triển khai do vướng mắc chính từ phía chủ đầu tư.

Giải ngân vốn đầu tư công chậm, cần xem xét trách nhiệm chủ đầu tư

Giải ngân vốn đầu tư công chậm, cần xem xét trách nhiệm chủ đầu tư

VOV.VN - Mặc dù đứng thứ 4 trong các tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước, nhưng tỉnh Thanh Hoá vẫn còn một số lĩnh vực, dự án có tỷ lệ giải ngân thấp, chỉ đạt từ 2 đến 3%, nhiều dự án không thể triển khai do vướng mắc chính từ phía chủ đầu tư.

Giải ngân vốn đầu tư công ngành GTVT: Nói đi đôi với làm
Giải ngân vốn đầu tư công ngành GTVT: Nói đi đôi với làm

VOV.VN - Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, cơ quan quản lý GTVT tăng cường hình thức giao ban trực tuyến để cập nhật tiến độ giải ngân.

Giải ngân vốn đầu tư công ngành GTVT: Nói đi đôi với làm

Giải ngân vốn đầu tư công ngành GTVT: Nói đi đôi với làm

VOV.VN - Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, cơ quan quản lý GTVT tăng cường hình thức giao ban trực tuyến để cập nhật tiến độ giải ngân.

Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Lỗi từ nhiều phía
Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Lỗi từ nhiều phía

VOV.VN - Bất cập trong cơ chế, chính sách chậm được sửa đổi, bổ sung; quy trình, thủ tục phức tạp; năng lực thẩm định, kiểm tra, giám sát, thi công còn yếu; nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu, điều chỉnh dự án...

Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Lỗi từ nhiều phía

Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Lỗi từ nhiều phía

VOV.VN - Bất cập trong cơ chế, chính sách chậm được sửa đổi, bổ sung; quy trình, thủ tục phức tạp; năng lực thẩm định, kiểm tra, giám sát, thi công còn yếu; nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu, điều chỉnh dự án...